Trong ngành kế toán, những thuật ngữ chuyên ngành dường như rất khó hiểu và thực sự bạn phải là một người trong nghề mới có đủ khả năng để hiểu rõ bản chất của nó. Một trong những nội dung cũng khiến không ít người tỏ ra thiếu tự tin về nghiệp vụ kế toán của mình, nhất là sinh viên kế toán mới ra trường đó là thuật ngữ "kế toán thuế GTGT". Vậy bạn hiểu như thế nào về cụm từ này?
MỤC LỤC
Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết thế thuật ngữ kế toán thuế GTGT. Qua đó tích lũy thêm kiến thức chuyên ngành để từ đó nâng cao hơn nghiệp vụ chuyên môn kế toán.
Kế toán thuế giá trị gia tăng là một nghiệp vụ quan trọng trong công việc kế toán. Nhân viên kế toán thuế theo dõi, nắm bắt các hoạt động được thực hiện có sự liên quan mật thiết tới khoản thuế giá trị gia tăng. Từ đó đảm bảo cho doanh nghiệp luôn chấp hành đúng và đủ nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
Ở mọi doanh nghiệp đều không thể thiếu hoạt động kế toán thuế giá trị gia tăng ngay cả khi doanh nghiệp đó có bộ phận kế toán hay không. Bởi vì trên thực tế, có nhiều công ty quy mô nhỏ không có bộ phận kế toán nhưng trách nhiệm nộp thuế là trách nhiệm bắt buộc cho tất cả các tổ chức có đăng ký hoạt động kinh doanh thế nên ngay cả khi phải thuê kế toán thuế bên ngoài thì nhiệm vụ làm kế toán thuế giá trị gia tăng vẫn cần được thực hiện một cách đầy đủ.
Rõ ràng, thực hiện kế toán thuế GTGT là vô cùng quan trọng. Là một nhân viên kế toán, bạn phải hiểu rõ ý nghĩa của việc này mới có thể giúp cho doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm với nhà nước.
Xem thêm: Cập nhật những kiến thức liên quan tới kế toán thuế gtgt được khấu trừ
Trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung, kế toán thuế giá trị gia tăng rất quan trọng bởi hoạt động này giúp ghi chép lại toàn bộ hoạt động kế toán về thuế giá trị gia tăng để qua đó làm báo cáo cho nội dung hoạt động này. Mục đích quả kế toán đối với thuế giá trị gia tăng nhằm giúp cho doanh nghiệp làm tròn trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước một cách đầy đủ và đúng hạn quy định.
Hoạt động này sẽ giúp phản ánh chính xác, chân thật việc ghi chép đối với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách thường xuyên. Dựa vào sự phản ánh này, người kế toán viên sẽ lập ra bản báo cáo chuẩn với việc xác định được mức thuế sẽ được khấu trừ với các công ty tính theo phương pháp này, thuế cần nộp vào ngân sách.
Với loại thuế thu nhập của doanh nghiệp thì người nhân viên kế toán cũng sẽ tiến hành tổng hợp lại nguồn doanh thu đã nhận về ở trong kỳ kế toán, xác định nguồn phí hợp lý để tính ra mức thu nhập cần phải chịu thuế cũng như tính đúng số thuế phải nộp ngân sách.
Như thế, thông qua việc tìm hiểu, nắm bắt ý nghĩa biểu hiện cũng như nhiệm vụ mà hoạt động kế toán thuế giá trị gia tăng phải đảm nhiệm, phía doanh nghiệp sẽ luôn đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm nộp thuế theo quy định pháp luật, tránh những trường hợp bị xử lý như phạt do nộp thuế không đúng giá trị, nộp chậm hoặc tệ hơn nữa là bị truy thu thuế. Việc này cũng giúp cho việc thu thuế kịp thời bổ sung vào ngân sách nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả, kịp đầu tư cho nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Kế toán thuế giá trị gia tăng hoàn toàn cần thiết và hữu ích cho tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập, các đơn vị chưa có kế toán thuế giúp đảm đương các nhiệm vụ quan trọng như đã nêu trên.
Có thể bạn không biết, kế toán thuế GTGT có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững, lâu dài của doanh nghiệp. Nên nếu bạn là người đứng đầu doanh nghiệp, hãy chú trọng nhiều cho hoạt động này và đảm bảo nó được thực hiện chỉn chu, bài bản và chính xác.
Còn nếu như bạn là một nhân viên kế toán thuế, đừng bao giờ ngừng học hỏi, trai dồi kỹ năng, nghiệp vụ vì nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng do bạn đảm đương thực hiện có ảnh hưởng tới tính thi hành luật pháp của doanh nghiệp. Nếu thiếu kiến thức cho công tác này, rất có thể chính bản thân bạn cũng sẽ phải chịu những hình thức xử lý theo quy định hiện hành.
Liên quan đến nhiệm vụ kế toán đối với khoản thuế giá trị gia tăng cho đơn vị còn là nghiệp vụ hạch toán thuế GTGT. Phần nhiệm vụ này rất quan trọng trong việc đảm bảo kết quả kế toán thuế GTGT được chính xác. Vậy bạn đã biết hạch toán hạng mục này như thế nào để đạt được kết quả cần đạt hay chưa?
Xem thêm: [CẬP NHẬT] Mô tả công việc trợ lý kế toán đầy đủ và chi tiết nhất
Việc hạch toán đối với khoản thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo các hạng mục sau:
- Hạch toán đầu vào theo TK 133 thuế giá trị gia tăng
- Hạch toán đầu ra cho thuế giá trị gia tăng theo TK 3331
- Hạch toán cuối kỳ cho thuế giá trị gia tăng
- Hạch toán mức thuế giá trị gia tăng cho nguồn hàng nhập khẩu theo TK 33312
- Hạch toán mức thuế giá trị gia tăng cho nguồn hàng xuất khẩu
Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động hạch toán thuế giá trị gia tăng cho các trường hợp khác như khi bị truy thu, mức tiền phạt do chậm nộp thuế, thuế đầu vào đã được hoàn lại,...
Trong tất cả, với riêng việc hạch toán đầu ra đối với thuế giá trị gia tăng thì kế toán cần nộp thuế dựa vào phương pháp tính thuế từ nguồn doanh thu trực tiếp.
Như vậy, đến đây bài viết của vieclam123 đã cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về kế toán thuế GTGT. Hy vọng với những gì nhận được từ chia sẻ này, bạn sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn trong công việc và chúng cũng giúp bạn trở thành một kế toán giỏi.
Nghiệp vụ kế toán được coi là ngọn đèn đuốc sáng dẫn đường để những người hành nghề kế toán có thể thuận lợi phát triển năng lực bản thân trong lĩnh vực này. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ thế nào là nghiệp vụ kế toán hay chưa? Có những nghiệp vụ kế toán nào một nhân viên kế toán cần có được? Hãy click bài viết bên dưới để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này một cách sâu sắc hơn nữa.
MỤC LỤC
Chia sẻ