close
cách
cách cách cách cách cách

[CẬP NHẬT] Bản mô tả công việc kế toán kho khách sạn chi tiết nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Có trong tay nghiệp vụ kế toán kho nhưng nếu môi trường doanh nghiệp không phù hợp thì bạn có thể thử thách bản thân với các khách sạn chuyên nghiệp. Việc làm kế toán kho khách sạn có gì khác biệt so với khi làm ở địa điểm khác? Những công việc mà bạn cần đảm nhiệm là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất.

1. Bạn hiểu gì về công việc kế toán kho khách sạn?

Không chỉ doanh nghiệp, ở các khách sạn, kế toán kho cũng là vị trí vô cùng quan trọng. Những người làm kế toán kho khách sạn thường hoạt động chính ở kho hàng và phụ trách mảng lập hoá đơn theo dõi hàng hóa trong kho.

Bạn hiểu gì về công việc kế toán kho khách sạn
Bạn hiểu gì về công việc kế toán kho khách sạn?

Có thể nói đây là công việc có nghiệp vụ tương tự như việc làm kế toán nhà hàng, hay doanh nghiệp. Tuy nhiên sự khác biệt ở đây chính là hàng hoá theo dõi. Ở khách sạn, chủ yếu kế toán kho sẽ phải tính toán, lập hoá đơn theo dõi tình trạng xuất - nhập - tồn của thực phẩm, đồ uống, nguyên vật liệu chế biến,...

Để biết thêm chi tiết về công việc của kế toán kho, bạn có thể theo dõi phần mô tả công việc kế toán kho khách sạn do vieclam123.vn chia sẻ ngay sau đây.

2. Công việc của kế toán kho khách sạn gồm những gì?

Tuy có phần tương tự với bản mô tả công việc kế toán kho khác tuy nhiên kế toán kho khách sạn sẽ có những nghiệp vụ riêng biệt phù hợp với lĩnh vực. Cụ thể, kế toán kho trong khách sạn sẽ phải làm những đầu việc gì mời bạn tham khảo thông tin bên dưới để biết thêm chi tiết.

2.1. Kiểm kê các mặt hàng trong kho khách sạn

Nhiệm vụ đầu tiên mà kế toán kho làm việc trong khách sạn không được bỏ qua đó chính là thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình hàng hóa trong kho, sau đó lên kế hoạch xuất - nhập đối với số hàng hóa đó để trình lên kế toán trưởng duyệt.

Mỗi khi xuất hoặc nhập hàng, kế toán kho sẽ phối hợp cùng thủ kho và cả bên xuất - nhập cùng kiểm đếm số lượng để có số liệu trùng khớp. Sau đó, nội dung này sẽ được lưu vào sổ ghi chép do Kế toán phụ trách hạch toán.

Kiểm kê các mặt hàng trong kho khách sạn
Kiểm kê các mặt hàng trong kho khách sạn

Tuỳ vào từng khách sạn mà thời gian kiểm kê sẽ có sự chênh lệch, tuy nhiên thường thì cứ 3 tháng 1 lần, kế toán kho khách sạn sẽ cùng thủ kho tiến hành kiểm kê toàn bộ hàng hoá và nguyên vật liệu trong kho, từ đó phát hiện những hàng hoá hư hỏng hoặc sắp hết date để kịp thời xử lý, tránh làm ảnh hưởng tới những sản phẩm khác.

Trong quá trình kiểm kê, nếu có phát hiện sai số hoặc chênh lệch số liệu giữa các bên thì kế toán kho khách sạn sẽ phải lập biên bản kiểm kê lẫn biên bản đề xuất xử lý.

Kế toán kho khách sạn còn có nhiệm vụ thường xuyên hoặc kiểm tra đột xuất việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, đối chiếu số liệu trong sổ sách với thực tế đảm bảo trường hợp làm sai quy định của khách sạn.

Xem thêm: Kế toán kho trên excel là gì? Cách quản lý file ecxel hỗ trợ công việc

2.2. Lập chứng từ xuất - nhập kho hàng hoá trong khách sạn

Lập chứng từ xuất - nhập kho hàng hoá trong khách sạn
Lập chứng từ xuất - nhập kho hàng hoá trong khách sạn

Các chứng từ xuất nhập kho cũng thuộc phạm vi quản lý của kế toán kho, chính vì vậy nếu tham gia vào việc làm này thì bạn phải có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ như phiếu xuất nhập kho, hợp đồng giao nhận hàng hoá,...

Với các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất, kế toán kho cần kiểm tra và đối chiếu thật kỹ với hàng hoá thực tế. Tất cả các trường hợp thiếu hụt hàng hoá, không khớp với hoá đơn chứng từ cần báo cáo cấp trên để có phương án xử lý.

Khi xác định các chứng từ, hoá đơn là hợp lý, kế toán kho khách sạn cần nhập dữ liệu này vào hệ thống quản lý. Việc làm này đảm bảo các nhà quản lý trong ban lãnh đạo của khách sạn có thể kịp thời nắm bắt tình hình cũng như đưa ra kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.

Kế toán kho trong khách sạn hàng ngày cũng phải lập chứng từ xuất - nhập hàng hoá, hoá đơn mua - bán hàng hoá,... khi được yêu cầu.

Kiểm soát tình trạng xuất - nhập - tồn, sau đó lập báo cáo tồn kho và kiểm tra thực tế xem có thực sự trùng khớp với giấy tờ hay không.

2.3. Hạch toán và kê khai thuế theo quy định kế toán hiện hành

Hạch toán và kê khai thuế theo quy định kế toán hiện hành
Hạch toán và kê khai thuế theo quy định kế toán hiện hành

Giống như các kế toán từng phần hành khác, kế toán kho khách sạn sẽ phải hạch toán với các nghiệp vụ xuất - nhập hàng hoá và nguyên vật liệu trong kho của khách sạn, tiến hành hạch toán doanh thu, chi phí và giá vốn hàng bán.

Bên cạnh đó, kế toán kho khách sạn cũng phải theo dõi thường xuyên các công nợ nhập và xuất hàng hoá, lập biên bản xác minh công nợ theo định kỳ để theo dõi và quản lý công nợ hiệu quả.

Kế toán kho khách sạn không thể tránh khỏi việc kê khai thuế đầu vào và đầu ra theo quy định Kế toán hiện hành, đồng thời khi có kết quả hạch toán thì kê khai vào hệ thống quản trị kế toán mà khách sạn đang sử dụng.

2.4. Một số đầu việc khác dành cho kế toán kho khách sạn

Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, kế toán kho khách sạn cũng phải đảm nhận một số đầu việc khác, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiến hành lập các báo cáo liên quan như báo cáo tồn kho, báo cáo xuất - nhập hàng hoá,...

Một số đầu việc khác dành cho kế toán kho khách sạn
Một số đầu việc khác dành cho kế toán kho khách sạn

Thứ hai, đưa ra đề xuất với các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận kho trong khách sạn. Bên cạnh đó, nếu có vấn đề phát sinh liên quan tới công việc hay nghiệp vụ thì kế toán kho khách sạn cũng chính là người đề xuất lên cấp trên để được giải quyết và xử lý.

Thứ ba, kế toán kho khách sạn sẽ kết hợp cùng với kế toán công nợ đối chiếu các số liệu phát sinh hàng ngày để tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra.

Không phải làm việc độc lập, kế toán kho khách sạn sẽ phải phối hợp với Thủ kho và kế toán giá thành để kiểm tra và đối chiếu các số liệu ghi chép xem có trùng khớp hay không. 

Khi có nhiệm vụ phát sinh thì kế toán kho khách sạn cũng phải đảm bảo hoàn thành tốt theo yêu cầu của quản lý khách sạn.

Xem thêm: Kế toán thuế GTGT - nghiệp vụ quen vẫn khiến kế toán viên lúng túng

3. Mức lương dành cho kế toán kho khách sạn là bao nhiêu

Có thể quy mô và chế độ của mỗi khách sạn là khác nhau, tuy nhiên mức lương dành cho kế toán kho ở các khách sạn lại có sự tương đương nhau. Cụ thể, kế toán kho khách sạn có thể nhận về mức lương dao động từ 5 - 8 triệu đồng/tháng, đây là mức lương chưa bao gồm các khoản hỗ trợ hay phụ cấp khác.

Việc bạn sẽ nhận được con số cụ thể nào trong khoảng đó thì còn tùy thuộc vào quy mô của khách sạn, tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của khách sạn đó và cả năng lực của ứng viên kế toán kho.

Mức lương dành cho kế toán kho khách sạn là bao nhiêu
Mức lương dành cho kế toán kho khách sạn là bao nhiêu

Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy bổ sung kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm và cả kỹ năng liên quan tới việc làm để được chấp nhận vào vị trí kế toán kho khách sạn bạn nhé.

Bạn sẽ nhanh chóng được chấp nhận vào vị trí kế toán kho khách sạn nếu như có am hiểu về các loại thực phẩm, nguyên vật liệu mà khách sạn đang sử dụng. Kết hợp với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế nữa thì quả là điều tuyệt vời.

Để không bỏ lỡ các tin tức chia sẻ bí quyết hữu ích về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, bạn đừng bỏ qua các bài viết được cập nhật liên tục ở website vieclam123.vn bạn nhé.

Tìm hiểu công việc kế toán vật tư chi tiết nhất

Bạn biết gì về vị trí kế toán vật tư? Đây là vị trí có nhiệm vụ như thế nào? Cùng tôi khám phá và tìm hiểu thông tin về công việc của kế toán vật tư qua bài viết dưới đây để xem họ làm những gì nhé.

Kế toán vật tư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.