Ngoài học sinh sinh viên, người lao động tìm việc thì thuyền viên cũng là đối tượng cần khám sức khỏe để chuẩn bị hồ sơ cho công tác sự nghiệp sau này. Mẫu giấy khám sức khỏe thuyền viên gồm những nội dung gì? Quy trình và thủ tục ra sao mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Giấy khám sức khỏe chính là giấy tờ không thể thiếu khi thuyền viên làm hồ sơ xin việc để nộp tới các đơn vị tuyển dụng. Đồng thời mỗi năm thuyền viên cũng phải khám sức khỏe định kỳ phục vụ cho công tác đánh giá sức khỏe thuyền viên có còn phù hợp với công việc hiện tại hay không.
Giấy khám sức khỏe ngày càng phổ biến, nó xuất hiện ở mọi lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, đặc biệt cứ có hồ sơ là có giấy khám sức khỏe.
Những mẫu giấy khám sức khỏe dành cho học sinh, mẫu giấy chứng nhận sức khỏe cho sinh viên, người lao động đi làm các công việc bình thường đã quá quen thuộc nhưng có lẽ với giấy khám sức khỏe thuyền viên thì nhiều người còn bỡ ngỡ với nội dung bên trong nó.
Để biết rõ nội dung mẫu giấy khám sức khỏe thuyền viên như thế nào, ngay bây giờ mời bạn theo dõi những thông tin ở phần bên dưới.
Cũng như những giấy khám sức khỏe đạt tiêu chuẩn thông thường, mẫu giấy khám sức khỏe dành cho thuyền viên cũng có 4 phần thông tin chính bao gồm: Thông tin cá nhân, Tiền sử sức khoẻ, Phần Khám bệnh và Đánh giá kết quả cuối cùng.
Mỗi danh mục này còn chứa thông tin nào liên quan hay không? Mời bạn theo dõi nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn nhé.
Có một điểm khác biệt lớn giữa giấy khám sức khỏe thuyền viên với các mẫu giấy khám sức khoẻ khác đó chính là ngôn ngữ trình bày. Nếu như ở những mẫu giấy khám sức khỏe thông thường ngôn ngữ trình bày là tiếng Việt thì đối với thuyền viên nó còn được kèm theo cả bản giấy khám sức khỏe tiếng Anh. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì vẫn có tiếng Việt để bạn đọc và hiểu nhanh hơn.
Phần thông tin cá nhân, thuyền viên sẽ phải điền vào những gì cùng xem nhé:
- Họ và tên: Viết theo giấy khai sinh
- Giới tính: Chọn Nam hoặc Nữ vào ô tương ứng
- Ngày tháng năm sinh: Thuyền viên viết theo giấy khai sinh
- Quốc tịch: Hãy ghi Việt Nam nếu bạn là người con của đất nước này
- Số hộ chiếu hoặc Số chứng minh nhân dân/Số căn cước công dân: Phần này chỉ cần đối chiếu với giấy tờ liên quan là được
- Địa chỉ thường trú: Ghi theo sổ hộ khẩu nơi thuyền viên đăng ký nhé
- Tiếp theo chọn vào 1 trong các lựa chọn: Học sinh, Thuyền viên, Chức danh trên tàu
- Tên và địa chỉ của trường/Chủ tàu/Doanh nghiệp: Cần viết rõ ràng, chi tiết theo địa chỉ thể hiện trên giấy tờ
- Khu vực hoạt động của tàu bao gồm tuyến biển trong nước và quốc tế
- Lý do khám sức khoẻ của thuyền viên là gì? Khám khi tuyển dụng, Khám định kỳ hay Khám khác?
Đó là tất cả những thông tin trong phần đầu tiên của giấy khám sức khỏe thuyền viên. Cũng khá đơn giản đúng không nào, liệu còn phần nào phải điền thông tin nữa không? Theo dõi phần bên dưới để biết chi tiết bạn nhé.
Xem thêm: Chi tiết thông tin làm giấy khám sức khỏe thứ 7 có được không?
Ở phần Tiền sử sức khoẻ này, thuyền viên sẽ được đưa ra loạt gợi ý tương ứng với các câu hỏi trả lời theo diện Có hoặc Không. Trong các bệnh được nhắc đến bao gồm: Bệnh về Mắt, Tai - Mũi - Họng, Tim mạch, Hô hấp, bệnh máu, Nội tiết, bệnh Thận, Tiểu đường, bệnh Ngoài da, bệnh Truyền nhiễm, Rối loạn sinh dục, có đang điều trị ngoại khoa hay không? Có bị mất ngủ không? Có nghiện rượu hoặc nghiện ma tuý không? Có từng bị mất ý thức? Có chóng mặt/ngất? Có rối loạn tâm thần? Rối loạn vận động?
Bất kể danh mục nào được tích vào câu trả lời Có thì thuyền viên phải mô tả chi tiết về bệnh đó.
Ngoài ra, sẽ có thêm một vài câu hỏi bổ sung để thuyền viên trả lời, nội dung như sau:
Câu 1: Bạn có cảm thấy khỏe mạnh và có thể tham gia vào các nhiệm vụ được giao?
Câu 2: Bạn có bị dị ứng với loại thuốc nào không?
Nếu câu trả lời là Có thì thuyền viên cần ghi chi tiết tên thuốc, lý do dùng thuốc và liều lượng sử dụng của loại thuốc đó.
Bạn đã có chứng nhận tiêm chủng vacxin chưa là câu hỏi tiếp theo bạn nhận được trong mẫu giấy khám sức khỏe thuyền viên. Hãy tích vào lựa chọn Có hoặc Không để kết thúc phần đầu tiên này nhé.
Tiếp theo là dòng cam đoan về việc kê khai thông tin là đúng sự thật, sau đó là chữ ký của thuyền viên hoặc chính là người kê khai mẫu giấy khám sức khoẻ này.
Các danh mục khám sức khỏe cho thuyền viên gồm có: Khám thể lực, Khám Mạch và Huyết áp, Thị giác, Thính giác và một số Xét nghiệm liên quan.
Về cơ bản thì các thông tin trong đây thuyền viên không phải kê khai, thay vào đó sau khi thực hiện chẩn đoán bệnh thì bác sĩ chuyên khoa sẽ ghi kết quả kèm theo chữ ký của mình để xác nhận.
Nội dung giấy khám sức khỏe chủ yếu là dành cho phần này, do vậy thuyền viên cũng không phải lo lắng trong khoản điền thông tin.
Sau khi đã tổng hợp được tất cả các kết quả của từng danh mục khám sức khỏe, bác sĩ trưởng khoa hoặc người chịu trách nhiệm sẽ ghi kết quả cuối cùng vào phần Đánh giá sức khỏe cho thuyền viên, ghi rõ thuyền viên đó có đủ sức khoẻ và khả năng để làm việc trên biển hay không.
Bạn cũng biết, để được khám sức khoẻ thì các thuyền viên phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ có giấy khám sức khỏe thuyền viên theo mẫu của Bộ Y tế ban hành, mẫu này chỉ áp dụng cho thuyền viên.
Trước khi di chuyển tới các cơ sở Y tế được cấp phép khám sức khỏe cho thuyền viên, bạn cần tìm hiểu để nắm rõ đâu là cơ sở uy tín nhất?
Đế khám thì thuyền viên cần trình báo chứng minh nhân dân và ảnh thẻ để nhân viên y tế xác minh, sau đó cấp cho thuyền viên một mẫu giấy khám sức khỏe đúng quy định và đóng dấu giáp lai vào phần ảnh. Tiếp theo hướng dẫn thuyền viên các thủ tục thăm khám theo các danh mục bên trong mẫu giấy khám sức khoẻ này.
Khi có kết quả cuối cùng thì thuyền viên cần quay về phòng khám ban đầu để được tư vấn và nhận kết quả cuối cùng về tình trạng bệnh lý của mình.
Xem thêm: Hướng dẫn quy định làm giấy khám sức khỏe ở viện Y học biển
Mặc dù ít được nhìn thấy nhưng mẫu giấy khám sức khỏe cho thuyền viên vẫn được đánh giá là đơn giản trong việc kê khai thông tin. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và không mất nhiều thời gian thì thuyền viên nên chủ động tìm hiểu trước về các danh mục bên trong cùng cách viết sao cho chuẩn xác.
Nếu trong quá trình kê khai thông tin, có bất cứ thông tin nào không hiểu thì có thể hỏi lại nhân viên y tế, tránh trường hợp dấu dốt mà ảnh hưởng tới quá trình làm giấy khám sức khỏe.
Được đánh giá là công việc nguy hiểm cho nên các thuyền viên khi làm giấy khám sức khỏe cần trung thực với những thông tin kê khai, đặc biệt là mục Tiền sử sức khoẻ bởi nó có thể làm ảnh hưởng tới việc chẩn đoán bệnh. Hơn nữa, việc kê khai không đúng tình trạng bệnh lý cũng gây nguy hiểm tới tính mạng của thuyền viên, nhiều trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi làm việc nếu sức khoẻ không thể đảm bảo.
Mẫu giấy khám sức khỏe thuyền viên đã được cập nhật một cách chi tiết qua bài viết của vieclam123.vn. Mong rằng các thuyền viên sau khi đọc được những thông tin này sẽ sớm hoàn thiện hồ sơ và ổn định công việc.
Bạn đã biết cách làm giấy khám sức khỏe ở viện Y học Biển như thế nào chưa? Nếu là thuyền viên hãy đọc bài viết này, nó sẽ hữu ích với bạn đấy.
MỤC LỤC
Chia sẻ