close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Kinh nghiệm viết mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân viên chứng từ được biết đến rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu. Để thành công trong ứng tuyển, các ứng viên cần phải biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên chứng từ thật sự thu hút. 

Kinh nghiệm viết mục tiêu nghề nghiệp của vị trí nhân viên chứng từ trong bài viết sẽ hỗ trợ cho các bạn rất nhiều.

1. Tại sao có mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ trong CV?

Nhân viên chứng từ hay bất cứ vị trí việc làm nào nếu muốn phát triển thì người đảm nhận công việc này đều phải có định hướng. 

Tại sao có mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ trong CV?
Tại sao có mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ trong CV?

Trước khi làm việc chính thức thì ứng viên phải trải qua vòng hồ sơ xin việc, vòng phỏng vấn. Cả hai vòng này đều được nhà tuyển dụng chú trọng đến mục tiêu, muốn khai thác mục tiêu định hướng làm chứng từ của ứng viên.

Bởi thế, ngay từ khâu đầu tiên làm hồ sơ, các bạn cần phải trình bày thật rõ ràng mục tiêu của mình trong CV nhân viên chứng từ. Thông qua các định hướng, mục tiêu của ứng viên đã trình bày, nhà tuyển dụng xem xét và liên hệ với các định hướng chung mà doanh nghiệp họ đang áp dụng. 

Mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ
Mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ

Nếu như mục tiêu của bạn khớp với định hướng phát triển chung, có thể hòa nhịp được với định hướng phát triển của đơn vị doanh nghiệp thì xin chúc mừng bạn đã bước đầu ghi được những dấu ấn tốt đẹp với doanh nghiệp, với nhà tuyển dụng. Vì vậy đối với một mẫu CV xin việc thì mục tiêu nghề nghiệp không nên bỏ qua, viết đại khái.

Nếu một cá nhân khi tìm việc nhân viên chứng từ mà không có mục tiêu rõ ràng thì sẽ không thể nào phát triển được. Bản thân họ cũng không biết sẽ làm những gì tiếp theo, không biết mình muốn có thành tựu thế nào trong công việc. 

Tìm hiểu mục tiêu nghề nghiệp vị trí nhân viên chứng từ
Tìm hiểu mục tiêu nghề nghiệp vị trí nhân viên chứng từ

Điều đó gây mất điểm trầm trọng, không một nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một người còn mông lung, mơ hồ về công việc, không biết tiếp theo mình sẽ cần phải làm gì?...

Viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên chứng từ trong CV là cách thức đơn giản mà lại hiệu quả khi ứng viên muốn nói cho nhà tuyển dụng biết được định hướng cá nhân của mình. 

2. Nội dung cần có trong mục tiêu nghề nghiệp nhân viên chứng từ

Khi viết nội dung mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ trong CV xin việc, các ứng viên phải nghiên cứu kỹ xem mình nên đưa những thông tin như thế nào vào trong phần mục tiêu của CV?

Mặc dù phần mục tiêu được khuyến khích viết ngắn, thế nhưng các ứng viên cần phải cân nhắc về những yếu tố quan trọng mà không thể thiếu trong mục tiêu, có tác dụng làm nổi bật mục tiêu, tạo ra sự khác biệt của từng ứng viên.

Nội dung cần có trong mục tiêu nghề nghiệp nhân viên chứng từ
Nội dung cần có trong mục tiêu nghề nghiệp nhân viên chứng từ

Để mục tiêu trở nên độc đáo hơn thì ứng viên cần đưa vào đó một chút động lực, sự tham vọng phù hợp với khả năng. Tức là có các kế hoạch công việc từ đơn giản cho tới cao cấp hơn. 

Bên cạnh đó, mục tiêu của nhân viên chứng từ cần có những điểm mạnh để ứng viên dựa vào làm căn cứ, từ đó đưa ra các kế hoạch định hướng cụ thể. Chẳng hạn có thể căn cứ vào chuyên ngành hay trường tốt nghiệp, căn cứ vào những kinh nghiệm bản thân đã có để vươn tới một vị trí cao hơn trong một thời điểm cụ thể. Cụ thể trình độ chuyên môn hiện tại của bạn có thể đáp ứng được định hướng vị trí trong tương lai không, mục tiêu cần thực tế hợp lý.

Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp nhân viên chứng từ
Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp nhân viên chứng từ

Ví dụ

- “Tốt nghiệp trường Đại học X, chuyên ngành TM Quốc tế, bản thân có kinh nghiệm trong việc liên hệ làm việc với những khách hàng, những nhà cung cấp và các hãng tàu… Thành thạo trong quá trình làm chứng từ XNK. Tôi rất mong muốn bản thân mình có thể phát triển nâng cao về nghiệp vụ, chuyên môn, được tạo điều kiện để làm việc với các đơn vị lớn hơn, tích lũy thêm nhiều kiến thức liên quan tới chứng từ. Mục tiêu trong 5 năm tiếp theo, tôi muốn trở thành Nhà quản lý lĩnh vực Xuất nhập khẩu”.

- “Tôi sẽ không ngừng học tập, tích lũy thêm thật nhiều kinh nghiệm làm chứng từ, các thủ tục liên quan tới Hải Quan, chất lượng, thuế… để có thể đạt được vị trí quản lý trong lĩnh vực XNK”.

3. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên chứng từ

Đối với vị trí Nhân viên chứng từ, mục tiêu được đưa ra với hai khía cạnh rõ ràng, do đó ứng viên sẽ phải chuẩn bị trước khi bắt tay vào viết mục tiêu, cẩn thận trong quá trình viết mục tiêu và sau khi viết mục tiêu để chắc chắn tạo ra được hiệu quả thực tế. Dưới đây, vieclam123.vn sẽ đưa ra những lưu ý giúp các bạn hoàn chỉnh được phần mục tiêu một cách hoàn hảo nhất.

Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên chứng từ
Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên chứng từ

3.1. Đảm bảo về sự ngắn gọn với mục tiêu trong CV Nhân viên chứng từ

- Để viết một mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong cv, trước tiên các bạn cần chú ý tới hình thức của mẫu mục tiêu nghề nghiệp của mình. Sự ngắn gọn là tiêu chí cơ bản đầu tiên mà mỗi người cần thể hiện được.

Ngắn gọn nhưng phải chắc chắn đủ ý, câu văn mang tính súc tích, độc đáo và có sự phù hợp với việc làm nhân viên chứng từ. 

3.2. Đảm bảo mục tiêu Nhân viên chứng từ trong CV rõ ràng

Tiếp theo, các bạn chia làm hai dạng mục tiêu để thể hiện được sự rõ ràng, trong từng khía cạnh công việc và kế hoạch cá nhân của mình sao cho hoàn thiện nhất.

Hãy viết chúng vào đúng nội dung của mình, tức là những kế hoạch cần thực hiện trước mắt sẽ đưa hàng vào nội dung Mục tiêu ngắn. Còn những kế hoạch có tính chất dài hạn hơn thì hãy đưa chúng vào phần mục tiêu dài. 

Những vấn đề chú ý khi viết mục tiêu nhân viên chứng từ
Những vấn đề chú ý khi viết mục tiêu nhân viên chứng từ

3.3. Rà soát lỗi chính tả trong phần mục tiêu CV nhân viên chứng từ

Lỗi chính tả có thể được coi là vấn nạn. Cho dù phần mục tiêu nghề nghiệp với chỉ những nội dung ngắn, thế nhưng lại có nguy cơ sai chính tả. Thực tế thì cũng đã có rất nhiều người mắc phải vấn đề này. Đó chính là một phần nguyên nhân khiến cho CV của ứng viên có thể bị loại.

Rà soát kỹ lại phần nội dung trong mục tiêu nghề nghiệp là điều cần thiết, bởi vì chỉ cần sai một từ nho nhỏ thôi thì cũng đủ để hủy hoại mọi tâm huyết bạn dành cho CV của mình rồi.

Xem thêm: Đâu là tính cách trong CV giúp ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng?

3.4. Mục tiêu của bạn khớp định hướng của công ty

- Hãy biến mục tiêu của bạn hòa nhập vào mục tiêu phát triển của toàn doanh nghiệp. Tất cả những vấn đề bạn đề cập trong phần mục tiêu của mình, hãy cân nhắc lựa chọn những mục tiêu mà phù hợp với định hướng chung, có thể làm nền cho sự phát triển nối tiếp đối với doanh nghiệp.

Ngoài những vấn đề đó, mục tiêu còn được cấu thành bởi nhiều yếu tố tùy vào từng người, khi viết mục tiêu cần chú ý nhiều vấn đề xoay quanh nó, đảm bảo rằng mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ không đi sai hướng so với tính chất công việc. 

Mục tiêu nghề nghiệp của Nhân viên chứng từ hoàn chỉnh
Mục tiêu nghề nghiệp của Nhân viên chứng từ hoàn chỉnh

Trên đây là nội dung chia sẻ những kinh nghiệm viết mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ. Các bạn sẽ có thật nhiều cơ hội tốt với vị trí nhân viên chứng từ nếu vạch ra được mục tiêu thật rõ ràng, thật cụ thể và đảm bảo có sự ăn khớp với khả năng bản thân và định hướng chung doanh nghiệp.

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán

Ngoài ra, vieclam123.vn cũng chia sẻ thêm thông tin hướng dẫn ứng viên viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán nếu như có nhu cầu ứng tuyển làm kế toán viên.

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CV xin việc Quản lý chất lượng
CV xin việc Quản lý chất lượng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Một bản CV xin việc ấn tượng có vai trò như thế nào trong việc tạo nên thành công của buổi phỏng vấn? Các thông tin cần thiết phải có trong CV xin việc Quản lý chất lượng là gì? Hãy cùng vieclam123.vn khám phá thông tin dưới bài viết này.

liệt kê sở trường trong cv
Hướng dẫn cách liệt kê sở trường trong CV xin việc chuyên nghiệp
Học cách liệt kê sở trường trong đơn xin việc để giúp CV thêm phần hấp dẫn hơn. Mẫu CV xin việc sở trường trình bày như thế nào để dễ trúng tuyển?

mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng bạn đã biết cách viết sao cho chuẩn?
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng có quan trọng? Cách viết mẫu CV nhà hàng bằng tiếng Anh như thế nào mới chuẩn mời bạn theo dõi bài viết này để hiểu rõ.

cv xin việc nên viết tay hay đánh máy
Đi tìm câu trả lời mẫu CV xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Khi chuẩn bị CV để phục vụ ứng tuyển, các ứng viên thường phân vân không biết CV xin việc nên viết tay hay đánh máy? Tìm hiểu chi tiết vấn đề này.