close
cách
cách cách cách

Phương pháp học tiếng Anh cho người mất gốc từ cơ bản hiệu quả nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiện nay có rất nhiều người đang trong tình trạng bị mất gốc tiếng Anh và dẫn tới việc học những kiến thức tiếp theo vô cùng khó khăn. Vậy làm thế nào để có thể học tốt tiếng Anh khi đã bị mất gốc là điều chúng tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây với bí quyết học tiếng Anh cho người mấy gốc.

1. Giải thích cụm từ “Mất gốc tiếng Anh”?

Mất gốc tiếng Anh là gì

Đầu tiên, “gốc” là từ vựng để chỉ những gì căn bản, nền tảng nhất của một sự vật, sự việc. Vậy, “mất gốc tiếng Anh” có ý nói rằng bạn không biết những thứ cơ bản, đơn giản nhất của ngôn ngữ này hoặc có nhưng đã bị mất đi. Việc không nắm được những kiến thức cơ bản khiến cho việc học tiếng Anh ở những trình độ nâng cao hơn trở nên khó khăn và vô ích do không thể tiếp thu. Vấn đề mất gốc tiếng Anh này rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

Những người đang trong tình trạng mất gốc tiếng Anh thường bối rối và không tìm được cho mình phương pháp cũng như lối đi hợp lý để học tiếng Anh cho người mất gốc. Bởi họ không biết bắt đầu từ đâu cũng như không biết học như thế nào cho hiệu quả. Vậy làm thế nào để có những phương pháp học tập hợp lý nhất dành cho những người đã bị mất gốc tiếng Anh? Cùng tham khảo ngay sau đây nhé!

2. Bí quyết học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả.

2.1. Bắt đầu lại từ đầu với tiếng Anh.

Việc bắt đầu học lại từ đầu một kiến thức đã học trong suốt nhiều năm không phải là điều đơn giản đối với bất kỳ ai. Thế nhưng đây thực sự là việc làm vô cùng cần thiết đối với những người đang trong tình trạng mất gốc tiếng Anh. Hãy bắt đầu lại tất cả từ bảng chữ cái, cách phát âm và những câu nói đơn giản và học nó một cách thành thạo nhất nhé. Chỉ khi bạn nắm được những kiến thức nền tảng một cách vững chắc mới là cơ sở để bạn có thể học tốt những kiến thức tiếp theo. Vì thế, đừng lười biếng và quan ngại khi phải học lại từ đầu nhé. Hãy dành thời gian và bỏ công sức một cách nghiêm túc nhất để ghi nhớ những kiến thức mà mình bị mất đi.

2.2. Chú trọng tới ngữ pháp.

Vấn đề to lớn nhất ở những người học tiếng Anh đang bị mất gốc chính là không có ngữ pháp hoặc sử dụng ngữ pháp một cách mơ hồ, không chính xác. Nhiều người nghĩ học tiếng Anh cho người mất gốc chỉ cần ghi nhớ từ vựng, phát âm mà không cần quá chú trọng tới ngữ pháp. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mất gốc tiếng Anh. Ngữ pháp giống như khung xương của một con người, càng chắc chắn thì con người càng khỏe mạnh, phát triển. Học từ vựng để hiểu người nói đề cập đến cái gì và học ngữ pháp để biết được họ trình bày nó như thế nào. Việc không chú trọng vào ngữ pháp đôi khi sẽ khiến cho chúng ta hiểu sai ý hoặc hiểu một cách mông lung về vấn đề mà người nói muốn diễn đạt. Nếu không thực sự hiểu nhau thì cuộc đối thoại sẽ không thể thành công được. 

Vậy, làm sao để học ngữ pháp dễ dàng? Trước tiên, hãy ôn tập lại toàn bộ ngữ pháp từ dễ tới khó mà bạn biết và luyện tập sử dụng nó sao cho thật thành thạo. Khi học một ngữ pháp mới bạn nên đọc thật kỹ càng phần giải thích về ngữ pháp đó và xem nhiều ví dụ minh họa để hiểu rõ hơn. Sau đó, tự đặt nhiều câu với ngữ pháp mình học được. Bí quyết để học tốt ngữ pháp đó là luôn luôn phải đi đôi với thực hành. Hãy vận dụng ngữ pháp mà mình học được vào việc viết nhật ký, email hay nhắn tin với bạn bè, người thân thiết. Việc đọc nhiều sách báo tiếng Anh không chỉ giúp bạn nâng cao vốn từ vựng mà còn giúp chúng ta biết cách sử dụng câu, từ, ngữ pháp chính xác. Nên lựa chọn những thể loại sách, truyện mà bạn yêu thích để tăng cảm hứng khi học tập.

Phương pháp học tiếng Anh cho người mất gốc

2.3. Hoàn thiện và trau dồi tất cả kỹ năng ngay từ ban đầu.

Khi bắt đầu học lại từ những thứ đơn giản nhất bạn cũng phải lưu ý hãy luyện tập và hoàn thiện về toàn bộ kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết. Hãy tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình để trau dồi và luyện tập nhiều hơn.

Ví dụ như với kỹ năng nói thì việc phát âm chính xác là vô cùng quan trọng. Ngay từ khi bắt đầu từ bảng chữ cái bạn nên luyện cho mình khả năng phát âm chính xác. Khi tập phát âm một từ vựng chúng ta nên đọc lại nó khoảng 7 – 10 lần để phát âm cho thuần thục cũng như tập cho mình phản xạ tự nhiên khi nói từ đó. Ngoài ra, hãy vận dụng tối đa mọi lúc, mọi nơi để có thể nói tiếng Anh. Với bạn bè, anh chị, thầy cô, đồng nghiệp,….Bắt đầu bằng một từ vựng, một câu nói đơn giản. Nếu còn rụt rè, tôi có một mẹo nhỏ đó là hãy ghi nhớ những câu thoại ngắn trong bộ phim mà bạn yêu thích sau đó bắt chước nói theo. Việc đó giúp bạn học được cả ngữ điệu cũng như sắc thái khi thể hiện một câu nói tiếng Anh. 

Đối với kỹ năng nghe, hãy để cho bản thân được tiếp xúc với tiếng Anh nhiều nhất có thể. Hãy để cho ngôn ngữ này ở xung quanh mình, mọi lúc mọi nơi mà bạn có thể. Nghe nhạc, bật tivi, tải xuống một đoạn hội thoại tiếng Anh và bật chúng trong nhà của bạn.

Ngoài ra chúng ta cũng nên luyện tập viết thư, lời nhắn bằng tiếng Anh. Đồng thời tìm đọc những sách, truyện bằng tiếng Anh có nội dung thú vị để trau dồi kỹ năng đọc và viết.

2.4 Có lộ trình học chi tiết cho người mất gốc

Khi học tiếng Anh cho người mất gốc bạn cần xây dựng cho mình một lộ trình học cụ thể. Bạn không thể hoàn thành tốt việc học nếu không thể xác định được mình cần học gì trước và học như thế nào. Hãy xác định trình độ tiếng Anh hiện tại của bạn và từ đó xây dựng cho mình một lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc phù hợp với bạn nhất. Dưới đây sẽ là lộ trình cơ bản cho các bạn tham khảo.

3. Lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc

3.1 Bắt đầu học lại từ vựng tiếng Anh

Học từ vựng tiếng Anh cho người mất gốc

Từ vựng chính là nền tảng của tiếng Anh, bất cứ kỹ năng tiếng Anh nào cũng đều đòi hỏi bạn phải có được một vốn từ vựng phong phú. Khi học tiếng Anh cho người mất gốc thì bạn hãy bắt đầu học từ những từ vựng đơn giản thường gặp trong cuộc sống. Với những từ vựng đơn giản và thường thấy bạn sẽ dễ dàng áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày để ghi nhớ. Ví dụ với từ "Hat" tức là chiếc mũ, mỗi lần bạn nhìn thấy hoặc sử dụng mũ sẽ nhớ nó có tên tiếng Anh là "Hat".

Cách học từ vựng: Học cách viết và phát âm và ý nghĩa của từng từ một chách chi tiết. Mỗi ngày hãy đặt cho mình một mục tiêu học và cố gắng hoàn thành nó. Ngoài ra bạn cũng có đọc các cuốn sách tiếng Anh để trau dồi vốn từ vựng của mình hay tải một phần mềm từ điển tiếng Anh trên điện thoại để có thể học tiếng Anh bất cứ khi nào.

3.2 Tiếp tục với ngữ pháp tiếng Anh.

Như đã nói ở trên thì ngoài từ vựng ra bạn cũng cần phải trau dồi kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh để biết cách sử dụng ngôn ngữ. Sau khi có một vốn từ vựng đủ dùng thì hãy bắt đầu với ngữ pháp tiếng Anh. Mỗi khi học thuộc được một cấu trúc ngữ pháp thì bạn hãy sử dụng vốn từ vựng của mình để đặt những câu theo ngữ cảnh khác nhau cho cấu trúc đó. Việc này sẽ giúp bạn ghi nhỡ kiến thức về ngữ pháp lâu hơn và ôn luyện về từ vựng một cách hiệu quả. Đây là một bước rất quan trọng trong lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc.

3.3 Luyện nghe tiếng Anh.

Sau khi có một vốn từ vựng phong phú và khả năng áp dụng cấu trúc tiếng Anh một cách thành thạo thì hãy học nghe tiếng Anh. Nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao lại học nghe trước mà không phải luyện nói tiếng Anh. Bởi vì khi bạn học nghe thì bạn cũng gián tiếp học nói tiếng Anh rồi.

Khi bắt đầu luyện nghe thì bạn nên bắt đầu với những chủ đề dễ và quen thuộc và có tốc độ, thời lượng thấp để có thể dễ dàng nghe được thông tin. Ban đầu nếu chưa quan bạn có thể bật phụ đề để dễ dàng nghe hiểu và tăng dần độ khó bằng cách tắt phụ đề và tăng tốc độ của bài nghe. Đừng chọn chủ đề quá khó khiến bạn luyện mãi mà không nghe được nhé.

Mục tiêu sau khi luyện nghe là bạn có thể nghe hiểu những thông tin trong bài nghe mà không cần nhìn phụ đề.

Luyện nghe tiếng Anh

3.4 Luyện nói tiếng Anh

Sau khi luyện nghe thành thạo thì chúng ta bắt đầu luyện nói tiếng Anh. Hãy cố gắng phát âm thật chính xác, đúng ngữ điệu của người bản xứ như trong các cuộc hội thoại mà bạn nghe. Hãy tận dụng tối đa thời gian rảnh để luyện nói tiếng Anh và luyện phản xạ sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Ban đầu bạn có thể nói thật chậm và điều chỉnh khẩu hình của mình trước gương hoặc ghi âm lại để nghe lại. Nếu có thể hãy tìm một người bạn để có thể thực hành đối thoại tiếng Anh để trau dồi các kỹ năng tiếng Anh một cách hiệu quả.

3.5 Luyện đọc tiếng Anh

Với kỹ năng đọc bạn cần phải luyện kỹ năng đoán từ ngữ trong ngữ cảnh bởi vì tiếng Anh có rất nhiều từ vựng có đa nghĩa tùy theo ngữ cảnh. Để luyện đọc hiệu quả bạn có thể bắt đầu với những cuốn sách tiếng Anh hãy những bộ tiểu thuyết nổi tiếng để tránh nhàm chán trong quá trình học. Đừng quên trau dồi từ vựng liên tục trong quá trình luyện đọc tiếng Anh nữa nhé.

Luyện đọc viết tiếng Anh

3.6 Học viết tiếng Anh

Kỹ năng cuối cùng là luyện viết tiếng Anh, hãy thử bắt đầu với những câu tiếng Anh đơn giản hoặc viết một đoạn nhật ký bằng tiếng Anh mỗi ngày để rèn luyện kỹ năng này. Trong quá trình viết hãy chú ý những lỗi sai chính tả và hãy đa dạng về văn phong để củng cố kiến thức từ vựng và ngữ pháp của bản thâm.

Phía trên là những chia sẻ ít ỏi mà chúng tôi tích lũy được với mong muốn giúp những người đang trong tình trạng mất gốc tiếng Anh tìm được hướng đi và phương pháp phù hợp để cải thiện trình độ tiếng Anh. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết và chúc các bạn sẽ gặt hái được thành công và tìm được cách học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả nhất.

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.