close
cách
cách cách cách

Bật mí lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Có nhiều bạn mặc dù đã học tiếng Anh rất nhiều năm, học ở nhiều trung tâm mà vẫn bị mất gốc tiếng Anh.Vậy trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn một lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc, giúp bạn có những định hướng cụ thể trong việc học của mình.

1. Bắt bệnh mất gốc tiếng Anh

Lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu

1.1. Biểu hiện

Để có một lộ trình hiệu quả và phù hợp nhất với bản thân thì bạn cần phải biết được trình độ của mình tới đâu, mình đang hổng những kiến thức gì. 

  • Về mặt tâm lý : Các bạn cảm giác rất là sợ tiếng Anh, cứ nhắc tới tiếng Anh là sợ. Trong suy nghĩ luôn nghĩ là mình không có năng khiếu để học ngôn ngữ, cho dù học thế nào cũng không giỏi lên được vì vậy khi học tiếng Anh cảm giác rất nản, muốn bỏ cuộc.

  • Về mặt kiến thức:

    • Ngữ pháp của bạn kém, bạn thậm chí còn không thành thạo được một số thì căn bản; vốn từ vựng kém, ít; khả năng nói, khả năng giao tiếp tiếng Anh kém.

    • Có thể bạn biết một chút từ vựng đấy, cũng biết chút ngữ pháp đấy nhưng khi nói chuyện, tiếp xúc với người bản ngữ lại chẳng hiểu họ đang nói gì, cũng không biết nói cái gì.

    • Cuối cùng là những bạn đã có chút căn bản tiếng Anh rồi mà học mãi cũng không lên được trình.

1.2. Nguyên nhân

Vậy nguyên nhân do đâu?

  • Nguyên nhân số 1 đó là các bạn rất hay nản, hay chán, dễ bỏ cuộc trong khi đó học tiếng Anh là cả một quá trình cần một thời gian dài để có thể vun đắp kiến thức. Vì vậy muốn học tiếng Anh bạn cần phải thật kiên trì và bền bỉ.

  • Thứ 2 đó là phương pháp học sai lệch không phù hợp với bản thân hoặc không kiên trì theo đuổi một phương pháp nào, cứ thay đổi phương pháp học liên tục.

2. Lộ trình cụ thể từ A tới Z cho các bạn mất gốc

Lộ trình cụ thể từ A tới Z cho các bạn mất gốc

2.1. Củng cố lại các kiến thức căn bản

  • Đầu tiên các bạn cần phải đặt mục tiêu cho chặng này là: củng cố, lấy lại các kiến thức căn bản và sơ khai nhất của tiếng Anh. Bên cạnh đó, cũng phải đặt mục tiêu cho bản thân và kiên trì theo đuổi tới cùng. 

(Mẹo nhỏ: Để có thể giữ lửa trong quá trình học thì trước khi bắt đầu học bạn nên ghi lại lý do tại sao mình học tiếng Anh ra một tờ giấy, khi nào cảm thấy nản bạn hãy lôi tờ giấy đó ra đọc lại và lên lại dây cót tinh thần cho bản thân. Ngoài ra, khi học tiếng Anh bạn nên tìm những điểm thú vị và hãy yêu nó để cảm thấy học tiếng Anh không bao giờ nhàm chán).

  • Sau khi đã xác định được mục tiêu rõ ràng rồi thì bạn hãy cố gắng tạo cho mình một thói quen học tiếng Anh. Về thời gian học: mỗi ngày học từ 2-3 tiếng liên tục trong vòng 6 tháng.

  • Về kiến thức và phương pháp học: khi học bạn nên kết hợp học cả 3 kỹ năng đó là phát âm, từ vựng và ngữ pháp, không nên học riêng lẻ hoặc quá chú trọng vào một kỹ năng mà bỏ qua các kỹ năng khác. 

(Ví dụ: khi học 1 từ vựng bạn nên học cả cách phát âm chuẩn xác của từ đó, để nhớ nghĩa của từ này bạn nên đặt một câu có chứa từ đó như vậy bạn vừa có thể ôn lại được các cấu trúc ngữ pháp lại vừa có thể nhớ nghĩa của từ).

  • Phát âm: Để học phát âm trước tiên bạn cần phải đọc chuẩn và thành thạo 44 âm IPA, sau đó luyện từng từ, rồi luyện tập tới đọc cả câu . Khi đã thành thạo đọc chuẩn được cả câu văn thì lúc này bạn nên bắt chước ngữ điệu của người bản xứ. 
  • Ngữ pháp: để qua được giai đoạn mất gốc này thì bạn cần học một số chủ điểm ngữ pháp căn bản và thông dụng nhất trong tiếng Anh như: các thì trong tiếng Anh, câu bị động, câu điều kiện, câu so sánh,..
  • Từ vựng: Mỗi ngày đặt mục tiêu học khoảng 10 từ mới và thường xuyên ôn tập lại những từ mà mình đã học để tránh trường hợp học đâu quên đấy
  • Bên cạnh đó bạn cần phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng nghe. Khi học nghe bạn vừa có thể học được từ vựng, ngữ pháp (học các từ mới trong đoạn băng), vừa có thể học được phát âm (bạn nghe người bạn ngữ nói và bắt chước nói nhại lại.)

2.2. Thực hành lại các kiến thức 

Bạn có thể tới học tại các trung tâm để có thể tiếp xúc và giao tiếp với người nước ngoài.

Ngoài ra, bạn có thể kết bạn với người bản ngữ trên các trang mạng xã hội và giao tiếp với họ thường xuyên.

Cuối cùng bạn có thể đến các nơi công cộng có nhiều khách du lịch và nói chuyện trực tiếp với họ.

Mình hy vọng qua bài viết này các bạn đã có một định hướng , một lộ trình học tiếng Anh cụ thể cho người mất gốc. Chúc các bạn học tốt!

>> Bài viết liên quan:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.