Mẫu phiếu đánh giá công chức là gì? Trong văn bản này cần có những nội dung nào? Hãy cập nhật các thông tin liên quan bạn đang quan tâm về mẫu phiếu đánh giá công chức để có được hiểu biết căn bản nhất về nó, qua đó giúp việc lập phiếu hiệu quả, đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản theo quy định.
MỤC LỤC
Phiếu đánh giá đối tượng công chức chính là mẫu phiếu có nội dung đánh giá về quá trình rèn luyện của người công chức trong suốt một năm làm việc hoặc một kỳ làm việc. Dựa vào những đánh giá đó mà ban lãnh đạo có thể xác định các hình thức áp dụng cho việc khen thưởng và kỷ luật.
Mẫu phiếu này thường được lập vào dịp tổng kết cuối năm nhiều hơn. Tuy nhiên tùy vào từng đặc điểm hoạt động, đặc điểm về xây dựng đội ngũ nhân lực của đơn vị mà mẫu phiếu còn có thể lập ở các thời điểm khác nhau.
Để lập phiếu đúng theo những quy chuẩn đã được quy định bởi Nhà nước và đơn vị sự nghiệp thì người lập phiếu cần phải nắm bắt được các thông tin hiểu biết cơ bản về phiếu đánh giá công chức. Ngay sau đây, bạn hãy cập nhật những nội dung cơ bản mà vieclam123, bạn và rất nhiều người cũng đều quan tâm liên quan đến phiếu đánh giá.
Đến thời điểm hiện tại, việc đánh giá công chức có thể được ghi lại ở một trong ba mẫu phiếu sau đây:
- Phiếu đánh giá công chức theo Quyết định số 3277. Mẫu phiếu được lập ra dành cho đối tượng cụ thể là công chức giáo viên, những người làm trong ngành giáo dục, ban hành bởi Bộ giáo dục và Đào tạo vào ngày 12/10/2021. Bạn có thể tải biểu mẫu về máy để tìm hiểu cụ thể thông tin chi tiết:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC MẪU 1.docx
- Phiếu đánh giá công chức theo Nghị định số 90 do Chính phủ ban hành vào ngày 13/8/2020.
Xem tham khảo mẫu phiếu có sẵn dưới đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC MẪU 2.docx
Trong mẫu phiếu này có phân chia làm 4 mức độ đánh giá. Cụ thể bao gồm:
+ Hoàn thành nhiệm vụ đạt mức xuất sắc
+ Hoàn thành nhiệm vụ ở mức tốt
+ Hoàn thành nhiệm vụ tuy nhiên vẫn còn tồn tại những sự hạn chế trên phương diện năng lực
+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Mẫu phiếu đánh giá chất lượng của công chức mới nhất. Cũng tương tự như cách thực hiện ở hai mẫu trên, bạn có thể tải mẫu phiếu số 3 mới nhất về máy để tìm hiểu nhiều hơn.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC MẪU 3.docx
Muốn hoàn thành nội dung trong phiếu đánh giá công chức, bạn cần biết rõ bản thân mình đã đáp ứng như thế nào ở các tiêu chí đánh giá được cơ quan Nhà nước ban hành và áp dụng. Thực hiện theo những lưu ý dưới đây để có được cơ hội đánh giá bản thân chính xác hơn nhé.
Xem thêm: Đơn xin tuyển dụng công chức và hướng dẫn soạn thảo chuẩn nhất
Dựa vào căn cứ tại điều số 56 của Luật Cán bộ, Công chức thì những ai là công chức đều được đánh giá qua 6 tiêu chí bao gồm:
- Thái độ nghiêm túc chấp hành các Đường lối, Chính sách và Chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Phẩm chất đạo đức, lối sống, phẩm chất về mặt chính trị; tác phong hoạt động, lề lối công tác, làm việc.
- Tiến độ thực hiện nhiệm vụ và kết quả công việc đạt được
- Tinh thần phối hợp và thể hiện sự trách nhiệm đối với nhiệm vụ
- Thái độ trong việc phục vụ mọi nhu cầu của nhân dân.
- Năng lực, nghiệp vụ chuyên môn
Đây là những tiêu chí đánh giá cơ bản được đặt ra làm thước đo để đo lường mọi mặt của một người công chức nói chung. Tuy nhiên, với riêng những công chức đang nắm giữ vai trò lãnh đạo, là một nhà quản lý cần đáp ứng những đòi hỏi khắt khe hơn thì sẽ được đánh giá qua những yếu tố khác nữ. Đó là gì?
- Kết quả hoạt động của đơn vị giao cho người công chức lãnh đạo này quản lý
- Năng lực tạo ra sự kết nối, đoàn kết cho tập thể
- Khả năng làm lãnh đạo, quản lý.
Tuy nhiên, trải qua thời gian với những biến đổi về mặt kinh tế xã hội, những tiêu chí đánh giá dành cho công chức cũng có chút điều chỉnh cho phù hợp với thời cuộc. Nói một cách cụ thể thì vào ngày 01/07/2020, nội dung về việc đánh giá công chức bắt đầu được điều chỉnh, vừa thay đổi vừa bổ sung thêm theo hướng phù hợp và toàn diện,
4 tiêu chí để đánh giá mà chúng ta đã nêu ở mẫu phiếu đánh giá công chức theo Nghị định số 90 cũng được sửa đổi thành 4 mức:
- Nhiệm vụ được hoàn thành "xuất sắc"
- Nhiệm vụ được hoàn thành "tốt"
- Nhiệm vụ được "hoàn thành"
- Nhiệm vụ "không được hoàn thành".
Các kết quả đánh giá vừa được lưu lại trong hồ sơ của công chức lại vừa được công bố công khai trong cơ quan.
Khi đã nắm rõ bản thân mình được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào rồi thì bạn sẽ học cách điền nội dung đánh giá sao cho thật chuẩn, đạt yêu cầu để không bị làm lại hoặc không bị mất điểm, gây ảnh hưởng tới sự đánh giá tổng quát từ lãnh đạo.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết viết mẫu Giấy ủy quyền giải quyết công việc
Vì là biểu mẫu có sẵn cho nên người công chức khi ghi phiếu đánh giá sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần điền nội dung thông tin vào trong đó theo chỉ dẫn thì sẽ nhanh chóng hoàn thiện. Tuy nhiên, tưởng chừng điều này khá đơn giản nhưng bắt tay vào thực hiện là khó hơn bạn nghĩ.
Nhằm giúp bạn vượt qua những cái khó không cần thiết đó, vieclam123.vn chia sẻ đến bạn một vài lưu ý quan trọng cần nắm bắt và áp dụng vào trong quá trình viết thông tin đánh giá trong phiếu.
Thứ nhất, bạn cần điền tất cả các nội dung được đưa ra trong phiếu. Tuyệt đối không bỏ sót bất cứ mục nào.
Thứ hai, hãy ghi thật chính xác thông tin.
Thứ ba, trình bày các nội dung ngắn gọn, súc tích.
Thứ tư, đảm bảo đánh giá khách quan nhất, không quá khiêm tốn khiến các mặt tích cực của bạn không được thể hiện đúng. Đồng thời cũng không quá khoa trương, phóng đại làm cho năng lực và điểm mạnh được thổi phồng.
Như vậy, đến đây bạn đã có được những hiểu biết cơ bản về mẫu phiếu đánh giá công chức. Rất mong qua chia sẻ và những lưu ý đó sẽ giúp bạn tự hoàn thiện nội dung đánh giá bản thân thật chuẩn. Một mẫu phiếu được thể hiện đúng quy định luôn ghi được điểm tốt trong mắt lãnh đạo.
Bạn biết gì về bản sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C-TCTW? Khi nào chúng ta cần sử dụng đến mẫu sơ yếu này? Khám phá câu trả lời để giúp việc chuẩn bị hồ sơ trong các hoàn cảnh cần thiết được thực hiện đúng đắn hơn bạn nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ