Part 6 trong bài thi TOEIC có dạng hoàn thành đoạn văn, yêu cầu thí sinh phải lựa chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống. Cùng tìm hiểu mẹo thi Part 6 TOEIC qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
Part 6 TOEIC là phần thi Reading, tiếp sau Part 5 (hoàn thành câu); Part 6 yêu cầu thí sinh phải chọn đáp án đúng để hoàn thành đoạn văn đã cho.
Part 6 TOEIC có tổng cộng 16 câu hỏi trắc nghiệm, có 4 đoạn văn, mỗi đoạn có 4 câu hỏi. Part 6 cũng là bài thi được sử dụng để kiểm tra vốn từ vựng và ngữ pháp của thí sinh.
Trong đó, phần ngữ pháp thường chiếm 20% lượng câu hỏi, chủ yếu là các câu hỏi về thì trong tiếng Anh. Phần từ vựng chiếm 55%, chủ yếu là yêu cầu thí sinh xác định được loại từ vựng, danh từ, tính từ, trạng từ, đại từ và nghĩa của chúng.
Một số dạng đoạn văn thường gặp trong Part 6 như:
Dạng Notices (Thông báo): Đoạn văn thông báo thường cung cấp các thông tin về thời gian, địa điểm, lịch trình,...của sự kiện sắp xảy ra.
Dạng Letters (thư từ): Đoạn văn có cấu trúc của một bức thư, thường dùng để trao đổi thông tin giữa các công ty, doanh nghiệp với nhau hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Dạng Instructions (Hướng dẫn): Đoạn văn thường cung cấp các thông tin về hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Dạng Articles (bài báo): Các bài báo có chủ đề đa dạng có thể nói về nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống.
Dạng Advertising (Quảng cáo): Đoạn văn thường giới thiệu về một sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Dạng Email: Dùng để trao đổi công việc giữa đồng nghiệp, bạn bè với nhau.
Dạng Memorandum (Thông báo nội bộ): Đoạn văn thường có nội dung về một điều gì đó được truyền trong nội bộ nhân viên của công ty, doanh nghiệp. Ví dụ như nội dung về quyết định thăng chức, khen thưởng cho cá nhân nào đó, hay quyết định sa thải…
Đối với Part 6 TOEIC, những đoạn văn thường có nội dung tương đối dài, và nếu thí sinh dành toàn bộ thời gian để đọc và dịch hết những đoạn văn đó thì không phải là cách hay để chúng ta có thể dành được điểm cao.
Đối với những dạng bài đọc nói chung, chúng ta cần phải xác định được từ khóa, nội dung chính của đoạn văn và phần hết sức quan trọng là nhắm vào những gì câu hỏi yêu cầu. Không nên lãng phí thời gian vào dịch đoạn văn và thực chất là không cần hiểu hết toàn bài đọc, chúng ta vẫn có thể lựa chọn được đáp án chính xác.
Với các câu hỏi về ngữ pháp và từ vựng thì giải pháp cho bạn chính là phải học và ghi nhớ càng nhiều càng tốt. Kiến thức ngữ pháp và từ vựng thường không quá cao siêu mà chỉ cần bạn có thể nắm được cấu trúc cơ bản đã có thể điền được đáp án chính xác rồi.
Một số lưu ý khi làm bài thi Part 6 bạn cần ghi nhớ như:
Cần xác định được loại từ cần điền vào chỗ trống dựa theo việc phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu. Khi đó, dù cho bạn có không hiểu nghĩa của bài thì vẫn có khả năng lựa chọn được đáp án đúng.
Cần học các cụm từ thường đi kèm với nhau trong tiếng Anh. Trong tiếng Anh thường có nhiều cụm từ đi với nhau và có ý nghĩa nhất định. Bạn cần phải học và ghi nhớ những cụm từ này chứ không được tự suy luận ra đáp án.
Ghi nhớ dấu hiệu nhận biết của các thì, cách sử dụng để có thể nhanh chóng lựa chọn được đáp án đúng.
Loại bỏ đáp án sai: Nhìn vào 4 đáp án lựa chọn, bạn cần loại trừ ngay những đáp án sai, sau đó cân nhắc giữa những đáp án còn lại để tiết kiệm thời gian và xác suất đưa ra câu trả lời đúng cao hơn.
Không cần thiết phải hiểu hết nội dung đoạn văn
Với những chủ điểm ngữ pháp cơ bản thì cần tư duy thật nhanh để tiết kiệm thời gian làm bài.
Đối với phần Part 6 TOEIC, thí sinh nên lưu ý những bẫy sau đây để không bị “mắc lừa” người ra để để rồi sai một cách đáng tiếc. Một số bẫy thường gặp như:
Bẫy 1: Cặp từ giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
Lưu ý một số từ được dùng trong trường hợp khác nhau sẽ có nghĩa khác nhau được Vieclam123.vn tổng hợp dưới đây:
Used to V - Be used to V-ing
Used to (V): ): Một thói quen ai đó thường làm trong quá khứ, đến nay không còn nữa
Be/Get used to: Quen với việc làm gì (ở hiện tại)
Lose – loss – lost
Lose (V): động từ nguyên thể, mang nghĩa là thua, mất. Nó là một động từ bất quy tắc. Quá khứ và phân từ: Lost
Lost (V, PP): quá khứ và phân từ hai của lose.
Bạn sẽ hay gặp cụm từ trong đề thi TOEIC như: get lost (lạc đường), the lost luggage (hành lý bị mất), the lost property (tài sản bị mất)…”Lost” còn được dùng như một tính từ.
Loss (N) : vật thất lạc, việc bị mất, tổn thất.
Unable – disabled
Unable (Adj) không thể, không có khả năng làm gì.
Disabled (Adj) bị khuyết tật, tàn tật
Rise – raise
Rise (tăng): Nội động từ, không có tân ngữ đằng sau.
Raise (tăng): ngoại động từ, luôn có tân ngữ đằng sau
Remember to V – Remember V-ing
Remember to V: nhớ là sẽ phải làm gì (có thể dùng như một lời nhắc nhở hướng về tương lai)
Remember V-ing: nhớ là đã từng làm gì trong quá khứ
Bẫy 2: Bẫy về cách sử dụng đại từ quan hệ
Lý thuyết về đại từ quan hệ là một trong những phần ngữ pháp quan trọng mà bạn cần nắm vững. Tuy nhiên, nắm được những kiến thức chung thôi chưa đủ, bạn cần ghi nhớ thêm một số lưu ý sau đây:
Chỉ có các đại từ quan hệ Which/whom/who/that/whose và when/why/where chứ không có đại từ quan hệ “What” hay “How”, bởi vậy những đáp án nào có hai đại từ quan hệ “what” hay “how” thì bạn cần loại bỏ ngay.
Một số cấu trúc về đại từ quan hệ mà bạn cần phải ghi nhớ để tránh bẫy, trước một số đại từ quan hệ thường có giới từ và bạn cần để tâm về những giới từ đó. Ví dụ: giới từ chỉ vị trí (in, on, at) + which = where, giới từ chỉ thời gian (in, on,at) + which = when, giới từ chỉ mục đích (for) + which = why.
Bẫy 3: Bẫy về cách sử dụng tính từ và phân từ
Khi câu hỏi liên quan đến việc lựa chọn tính từ hoặc phân từ (động từ thêm -ed), bạn cần phải xác định thật kỹ nội dung câu hỏi. Với những câu hỏi cần điền tính chất, trạng thái của sự vật thì cần chọn dạng thức “chuẩn” của tính từ, là những tính từ có đuôi -ive, -ible, -able,-al,-ful,...Với những tính từ cần điền nghiêng về sự việc gây ra hành động hoặc bị tác động thì chọn tính từ có dạng phân từ.
Bẫy 4: Cách sử dụng thể giả định theo sau là chủ từ số ít
Trong cấu trúc câu giả định, chúng ta thường chia động từ ở dạng nguyên thể chứ không chia theo chủ ngữ số ít đứng trước nó. Nhiều thí sinh nhầm tưởng cần chia động từ theo chủ ngữ số ít nhưng thực chất đó lại là đáp án sai.
Cần ghi nhớ cấu trúc câu giả định như sau:
Cấu trúc giả định của động từ: S1 + suggest/ recommend/ request/ ask/ require/ demand/ insist… + S2 + (should) + V (nguyên thể)
Cấu trúc giả định của tính từ: It + be + crucial/ vital/ essential/ mandatory/ necessary/… + (that) + S + (should) (not) + V (nguyên thể)
Nắm được mẹo thi Part 6 TOEIC trên đây cùng với sự ôn luyện kỹ lưỡng, Vieclam123.vn tin rằng bạn có thể đạt điểm cao trong kì thi TOEIC sắp tới. Chúc các bạn thi được điểm số cao!
>> Tham khảo thêm:
Chia sẻ