close
cách
cách cách cách cách cách

[CẬP NHẬT] Bản mô tả công việc kế toán dự án xây dựng mới nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngày nay, kế toán dự án xây dựng đang được săn lùng ráo riết bởi các công ty xây dựng. Tuy nhiên không vì thế mà tiêu chí tuyển dụng được thiết lập lỏng lẻo. Bạn sẽ có khả năng chinh phục nhà tuyển dụng nếu như hiểu rõ công việc mà mình quan tâm và bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được những kiến thức tuyệt vời đó.

1. Kế toán dự án xây dựng là ai?

Kế toán dự án xây dựng là người làm công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong đó có mảng xây dựng.

Với các dự án liên quan tới xây dựng, doanh nghiệp buộc phải tuyển dụng một kế toán có chuyên môn cao, kinh nghiệm tốt để giúp họ theo dõi, hạch toán và quản lý vấn đề chi thu, cuối kỳ kết chuyển lãi lỗ từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Kế toán dự án xây dựng là ai
Kế toán dự án xây dựng là ai?

Hiện tại, đây là vị trí đang được tuyển dụng khá nhiều, cũng có không ít ứng viên quan tâm và tham gia ứng tuyển nhưng để giành thế ưu tiên trước hết hãy hiểu rõ về công việc của mình sẽ làm, bằng cách theo dõi bản mô tả công việc kế toán dự án xây dựng được trình bày ở nội dung sau đây nhé.

2. Mô tả công việc kế toán dự án xây dựng mới nhất

Một kế toán dự án xây dựng sẽ có nhiều đầu việc khác nhau, trong đó các nhiệm vụ sẽ được kéo dài và phân bổ đồng đều theo tiến trình của dự án. Sau đây là những công việc cơ bản mà kế toán dự án phải thực hiện kể từ khi phụ trách dự án cho tới khi kết thúc, cùng xem nhé.

2.1. Tập hợp các giấy tờ trong hồ sơ của dự án xây dựng đảm nhiệm

Khi công trình vừa mới bắt đầu, để dự án được diễn ra một cách suôn sẻ, kế toán dự án xây dựng phải tập hợp đầy đủ các loại giấy tờ trong hồ sơ của dự án bao gồm: Dự toán thẩm định công trình, hợp đồng xây dựng của dự án hiện tại, mẫu quyết định gói thầu chuẩn bị thi công, hồ sơ thiết kế dự án xây dựng cùng với bản hồ sơ tham khảo địa chất nơi dự án được xây dựng.

Tập hợp các giấy tờ trong hồ sơ của dự án xây dựng đảm nhiệm
Tập hợp các giấy tờ trong hồ sơ của dự án xây dựng đảm nhiệm

Việc chuẩn bị các giấy tờ này chính là để đảm bảo tính hợp pháp của dự án, khi được thanh tra kiểm tra thì kế toán sẽ xuất trình đầy đủ theo yêu cầu của cán bộ có thẩm quyền. Như vậy sẽ không có bất cứ ảnh hưởng nào tới tiến độ thi công của dự án.

Xem thêm: Chia sẻ đến bạn các phần mềm Kế toán kho phổ biến nhất hiện nay

2.2. Theo dõi dự án theo trình tự nhất định

Khi dự án chính thức đi vào hoạt động, kế toán dự án xây dựng sẽ phải là người theo dõi “nhất cử nhất động”, theo dõi theo trình tự nhất định để không bỏ sót bất cứ vi phạm nào.

Thứ nhất, theo dõi tiến độ thi công bằng cách bám sát vào hợp đồng, chưa hết, kế toán cần theo dõi việc phân bổ vật tư, nguyên vật liệu theo từng giai đoạn của dự án.

Dựa theo hạn mức vật liệu, vật tư, kế toán dự án xây dựng sẽ tiến hành tổng hợp chi phí cho công trình theo từng giai đoạn cụ thể. Dựa vào bảng dự toán được thẩm định ban đầu, kế toán dự án xây dựng cần bóc tách khối lượng. Lưu ý, khi bóc tách, hãy chú ý tới phần chênh lệch vật liệu, vật tư, cùng với đó phải cộng tất cả các giá trị chênh lệch lại với nhau.

Việc bóc tách khối lượng Nguyên vật liệu phải được căn cứ vào định mức bóc tách ban đầu trong dự toán để yêu cầu xuất hoá đơn một cách chuẩn xác nhất.

Chi phí nhân công cũng là phần chi phí mà kế toán dự án xây dựng cần phải hạch toán, theo đó sẽ dựa vào bảng dự toán để tính và theo dõi phần chi phí này  cho chính xác.

Tổng hợp chi phí máy thi công công trình theo từng giai đoạn cũng là nhiệm vụ quan trọng mà kế toán dự án cần phải thực hiện. Trong trường hợp có khối lượng công trình phát sinh, kế toán sẽ tiến hành bám sát khối lượng phát sinh đó mà hạch toán cho chính xác.

2.3. Công tác khi dự án xây dựng hoàn thành

Kế toán dự án xây dựng thực hiện công tác khi dự án xây dựng hoàn thành
Kế toán dự án xây dựng thực hiện công tác khi dự án xây dựng hoàn thành

Khi dự án xây dựng được hoàn thành, kế toán sẽ tiến hành giải trình số liệu, lấy căn cứ từ hồ sơ quyết toán công trình. Khi có bất kỳ thông tin nào bị thắc mắc thì kế toán dự án đều phải nói ra được nguyên nhân vì sao lại như vậy.

2.4. Xử lý hồ sơ theo tình hình thực tế của dự án phụ trách

Là người phụ trách mọi hoạt động thu chi liên quan tới dự án xây dựng, kế toán chính là người nắm rõ nhất mọi vấn đề liên quan tới dự án. Trong quá trình làm việc, chắc chắn không tránh khỏi những trường hợp phát sinh ngoài ý muốn, tuy nhiên lúc này kế toán sẽ phải tìm cách để giải quyết ổn thoả chúng.

Đối với các vấn đề phát sinh ngoài quyền hạn và trách nhiệm thì có thể trình lên cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.

2.5. Lập các loại báo cáo có liên quan tới dự án

Kế toán dự án xây dựng lập các loại báo cáo có liên quan tới dự án
Kế toán dự án xây dựng lập các loại báo cáo có liên quan tới dự án

Kế toán dự án xây dựng sẽ phải tiến hành lập các loại báo cáo có liên quan tới dự án xây dựng mình phụ trách. Trong đó có báo cáo thuế theo định kỳ (tháng, quý); báo cáo tài chính và tính thu nhập ròng của mỗi công trình đã hoàn thành; lập báo cáo tài chính nội bộ phục vụ cho nhu cầu của quản lý cấp trên.

Ngoài ra, kế toán dự án cũng phải thực hiện việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, hoá đơn theo một cách khoa học nhất, làm sao để khi cần thì không mất nhiều thời gian để tìm chúng.

Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo và phân công của quản lý cấp trên như Kế toán trưởng hay Ban giám đốc,...

3. Yêu cầu dành cho ứng viên kế toán dự án xây dựng

Kế toán xây dựng là một nghiệp vụ khá phức tạp cho nên những ứng viên muốn xin vào vị trí này cũng phải chuẩn bị cho mình một profile thật chất lượng đấy nhé.

Nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên lựa chọn những ứng viên đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:

Thứ nhất, tốt nghiệp chuyên ngành kế toán trình độ từ cao đẳng trở lên, nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên tốt nghiệp đại học nhưng chiếm số lượng ít cho nên các bạn đừng quá lo lắng nhé.

Yêu cầu dành cho ứng viên kế toán dự án xây dựng
Yêu cầu dành cho ứng viên kế toán dự án xây dựng

Thứ hai, có các loại chứng chỉ liên quan tới chuyên ngành học như chứng chỉ kế toán như CMA, CPA, CFA, ACCA, CPA, ACA,... Ngoài ra còn có chứng chỉ tin học văn phòng, chứng chỉ tiếng Anh.

Thứ ba, ưu tiên những ứng viên từng có kinh nghiệm làm việc thực tế ở lĩnh vực kế toán dự án xây dựng

Thứ tư, kế toán dự án xây dựng phải có kỹ năng như giải quyết vấn đề nhanh nhạy, có khả năng giao tiếp, thuyết trình và giải trình số liệu khi được cơ quan thuế hỏi,...

Nếu bạn đảm bảo được những yêu cầu này thì khả năng được trúng tuyển là khá lớn đấy, ngay từ bây giờ hãy bổ sung những tiêu chí còn thiếu, hoàn thiện bản thân mỗi ngày để nâng cao cơ hội sở hữu việc làm mình yêu thích nhé.

Xem thêm: Kế toán thuế tài sản là gì? Vai trò, lợi ích của kế toán thuế tài sản

4. Quyền lợi cho kế toán dự án xây dựng khi được nhận chính thức

Quyền lợi cho kế toán dự án xây dựng khi được nhận chính thức
Quyền lợi cho kế toán dự án xây dựng khi được nhận chính thức

Kế toán dự án xây dựng khi được tuyển dụng trở thành nhân viên chính thức thì sẽ được hưởng những quyền lợi sau đây:

- Được tham gia đóng các loại bảo hiểm theo quy định Nhà nước

- Được hưởng lương 1 tháng/lần, mức lương do 2 bên tự thoả thuận khi nhận việc

- Làm tốt sẽ có thưởng theo năng suất

- Thưởng lương tháng 13 và một số khoản phụ cấp khác như xăng xe, chuyên cần,...

- Được đi nghỉ mát hàng năm tuỳ điều kiện kinh doanh của công ty

Trên đây là toàn bộ công việc của kế toán dự án xây dựng vieclam123 chia sẻ cho bạn, trước khi ứng tuyển hãy đảm bảo rằng mình nắm rõ những công việc này bạn nhé.

Mô tả công việc kế toán chi phí rõ ràng nhất

Bạn hiểu gì về vị trí kế toán chi phí trong doanh nghiệp? Công việc của vị trí kế toán này phải thực hiện bao gồm những gì? Cùng vieclam123.vn khám phá ngay những thông tin bên dưới để có thêm kiến thức về vị trí này bạn nhé.

Mô tả công việc kế toán chi phí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.