Khác với những bản CV nghiêm túc và tẻ nhạt, mẫu CV cho Designer phá cách và ấn tượng hơn với hình thức bắt mắt. Bạn sẽ dễ dàng “thổi hồn” vào CV của mình bằng cách thêm những hình ảnh, màu sắc hay đồ họa giúp CV của bạn trở nên mới mẻ, khiến nhà tuyển dụng ấn tượng và thích thú. Vậy làm sao để viết mẫu CV xin việc Designer? Có những lưu ý gì khi trình bày CV của Designer hay không? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC
Khi bạn xin việc ngành Thiết kế – Mỹ thuật hay là Designer, đều cần chuẩn bị cho mình một mẫu hồ sơ xin việc với đơn xin việc và CV Designer độc đáo, đầy đủ nội dung. Một chiếc CV xin việc thiết kế đồ hoạ cho Designer sẽ khác với những mẫu CV nhiều chữ thông thường bởi hình thức đẹp mắt của mình.
Thông qua CV cho Designer, bạn sẽ thể hiện được khả năng thiết kế của mình qua chiếc CV rực rỡ, với bố cục hài hòa cùng trang trí CV đẹp mắt. CV Designer như một bản “tiếp thị” bản thân của bạn, “kết nối” bạn với nhà tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn là ai, có kinh nghiệm và trình độ ra sao, và có phù hợp với vị trí Designer mà họ ứng tuyển, từ đó quyết định việc có lựa chọn bạn vào công ty của họ hay không.
CV cho Designer cũng giúp bạn thể hiện được khả năng sáng tạo độc đáo của mình, giúp bạn “đè bẹp” các đối thủ cạnh tranh khác và trở thành ứng viên tỏa sáng nhất, giành cơ hội bước vào vòng phỏng vấn.
Giống như CV thiết kế đồ họa, một mẫu CV cho Designer sẽ bao gồm các nội dung như thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp và chứng chỉ,... Tuy vậy, nghề Designer chủ yếu thiên về kỹ năng và kinh nghiệm, nên khi viết CV Designer, bạn cần chú trọng vào 2 mục này.
Bất kỳ một CV xin việc đơn giản nào cũng cần có thông tin cá nhân, CV cho Designer cũng vậy. Qua thông tin cá nhân trong CV Designer của bạn, nhà tuyển dụng sẽ biết thêm các thông tin về bản thân bạn, phân biệt bạn với các ứng viên khác và phương thức liên hệ của bạn để thông báo kết quả phỏng vấn.
Đối với cách viết giới thiệu bản thân trong CV thì bạn cần liệt kê các thông tin như họ tên, vị trí ứng tuyển (như Web Designer, Graphic Designer, Game Designer, tư vấn thiết kế truyền thông, chuyên viên xử lý hình ảnh và video,...), ảnh đại diện, ngày sinh, giới tính, email, địa chỉ, số điện thoại, mạng xã hội, các sản phẩm tự thiết kế của bạn (nếu có),... Các thông tin bạn cần đưa ra chính xác và trung thực. Bạn có thể dẫn link các sản phẩm, website, video,... mà bạn tự thiết kế vào trong CV xin việc của mình, nhà tuyển dụng sẽ bị thu hút bởi bạn.
Tương tự như mục tiêu nghề nghiệp thiết kế đồ họa, mục tiêu nghề nghiệp Designer là những định hướng, nguyện vọng của bản thân ứng viên trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy những mục tiêu, kế hoạch phát triển trong nghề Designer của bạn và đánh giá mức độ phù hợp với công việc tại vị trí mà bạn ứng tuyển.
Bạn nên có cách ghi mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn, gạch đầu dòng các mục tiêu để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi. Bạn cũng cần đưa ra những định hướng ứng với nghề Designer và phù hợp với mục tiêu chung của công ty mà bạn ứng tuyển.
Để làm tốt nghề Designer thì bạn cần có nền tảng kiến thức nhất định như:
- Biết cách phối màu, thiết kế sao cho hợp lý.
- Có kiến thức chuyên môn, chuyên ngành về thiết kế đồ họa.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa như: AI, Photoshop, Autocad, Lightroom, Adobe, Indesign,...
- Chủ động cập nhật các xu hướng mới, cách thiết kế mới.
Ngoài ra, khi bạn có bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan đến Designer thì cũng nên đưa vào trong CV của mình. Nhà tuyển dụng sẽ rất đề cao bạn.
Kinh nghiệm làm việc trong mẫu CV cho Designer sẽ được nhà tuyển dụng chú ý đến nhất. Một Designer có kinh nghiệm sẽ sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, có kiến thức và trình độ chuyên môn nhất định, sẽ rất được hoan nghênh.
Do đó, bạn cần kể đến những kinh nghiệm làm việc liên quan đến nghề Designer, đừng ngại ngần mà phô diễn cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực, trình độ làm việc của bạn, thể hiện rằng bạn là một ứng cử viên sáng giá và không phải bạn thì không là ai khác.
Kỹ năng trong CV là mục không thể thiếu trong CV của Designer. Là một nhà thiết kế bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng nhất định và phát huy được hết thế mạnh của bạn.
Một số kỹ năng liên quan đến Designer mà bạn có thể đưa vào trong CV của mình như: Khả năng làm việc nhóm hay làm việc độc lập, biết cách phác thảo và thiết kế, lập kế hoạch, học hỏi nhanh, năng động, nhiệt tình, biết cách tạo video,...
Một bản CV của Designer ngoài nội dung thì hình thức cũng cần được đảm bảo. Vì vậy, bạn cần chú trọng đến những lưu ý sau đây:
CV Designer thường có bố cục sắp xếp hợp lý và khoa học hơn hẳn các CV khác, đòi hỏi bạn cần biết cách sắp xếp các mục logic từ phần chữ, hình ảnh cho đến bố cục. Designer sẽ luôn biết cách phối màu và tự thiết kế CV sao cho các mục thống nhất và liên kết với nhau. Đây cũng là điều mà nhà tuyển dụng chú trọng ở ứng viên.
Bạn có thể sử dụng các màu sắc độc đáo và phù hợp với logo của nhà tuyển dụng. Khi đó, các thiết kế của bạn không chỉ dừng lại ở mức trang trí mà còn là công cụ giúp bạn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
Bạn cũng cần tìm hiểu xem điều gì khiến nhà tuyển dụng bị thu hút và chú ý đến CV xin việc của Designer. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng trình bày hơn trong CV Designer của mình.
Có thể là những điểm mạnh, kinh nghiệm làm việc hay kỹ năng,... sẽ làm nhà tuyển dụng để tâm đến hoặc là những sản phẩm thiết kế của bạn. Mỗi công ty và mỗi nhà tuyển dụng sẽ có sự chú ý khác nhau, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ những điều làm nhà tuyển dụng hứng thú và tìm kiếm ở ứng viên.
Việc bạn biết cách sử dụng linh hoạt các hình ảnh hay biểu đồ, icon trong CV xin việc sẽ là một điểm cộng cao dành cho bạn. Không phải người nào cũng biết cách chèn các đồ họa một cách hợp lý vào CV của mình, đặc biệt là Designer cần biết cách chèn các hình ảnh đồ họa vào CV của mình hợp lý, giúp tổng thể bản CV đẹp mắt và thể hiện được sự tư duy, sáng tạo của bạn.
Khi biết cách sử dụng các đồ họa, nội dung và hình ảnh, CV của bạn sẽ trở nên phong phú và ấn tượng. Một chiếc CV “xịn sò” sẽ giúp bản thân bạn trở nên nổi bật, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến bạn hơn và cơ hội phỏng vấn sẽ đến với bạn dễ dàng “như trở bàn tay”.
Khi trình bày mẫu CV xin việc Designer, bạn cần trung thực trong các thông tin của mình và trình bày sao cho hình thức ấn tượng nhất. Bạn cần quan tâm đến những chi tiết của CV, ngay cả các chi tiết nhỏ nhất. Những nội dung thông tin quá lan man và dài dòng là điều bạn nên tránh xa. Bạn nên chắt lọc những thông tin để đưa vào trong CV Designer, tránh gây loãng CV, khiến nhà tuyển dụng nhàm chán. Vì vậy, thay vì bị động chờ cơ hội đến với mình, bạn hãy chủ động bằng cách tạo cho mình một bản CV “chất như nước cất” với nội dung phong phú và hình thức bắt mắt.
MỤC LỤC
01/12/2021
29/11/2021
25/11/2021
20/11/2021