close
cách
cách cách cách cách cách

Cách viết mẫu quyết định thanh lý hàng tồn kho chuẩn nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu quyết định thanh lý hàng tồn kho là văn bản cần thiết để quyết định thanh lý hàng tồn kho có trong doanh nghiệp. Nội dung tại bài viết dưới đây của vieclam123.vn sẽ bật mí cho bạn cấu trúc của một quyết định thanh lý hàng tồn kho chuẩn xác nhé!

1. Tìm hiểu về quyết định thanh lý hàng tồn kho

1.1. Cách viết mẫu quyết định thanh lý hàng tồn kho

Khi phát hiện ra hàng tồn kho trong doanh nghiệp đã tồn đọng lâu ngày thì doanh nghiệp cần đưa ra phương án để xử lý hàng tồn kho. Doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thanh lý hàng tồn cho mình tùy vào mục đích của từng doanh nghiệp. Vậy nên, nếu muốn thanh lý hàng tồn kho thì doanh nghiệp cần phải soạn thảo cho mình văn bản về quyết định thanh lý hàng tồn kho. Để có thể soạn được một quyết định thanh lý hàng tồn kho chính xác, bạn cần phải viết nội dung của quyết định theo các phần như nội dung mà vieclam123 chia sẻ dưới đây.

Doanh nghiệp đưa ra phương án để xử lý hàng tồn kho
Doanh nghiệp đưa ra phương án để xử lý hàng tồn kho

1.1.1. Phần mở đầu của quyết định thanh lý hàng tồn kho

Nội dung phần mở đầu của mẫu quyết định thanh lý hàng tồn kho bao gồm các thông tin về: tên doanh nghiệp, số quyết định, Quốc hiệu - tiêu ngữ, địa điểm, ngày soạn thảo quyết định, tên quyết định, các căn cứ mà công ty, doanh nghiệp dựa và để đưa ra quyết định thanh lý hàng tồn kho.

Các thông tin sẽ được viết theo thứ tự và có nội dung như sau:

Đầu tiên ở lề bên trái là thông tin của doanh nghiệp và số quyết định: “CÔNG TY……..

Số: …../2015/QĐ-…..”

Cạnh thông tin trên là Quốc hiệu và tiêu ngữ được trình bày ở lề bên phải như sau: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”

Bên dưới là địa điểm và ngày soạn thảo văn bản: “…., ngày…. tháng…. năm …”

Tên của quyết định được trình bày với cỡ chữ to hơn, có viết in hoa và in đậm: “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THANH LÝ HÀNG TỒN KHO”

Tải mẫu quyết định thanh lý hàng tồn kho

Nội dung trong phần mở đầu của quyết định thanh lý hàng tồn kho
Nội dung trong phần mở đầu của quyết định thanh lý hàng tồn kho

Cuối cùng là các thông tin về các căn cứ mà doanh nghiệp có thể dựa và để đưa ra:

“- Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp theo số 60/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Căn cứ vào một số Điều lệ hoạt động của Công ty.

- Căn cứ vào nội dung giấy đề nghị thanh lý của: .... (ghi tên của công ty hoặc doanh nghiệp)

- Căn cứ vào Biên bản họp Đại hội đồng Công ty số …/…./BB - … ngày … /… / … (các thông tin về biên bản họp).

- Căn cứ Biên bản họp của Hội đồng thanh lý hàng hóa tồn kho số …, ngày … (các thông tin về biên bản họp).

- Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh, nhu cầu thanh lý hàng hóa của Công ty.”

Các căn cứ mà công ty, doanh nghiệp đưa ra quyết định
Các căn cứ mà công ty, doanh nghiệp đưa ra quyết định

Xem thêm: Mẫu biên bản hủy hàng hóa hỏng và những thông tin xoay quanh

1.1.2. Nội dung trong quyết định thanh lý hàng tồn kho

Nội dung của mẫu quyết định thanh lý hàng tồn kho sẽ chia thành các điều cụ thể, tùy vào quyết định của doanh nghiệp trong việc thanh lý hàng tồn kho.

Trong quyết định có thể chia nội dung thành 4 Điều như sau:

“Điều 1: Phê duyệt phương án thanh lý hàng hóa tồn kho theo nội dung như sau:

- Số lượng hàng hóa thanh lý: Trong mục này cần có các thông tin về tên hàng hóa, số lượng, giá trị sổ sách, giá trị thanh lý và ghi chú (nếu có)

- Giá trị thanh lý

- Cách thức thanh lý

- Đối tượng thanh lý

Điều 2: Giao việc thanh lý cho cho Hội đồng thanh lý hàng hóa (thành lập theo Quyết định số …, ngày .../…/…) và đơn vị quản lý hàng hóa (ví dụ: Ban quản kho số 6, Phòng quản lý hàng hóa ...) tổ chức thanh lý hàng hóa theo đúng trình tự, thủ tục nêu trên.

Điều 3: Số tiền sau khi tổ chức thanh lý hàng hóa được thu về sau khi đã trừ các chi phí liên quan sẽ hạch toán vào doanh thu của công ty.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các ông (bà), phòng (ban) có trách nhiệm thi hành quyết định này.”

Nội dung quyết định được chia thành các điều khoản
Nội dung quyết định được chia thành các điều khoản

1.1.3. Phần kết thúc quyết định thanh lý hàng tồn kho

Phần cuối cùng của mẫu quyết định thanh lý hàng tồn kho là thông tin về

“Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VP./.

Tên và chữ ký của người đưa ra quyết định Giám đốc/ Phó giám đốc.”

1.2. Cần chú ý gì khi viết quyết định thanh lý hàng tồn kho?

Khi viết quyết định thanh lý hàng tồn kho bạn cần chú ý trình bày các nội dung trong quyết định thanh lý một cách có trình tự để người đọc có thể hiểu rõ hơn về nội dung mà văn bản đang muốn đề cập.

Các thông tin trong văn bản phải hoàn toàn chính xác và không được có bất kỳ sai sót nào. Nếu nội dung về việc thanh lý có sai sót sẽ ảnh hưởng đến kết quả thanh lý của công ty. Vậy nên, trong quyết định thanh lý hàng tồn kho cần phải đề cập cụ thể về những thông tin của hàng hóa để đảm bảo được tính chính xác.

Chú ý trình bày văn bản sao cho rõ ràng và dễ hiểu nhất. Các nội dung khác nhau thì không được viết cùng một dòng mà phải viết xuống dòng để có thể tách các ý giữa các nội dung. Lựa chọn phông chữ, cỡ chữ đúng chuẩn để các thông tin trong mẫu quyết định thanh lý hàng tồn kho đảm bảo được tính trang trọng nhất.

Mọi thông tin trong quyết định phải rõ ràng và cụ thể
Mọi thông tin trong quyết định phải rõ ràng và cụ thể

Xem thêm: [CẬP NHẬT] Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới nhất hiện nay

2. Thủ tục đăng ký hàng tồn kho

Bước 1: Thủ kho làm Giấy đề nghị công ty tiến hành thanh lý hàng hóa tồn kho. Giấy đề nghị về việc thanh lý hàng tồn kho gồm các nội dung:

- Tên hàng hóa cần phải thanh lý

- Số lượng cần phải thanh lý

- Chất lượng của hàng hóa

- Lý do thực hiện thanh lý hàng hóa

(Kèm theo là danh sách và số lượng hàng hóa tồn kho được kiểm kê để ban lãnh đạo Công ty xem xét)

Bước 2: Công ty tiến hành họp và thành lập hội đồng thanh lý hàng tồn kho

Cuộc họp được diễn ra sau khi nhận được đề nghị thanh lý hàng tồn kho của thủ kho gửi lên Công ty. Trong cuộc họp sẽ trao đổi và xem xét về thực trạng hàng tồn kho của công ty xem điều này có cần thiết không. Nội dung của biên bản trong cuộc họp bao gồm: Thẩm định thực tế và định giá của hàng hóa tồn kho, đưa ra phương án thanh lý hàng hóa tồn kho

Bước 3: Đưa ra quyết định về thành lập Hội đồng thanh lý

Nội dung trong quyết định bao gồm các thông tin: Hội đồng thanh lý, người chịu trách nhiệm, các bên liên quan.

Các bước đăng ký hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Các bước đăng ký hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Bước 4: Tiến hành xác minh và lập biên bản về hiện trạng hàng tồn kho (bao gồm: chủng loại, số lượng, chất lượng)

Trong biên bản xác nhận cần ghi rõ các thông tin về: Ngày, tháng, năm, Hội đồng thanh lý (Nêu tên của từng người), Kiểm kê hàng hóa ( các thông tin về tên, số lượng, chất lượng của hàng hóa thực tế)

Bước 5: Lập Biên bản thẩm định hàng hóa

Nội dung trong Biên bản thẩm định hàng hóa cần ghi rõ các thông tin về chủng loại, số lượng, chất lượng, phương thức thanh lý và giá trị thanh lý,... Nội dung này sẽ được trình lên chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc để xem xét và đưa ra quyết định về phương án thanh lý.

Bước 6: Quyết định phê duyệt phương án thanh lý hàng tồn kho

Mẫu quyết định thanh lý hàng tồn kho sẽ được thực hiện khi mà các thủ tục về việc thành lập, kiểm tra được thực hiện và hoàn tất xong các thủ tục về thanh lý hàng tồn kho.

Đưa ra quyết định phê duyệt việc thanh lý hàng tồn kho
Đưa ra quyết định phê duyệt việc thanh lý hàng tồn kho

Trên đây là các thông tin về cách viết mẫu quyết định thanh lý hàng tồn kho chuẩn. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn đọc có thể biết về các thông tin trong quyết định thanh lý hàng tồn kho. Từ những thông tin mà bạn vừa đọc được bạn đọc có thể soạn thảo cho doanh nghiệp của mình khi cần một văn bản thanh lý hàng tồn kho chính xác nhất.

Nội dung của quyết định giải thể doanh nghiệp

Các nội dung trong quyết định giải thể doanh nghiệp được viết như thế nào? Quy trình để thực hiện quyết định giải thể doanh nghiệp là gì? Link bài viết dưới đây sẽ trả lời cho các câu hỏi trên bạn nhé!

Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.