close
cách
cách cách cách cách cách

Mô tả công việc kế toán chi phí chi tiết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kế toán luôn luôn là ngành nghề có mức độ cạnh tranh cao, đưa đến những vị trí việc làm kế toán chất lượng - thu nhập tốt, trong đó có kế toán chi phí. Vậy kế toán chi phí là gì? Công việc cụ thể của kế toán chi phí làm những gì? Bản mô tả công việc kế toán chi phí được cập nhật mới nhất dưới đây sẽ giúp các bạn nắm bắt rõ hơn về công việc này.

1. Kế toán chi phí là gì?

Kế toán chi phí là gì?

Kế toán chi phí là gì?

Kế toán chi phí là một trong những bộ phận kế toán đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh nói chung, trong đó chịu trách nhiệm công việc chính là thu thập, tổng hợp, quản lý và xử lý tất cả những chi phí có liên quan đến một dự án hay một mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó: có thể là dự án đầu tư, chương trình ra mắt sản phẩm mới, hay đơn giản là các chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Thông qua kế toán chi phí, một công ty (tập đoàn, doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ) có thể kiểm soát được chi phí của mình một cách tốt nhất, từ đó giúp hợp lý hóa các khâu sản xuất - tiêu thụ - trao đổi hàng hóa - mua nguyên vật liệu, … nhằm cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm, tránh thất thoát tài chính và tối ưu lợi nhuận.

Nói một cách ngắn gọn thì nhờ có kế toán chi phí mà vấn đề về tài chính, quỹ, dòng tiền của công ty được quản lý và sử dụng hiệu quả tối ưu.

Ở một góc độ khác, khi kế toán chi phí được nhìn nhận gắn liền với chủ thể thì kế toán chi phí có thể hiểu là vị trí việc làm hoặc những người chuyên trách về mảng chi phí (tiền) trong doanh nghiệp. Bản thân họ có thể coi là một kế toán viên care tất tần tật những hạng mục chi phí kinh doanh (phải chi ra) sao cho có thể nắm bắt và kiểm soát tài chính doanh nghiệp một cách tối ưu.

2. Mô tả công việc kế toán chi phí chi tiết từ a - z

Một bản mô tả công việc kế toán chi phí khoa học sẽ là nền tảng lý luận giúp nhân viên kế toán hoàn thành tiến độ công việc chuẩn chỉnh nhất. 

Mô tả công việc kế toán chi phí (hình minh họa)

Mô tả công việc kế toán chi phí (hình minh họa)

Nội dung của bản mô tả được trình bày chi tiết như sau:

  • Hạch toán chính xác các khoản mục chi phí của công ty, ví dụ như: chi phí quản lý, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng , …

  • Kiểm soát các hóa đơn theo ngày, tuần, tháng cũng như những hoạt động liên quan đến chi phí

  • Kiểm soát hoạt động chi tiêu trong doanh nghiệp và quản lý ngân sách

  • Thu thập thông tin, dữ liệu, tổng hợp và quản lý thông tin để nắm bắt được tình hình tài chính chung, những chi phí phát sinh riêng

  • Lập các báo cáo chi phí trình lên cấp trên - đối tượng thụ hưởng thường là kế toán trưởng hoặc ban giám đốc (tùy từng quy mô tổ chức)

  • Xây dựng hoặc đề xuất các giải pháp thắt chặt/ nới lỏng chi tiêu để sử dụng chi phí có hiệu quả

  • Dự báo chi phí và cố vấn cho kế toán trưởng/ ban giám đốc để tiết kiệm chi phí

  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên

  • Báo cáo công việc hằng ngày

3. Những điều nên biết về công việc kế toán chi phí

Để đạt được hiệu quả công việc cao trong nghề kế toán chi phí cũng như nắm bắt tốt hơn cơ hội việc làm thì ngoài việc nắm được bản mô tả công việc kế toán chi phí đã nêu trên, các bạn cũng cần thiết phải tiếp nhận một vài thông tin cơ bản liên quan đến các khoản chi phí chính, điều kiện hành nghề kế toán chi phí, những yêu cầu công việc, cơ hội việc làm, và đặc biệt là mức lương - vấn đề mà bất kỳ ai cũng quan tâm.

Thông tin việc làm kế toán chi phí

Thông tin việc làm kế toán chi phí

3.1. Điều kiện hành nghề

  • Tốt nghiệp cao đẳng/ đại học trở lên chuyên ngành kế toán - tài chính

  • Chứng chỉ tin học cơ bản

  • Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B (hoặc chứng chỉ tương đương)

  • Chứng chỉ nâng ngạch kế toán (tham khảo thông tin chứng chỉ tại trang chủ Bộ tài chính)

3.2. Yêu cầu công việc cơ bản

  • Yêu cầu bằng cấp: tốt nghiệp cao đẳng/ đại học đúng chuyên ngành kế toán

  • Yêu cầu kiến thức: khối kiến thức kế toán cơ bản và kiến thức nghiệp vụ kế toán chi phí đặc thù

  • Có kinh nghiệm hành nghề kế toán tối thiểu 06 tháng

  • Kỹ năng tin học văn phòng thành thạo, có khả năng sử dụng và quản lý các phần mềm hỗ trợ công việc kế toán chi phí, ví dụ như phần mềm kế toán, phần mềm lưu trữ thông tin, excel, …

  • Kỹ năng thu thập và quản lý thông tin

  • Kỹ năng giao tiếp

  • Kỹ năng làm việc độc lập

  • Kỹ năng làm việc nhóm

  • Kỹ năng tự xử lý tình huống và khắc phục sự cố

  • Kỹ năng quản lý thời gian 

  • Có tố chất kế toán: tư duy nhanh nhẹn, mạch lạc, khả năng nhảy số nhanh, khả năng quản lý tốt và luôn luôn phải đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao. Cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực

  • Nắm đầy đủ và luôn cập nhật tin tức mới nhất về bản mô tả công việc kế toán chi phí

Nếu các ứng viên tự tin liệt kê đầy đủ những yêu cầu kể trên thì sẽ là một điểm cộng rất lớn khi nhà tuyển dụng nhìn vào CV kế toán.

3.3. Mức lương kế toán chi phí hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, kế toán là một trong những nhóm nghề có mức lương (cũng như tổng thu nhập) tốt nhất trong thị trường việc làm Việt Nam, và kế toán chi phí cũng không phải là ngoại lệ. Tùy thuộc vào kinh nghiệm của người lao động cũng như loại hình doanh nghiệp mà thu nhập của mỗi kế toán chi phí là khác nhau.

Mức lương kế toán chi phí 2021

Mức lương kế toán chi phí 

- Lương kế toán chi phí theo kinh nghiệm:

  • Mức lương khởi điểm: dao động từ 4,5 - 12 triệu/ tháng

  • Mức lương kinh nghiệm từ 02 năm: 7 - 15 triệu/ tháng

  • Mức lương kinh nghiệm trên 05 năm: 9 - 25 triệu/ tháng

- Lương kế toán chi phí theo loại hình doanh nghiệp:

  • Trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chịu sự quản lý của Nhà nước: 4,5 - 15 triệu/ tháng

  • Trong công ty tư nhân Việt Nam (xét ở quy mô trung bình): trong khoảng 7,5 - 20 triệu/ tháng

  • Trong các công ty liên doanh, công ty nước ngoài, tập đoàn lớn: từ 15 triệu/ tháng.

Trong thực tế, 1 kế toán chi phí trong các doanh nghiệp loại hình này có khả năng đạt mức thu nhập 35 - 50 triệu/ tháng.

Ngoài ra, lương của kế toán chi phí cũng chịu ảnh hưởng của 1 số yếu tố khác như: hiệu suất công việc, quy mô công ty, chế độ đãi ngộ nhân viên, sự lên xuống của thị trường.

3.4. Các khoản mục chi phí mà kế toán chi phí cần nắm rõ

Có 3 khoản chi phí chính phổ biến liên quan đến hoạt động kinh doanh là: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý (doanh nghiệp). Mỗi một khoản chi phí lại có những đặc điểm, đặc thù và cách quản lý không giống nhau. Do đó làm kế toán chi phí chắc chắn phải nắm vững về các khoản mục chi phí này để tránh nhầm lẫn cũng như tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các khoản mục chi phí kế toán chính trong doanh nghiệp

Các khoản mục chi phí kế toán chính trong doanh nghiệp 

  • Chi phí sản xuất: là khoản chi phí không cố định mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả cho hoạt động sản xuất, ví dụ như chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân công, chi phí mua ngoài, chi phí đầu tư cho sản phẩm, dịch vụ, chi phí khấu hao tài sản

Thường thì chi phí sản xuất sẽ có rất nhiều khoản phát sinh lặt vặt (gọi là các khoản phí ngoài kế hoạch). Do đó khi làm công tác quản lý chi phí kế toán cần đặc biệt lưu ý mục này.

  • Chi phí bán hàng: là khoản chi phí có kế hoạch và phân mục ổn định hơn mà doanh nghiệp phải chi trả cho hoạt động bán hàng. Chi phí bán hàng liên quan đến chi phí đóng gói sản phẩm, chi phí xây dựng thương hiệu, chi phí tiếp thị, chi phí chi trả cho nhân viên bán hàng, chi phí mua thêm dịch vụ, … Mỗi hoạt động bán hàng hoặc chương trình tiếp thị bán hàng dù lớn dù nhỏ cũng sẽ có kế hoạch được xây dựng trước. Và phải thông qua kế toán chi phí để được duyệt các khoản chi.

  • Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí quản lý doanh nghiệp hay còn gọi là chi phí chi trả nội bộ, là khoản chi phí cố định mà doanh nghiệp phải bỏ ra hằng tháng, hằng quý hoặc hằng năm để chi trả cho nhân viên (ví dụ như lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền đóng bảo hiểm cho nhân viên, …), chi trả xây dựng, sửa chữa, bảo trì hoặc mua thêm tài sản, đồ dùng văn phòng, cơ sở hạ tầng; các khoản thuế, quỹ dự trù và chi phí bằng tiền (có tính chất công) cố định khác.

Kết luận

Kế toán chi phí hiện đại

Kế toán chi phí hiện đại

Trên đây là bản mô tả công việc kế toán chi phí đầy đủ nhất được thực hiện bởi Vieclam123.vn. Dù chưa phải là tất cả, nhưng hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp các bạn phần nào có những hiểu biết rõ nét hơn về công việc này. Tham khảo tin tuyển dụng việc làm kế toán, kế toán viên, kế toán chi phí mới nhất tại trang đăng tin: Vieclam123.vn. Chúc các bạn thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.