Trong một số trường hợp doanh nghiệp buộc phải tiến hành thanh lý tài sản cố định. Vậy bạn có biết mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định được sử dụng khi nào và có nội dung ra sao? Cập nhật những thông tin mới nhất qua bài viết của vieclam123.vn sau đây bạn nhé.
MỤC LỤC
Biên bản thanh lý tài sản cố định là mẫu giấy tờ ghi chép lại toàn bộ quá trình mà doanh nghiệp tiến hành thanh lý các tài sản cố định của công ty cho một đối tượng khác.
Việc xác định và phân loại danh mục tài sản trong đó có tài sản cố định có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý và trích khấu hao tài sản. Những tài sản được xem lại tài sản cố định phải có thời gian sử dụng trên 1 năm, đồng thời giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
Vì có giá trị lớn cộng thêm liên quan tới việc tính giá thành và nhiều chi phí liên quan, cho nên khi doanh nghiệp muốn thanh lý tài sản cố định thì cần thiết lập mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định.
Vậy bạn có biết tài sản cố định được sử dụng trong những trường hợp nào hay không?
Tài sản cố định có thể là những tài sản chưa sử dụng, đang sử dụng hoặc đã hết thời hạn sử dụng.
Ngoài ra, những tài sản này không còn giá trị sử dụng hoặc không còn phù hợp với công nghệ hiện đại, trong quá trình sản xuất kinh doanh thì không đem lại hiệu quả kinh tế nên doanh nghiệp có thể tiến hành thanh lý để phục vụ cho chiến lược mua sắm sản phẩm mới thay thế.
Trong những trường hợp này, doanh nghiệp đều phải lập biên bản thanh lý tài sản cố định, mục đích vì sao thì mời bạn tiếp tục đón đọc những thông tin được trình bày bên dưới.
Xem thêm: Chi tiết biên bản đánh giá lại tài sản cố định chuẩn nhất hiện nay
Bất cứ một hoạt động nào xảy ra trong doanh nghiệp, nhất là liên quan tới tiền bạc thì đều phải có giấy tờ cụ thể, rõ ràng, tất nhiên mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định cũng vậy.
Khi tiến hành thanh lý, chủ sở hữu không trực tiếp đứng ra để thanh lý tài sản cố định, chính vì vậy người trực tiếp làm việc này cần phải có giấy tờ chứng minh cho hành động của mình, cụ thể là lập biên bản thanh lý tài sản cố định.
Đó là nguyên nhân chính yếu mà mẫu biên bản thanh lý tài sản cần xuất hiện, nó cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp hay kiện tụng phát sinh ở thời điểm sau này liên quan tới tài sản cố định được thanh lý.
Vậy nên có thể nói rằng mẫu biên bản thanh lý này là thực sự cần thiết đối với cả người đại diện thanh lý và phía doanh nghiệp có tài sản thanh lý.
Xem thêm: Cách viết mẫu quyết định thanh lý hàng tồn kho chuẩn nhất
Hiện nay, mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định đang được lập theo 2 mẫu tương ứng với 2 Thông tư khác nhau là 133 và 200. Với mỗi Thông tư này, nội dung của biên bản thanh lý tài sản thay đổi như thế nào, mời bạn cùng theo dõi những hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Biên bản thanh lý tài sản cố định là văn bản hành chính nhưng không có Quốc hiệu và Tiêu ngữ. Khi trình bày, bạn sẽ bắt đầu với những thông tin như Tên đơn vị và Tên bộ phận thanh lý tài sản cố định.
Bên cạnh có thể ghi chú rõ ràng về loại biên bản được lập theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, hay còn gọi là Mẫu số 02-TSCĐ.
Phần kế tiếp phải kể đến là Tiêu đề của biên bản, vì đây là biên bản thanh lý tài sản cố định cho nên tên của biên bản cũng phải đề cập đúng theo mục đích của nó.
Ví dụ:
BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
BIÊN BẢN
(V/v: Thanh lý Tài sản cố định)
Bên dưới kèm theo Ngày tháng năm lập biên bản bạn nhé.
Đừng quên ghi rõ số biên bản, Tài khoản Nợ/Có của tài sản cố định và Căn cứ quan trọng để thành lập mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định này.
Trong phần nội dung chính của biên bản thanh lý tài sản cố định, bạn cần thực hiện kê khai 4 mục nhỏ bao gồm:
- Thông tin về Ban thanh lý tài sản: Đây là phần để bạn điền tên các thành viên tham gia vào hoạt động thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Ngoài Họ tên đầy đủ, hãy ghi rõ ràng Chức danh công việc và Chức vụ trong Ban thanh lý tài sản cố định.
Ví dụ: Trưởng ban, Phó ban hay Ủy viên
- Quá trình tiến hành thanh lý tài sản cố định: Các thông tin mà bạn đưa ra ở đây bao gồm Tên, ký mã hiệu, quy cách tài sản cố định; Số hiệu của tài sản cố định; Nước sản xuất và năm sản xuất; Năm đưa tài sản cố định vào sử dụng kèm theo Số thẻ tài sản cố định; Nguyên giá của tài sản cố định; Giá trị hao mòn tính đến thời điểm tài sản được thanh lý; Giá trị còn lại của tài sản cố định.
Tất cả những thông tin này kế toán viên sẽ là người nắm rõ, hoặc các nhà quản lý trong ban lãnh đạo thông qua báo cáo kế toán đều có thể biết cụ thể để ghi vào biên bản.
- Mục Kết luận của Ban thanh lý tài sản cố định: Ở đây Ban thanh lý tài sản cố định sẽ ghi ý kiến, kết luận của mình đối với tài sản được thanh lý, sau đó Trưởng ban sẽ đại diện ký vào mục chữ ký ngay bên dưới kèm theo Ngày tháng ký biên bản.
- Mục Kết quả thanh lý tài sản cố định: Các thông tin được đề cập trong phần này chính là Chi phí thanh lý tài sản cố định; Giá trị thu hồi; Đã ghi giảm trong sổ tài sản cố định vào ngày tháng năm nào?
Các thông tin kê khai nêu trên cần phải ghi bằng chữ để thể hiện tính đúng đắn cũng như đảm bảo độ chính xác tuyệt đối bạn nhé.
Mục cuối cùng hay còn gọi là phần kết thường chỉ dành cho chữ ký, ở trên Ban thanh lý tài sản cố định đã ký và ghi rõ họ tên rồi thì ở mục này, chữ ký sẽ dành cho Ban Giám đốc.
Theo đó, sau khi biên bản thanh lý tài sản cố định được hoàn thành thì thư ký sẽ gửi lên Giám đốc để xin phê duyệt, nếu tất cả đều ổn thì Giám đốc sẽ trực tiếp ký vào mẫu biên bản này kèm theo họ tên và con dấu đầy đủ.
Ngoài ra, kế toán trưởng cũng phải ký và ghi rõ họ tên vào đây để biên bản được công nhận là có hiệu lực.
Xem thêm: Tìm hiểu cách viết mẫu quyết định mua sắm tài sản cố định
Cũng do mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định có giá trị pháp lý cao cho nên khi tiến hành soạn thảo bạn cần hết sức chú ý tới từng chi tiết dù là nhỏ nhất.
Về nội dung, cần đưa thông tin chuẩn xác, các số liệu thường dễ gây nhầm lẫn cho nên khi viết vào bản chính xong hãy đưa cho thành viên Ban thanh lý rà soát lại.
Nếu phát hiện điểm nào bất thường thì cần ghi chú và chỉnh sửa ngay để có mẫu biên bản hoàn chỉnh nhất.
Về mặt hình thức, mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định thường không thể trình bày một cách xuề xòa hay thiếu chỉn chu. Ngược lại, người soạn thảo cần hiểu rõ quy tắc trình bày văn bản với kỹ năng vi tính của mình, không để lỗi chính tả xuất hiện.
Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 133 hay Thông tư 200 đều có nội dung trình bày tương tự, chính vì vậy trong quá trình lựa chọn và sử dụng, bạn có thể căn cứ vào thông tư nào cũng được nhé.
Hy vọng những chia sẻ ở bài viết trên đây sẽ giúp độc giả của vieclam123.vn có thêm kiến thức trình bày văn bản, nhất là mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định. Việc lựa chọn trình bày theo Thông tư nào không quan trọng, quan trọng là bạn có đưa ra được nội dung chuẩn xác và biết cách sắp xếp mọi thứ khoa học hay không.
Nếu qua bài viết vừa rồi mà bạn vẫn chưa thể hình dung ra bố cục của mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định, vậy thì đừng bỏ qua các file tài liệu được chia sẻ bên dưới này nhé:
Mau-bien-ban-thanh-ly-tai-san-co-dinh-theo-thong-tu-133.doc
Mau-bien-ban-thanh-ly-tai-san-co-dinh-theo-thong-tu-200.docx
Như thông tin vừa tìm hiểu, cần có người đứng ra đại diện cho doanh nghiệp tiến hành thanh lý tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng. Những người này nằm trong Ban thanh lý tài sản cố định hay còn gọi là hội đồng thanh lý tài sản. Vậy bạn có biết mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản được thiết lập như thế nào? Khám phá ngay bài viết dưới đây để có những thông tin chính xác nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ