Với những người theo học ngành kế toán, chắc chắn bạn sẽ cần phải nắm vững kiến thức về nghiệp vụ kế toán cơ bản. Vieclam123.vn qua bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin hữu ích mà người kế toán cần lưu ý.
Liên quan đến kiến thức cơ bản trong nghiệp vụ kế toán, bạn cần ghi nhớ những điều sau:
1. Nghiệp vụ mua hàng: ghi chép giá mua chưa bao gồm thuế GTGT, thuế GTGT mua vào, tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn, số tiền trả trước cho nhà cung cấp.
2. Nghiệp vụ bán hàng: Ghi chép giá vốn bán hàng cho khách, doanh thu bán hàng, công nợ của khách hàng, số tiền khách hàng trả tiền trước, số tiền lãi ngân hàng trả cho doanh nghiệp, phí dịch vụ tài khoản, phí in sao kê, tiền lãi doanh nghiệp trả cho ngân hàng, tiền thu vốn góp cổ đông,...
3. Nghiệp vụ công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm bao gồm:
*Phương pháp tính giá xuất kho:
Phương pháp bình quân gia truyền
Phương pháp “first in- first out” (nhập trước, xuất trước)
Phương pháp thực tế đích danh (sử dụng cho những mặt hàng có giá trị cao và chỉ được bán đơn lẻ).
* Cách tính công cụ dụng cụ:
Khi nhập kho
Khi xuất dùng
4. Nghiệp vụ tài sản cố định: nghiệp vụ tài sản cố định được tính khi mua tài sản cố định, khi tính khấu hao hàng tháng, khi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
5. Nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương: cần tính các khoản trích theo lương, phương pháp hạch toán.
6. Nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm: phương pháp chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại giảm giá bán hàng, tính hàng bán bị trả lại, hoa hồng đại lý
7. Các bút toán cuối kì: phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng, các khoản giảm trừ doanh thu, các bút toán kết chuyển,
8. Lưu ý khi làm báo cáo tài chính: tính toán bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình lưu chuyển tiền tệ.
Xem thêm: Mẫu cv ngành kế toán hot nhất.
Kiến thức về nghiệp vụ kế toán tương đối phức tạp. Để có thể học tốt và hiệu quả, bạn cần có cách học đúng đắn. Đầu tiên, những kiến thức chung nhất bạn cần nhớ được là:
TK đầu 1 Từ 111 – 171 Là loại TK Tài sản ngắn hạn
TK đầu 2 Từ 211 – 244 Là loại TK Tài sản dài hạn
TK đầu 3 Từ 311 – 356 Là loại TK Nợ phải trả
TK đầu 4 Từ 411 – 421 Là loại TK Nguồn vốn chủ sở hữu
TK đầu 5 Từ 511 – 521 Là loại TK Doanh thu
TK đầu 6 Từ 611 – 642 Là loại TK Chi phí sản xuất, kinh doanh
TK đầu 7 711 Là TK Thu nhập khác
TK đầu 8 Từ 811 – 821 Là loại TK Chi phí khác
TK đầu 9 911 Là TK xác định kết quả kinh doanh (Tập hợp CP và DT)
TK đầu 0 Từ 001 – 007 Là loại TK ngoài bảng
* Cần chú ý 5 loại tài khoản chính như sau:
Tài khoản Tài sản gồm: TK đầu 1 + 2.
Tài khoản Nguồn vốn gồm: TK đầu 3 + 4.
Tài khoản Doanh thu gồm: TK đầu 5 + 7.
Tài khoản Chi Phí gồm: TK đầu 6 + 8.
Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 911.
Lưu ý:
TK đầu 5 + 7 mang tính chất NGUỒN VỐN
TK đầu 6 + 8 mang tính chất TÀI SẢN
=> Kết luận:
Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7
Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 911
* Cách định tài khoản kế toán khi có phát sinh
Những loại tài khoản Tài sản gồm: 1, 2, 6, 8
Khi phát sinh tăng: Ghi bên Nợ
Khi phát sinh giảm: Ghi bên Có
VD: Xuất tiền mặt 10.000.000đ đi mua hàng hóa. Nợ TK 156: 10.000.000đ. Có TK 111: 10.000.000đ
Những loại tài khoản Nguồn vốn gồm: (3,4,5,7):
Khi phát sinh tăng: Ghi bên Có
Khi phát sinh giảm: Ghi bên Nợ
VD: Vay tiền 20.000.000đ trả cho người bán. Nợ TK 331: 20.000.000đ. Có TK 311: 20.000.000đ
Tài khoản 911 là tài khoản tập hợp chi phí và doanh thu (xác định kết quả kinh doanh).
* Cuối cùng, để có thể ghi nhớ được các nguyên tắc nghiệp vụ kế toán, bạn cần phải chăm chỉ làm bài tập luyện tập, đến lúc đó sẽ dễ dàng nhớ được các loại tài khoản.
Trước khi làm các bài tập về nghiệp vụ kế toán, một số loại tài khoản cụ thể được Vieclam123.vn tổng hợp dưới đây:
Tài khoản | Ý nghĩa | Tài khoản | Ý nghĩa |
Nợ TK 111 | Tiền mặt (Tổng giá trị thanh toán) | Nợ TK 211 | Tài sản cố định hữu hình |
TK 112 | Tiền gửi ngân hàng (dựa vào giấy rút tiền) | Nợ TK 213 | TSCĐ vô hình |
TK 131 | Khoản phải thu của khách hàng | Nợ TK 217 | Bất động sản đầu tư |
TK 136 | Khoản phải thu nội bộ | Nợ TK 221 | Đầu tư vào công ty con |
TK 138 | Khoản phải thu khác | Nợ TK 222 | Vốn góp liên doanh |
TK 141 | Tạm ứng | Nợ TK 223 | Khoản đầu tư vào công ty liên kết |
TK 121 | Khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn | Nợ TK 228 | Khoản đầu tư dài hạn khác |
TK 128 | Khoản đầu tư ngắn hạn khác | TK 244 | Khoản ký quỹ, ký cược dài hạn |
TK 138 | Khoản phải thu khác | TK 228 | Đầu tư dài hạn khác |
Nợ TK 133 | Thuế GTGT được khấu trừ | Nợ TK 241 | Xây dựng cơ bản dỡ dang |
TK 144 | Khoản cầm cố, ký quỹ, ký cước ngắn hạn | TK 334 | Trả công cho nhân viên |
Nợ TK 152 | Nguyên liệu, vật liệu | TK 338 | Các khoản phải trả, phải nộp khác |
Nợ TK 153 | Công cụ, dụng cụ | Nợ TK 521 | Tiền chiết khấu thương mại |
Nợ TK 156 | Hàng hóa | Nợ TK 531 | Hàng bán bị trả lại |
Nợ TK 157 | Hàng gửi đi bán | Nợ TK 532 | Giảm giá bán hàng |
TK 3389 | Bảo hiểm thất nghiệp | TK 511 | Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
TK 711 | Thu nhập khác | TK 515 | Doanh thu hoạt động tài chính (chưa có thuế GTGT) |
Nợ TK 811 | Chi phí khác | Nợ TK 622 | Chi phí nhân công trực tiếp |
Nợ TK 3331 | Thuế GTGT phải nộp | Nợ TK 641 | Chi phí bán hàng |
Nợ TK 3382 | Kinh phí công đoàn | Nợ 642 | Chi phí quản lý doanh nghiệp |
TK 3383 | Bảo hiểm xã hội | Nợ TK 635 | Chi phí tài chính |
TK 3384 | Bảo hiểm y tế | TK 6231 | Chi phí sử dụng máy thi công |
TK 6421 | Chi phí lương nhân viên bán hàng | TK 6271 | Chi phí lương nhân viên sản xuất chung |
Bài tập 1: Cty Thiên Long là Cty thương mại, chuyên kinh doanh máy vi tính (Được thành lập trong tháng 1/2019 do 2 thành viên Góp vốn là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Mỹ Linh), trong kỳ tháng 1/2019 có phát sinh các nghiệp vụ kế toán phát sinh như sau.
1. Ngày 3/1/2019. Công ty nhận tiền góp vốn bằng tiền mặt của Ông Minh 100 triệu đồng.
Như vậy:
Nợ TK 111: 100 triệu đồng
Có TK 411: 100 triệu đồng
=> Cần có đầy đủ chứng từ: Phiếu thu có đầy đủ chữ ký, sau đó thực hiện ghi sổ kế toán, ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái tài khoản 111 và 411
2. Ngày 4/1/2019 . Công ty nhận tiền góp vốn bằng tiền gửi Ngân hàng tại Ngân hàng Techcombank với số tiền 120 triệu đồng của Chị Linh.
Như vậy:
Nợ TK 112 Techcombank: 120 triệu đồng
Có TK 411: 120 triệu đồng
=> Cần có chứng từ: Giấy báo có Ngân hàng và Sổ phụ ngân hàng, Ghi sổ kế toán, ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái tài khoản 112 và 411.
3. Ngày 4/1/2019. Công ty đặt cọc tiền thuê nhà cho chủ nhà là ông Nguyễn Văn A số tiền 20 triệu với thời hạn thuê là 3 năm bằng tiền mặt. Sau 3 năm nếu không tiếp tục thuê thì công ty sẽ được trả lại tiền cọc.
Như vậy:
Nợ TK 244: 20 triệu
Có TK 111: 20 triệu
=> Chứng từ: hợp đồng, phiếu chi và biên nhận tiền, ghi sổ kế toán, sổ nhật ký chung, ghi vào sổ cái 244 và sổ cái 111. Sau đó là ghi sổ chi tiết 244 ghi rõ đối tượng là Nguyễn Văn A (chủ cho thuê nhà).
4. Ngày 5/1/2019. Công ty mua đồ dùng văn phòng tại nhà sách và được xuất hóa đơn GTGT với giá chưa VAT là 4 triệu và VAT là 10%: 0.4 triệu. Công ty trả bằng tiền mặt.
Như vậy:
Nợ TK 642 hoặc 641: 4.000.000 đồng
Nợ TK 133: 400.000 đồng
Có TK 111: 4.400.000 đồng
=> Cần có chứng từ: Phiếu chi và hóa đơn tài chính của nhà sách. Sau đó ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung TK 111: 4.400.000, ghi vào sổ cái TK 642; Số TK 133 và Số TK 111.
5. Ngày 6/1/2019 Công ty trả tiền thuê văn phòng cho chủ nhà bằng tiền mặt, Chủ nhà đã xuất hóa đơn cho Công ty với giá là 15 triệu/tháng (Đây là hóa đơn bán hàng nên không có thuế GTGT).
Như vậy:
Nợ TK 642 hoặc 641: 15 triệu
Có TK 111: 15 triệu
=> Cần có các loại chứng từ phiếu chi, hóa đơn bán hàng, ghi vào sổ nhật ký chung, ghi vào sổ cái: TK 642; 641 và 111.
6. Ngày 8/1/2019 Công ty trà tiền cho Phong Vũ bằng chuyển khoản tại Ngân hàng Techcombank với số tiền là 50.000.000
Như vậy:
Nợ TK 331 (Phong vũ): 50 triệu đồng
Có TK 112 Techcombank: 50 triệu đồng
=> Cần có Bộ chứng từ: UNC, sau đó ghi sổ kế toán nhật ký chung, ghi vào sổ cái: TK 331 và TK 112, ghi vào sổ chi tiết của TK 331 đối tượng chi tiết là Phong Vũ
7. Ngày 9/1/2019 Công ty bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng của khách hàng với số tiền là 120 triệu (trong đó giá chưa VAT là 100 triệu và VAT là 10 triệu). của mặt hàng máy Dell với số lượng bán là 10 cái.Giả sử công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Như vậy:
Nghiệp vụ 1: doanh thu bán hàng
Nợ TK 112 HSBC: 220
Có TK 511: 200
Có TK 3331: 20
=> Bộ chứng từ: Giấy báo có của NH, Hóa đơn đầu ra, Hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận hàng => Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung, ghi 2 nghiệp vụ
Nghiệp vụ 2: giá vốn hàng bán
Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán): 150.000.000
Có TK 156 (Hàng hóa): 150.000.000
Như vậy, trên đây là giải thích chi tiết của Vieclam123.vn về nghiệp vụ kế toán. Với những nghiệp vụ này, bạn cần thực hành thường xuyên, tỉ mỉ trong từng phép tính toán để tránh xảy ra sai sót. Chúc các bạn thành công.
>> Xem thêm tin:
Chia sẻ