Blog

Hướng dẫn cách lập kế hoạch kinh doanh cho nhà hàng ăn uống

07/04/2023

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kinh doanh nhà hàng ăn uống chưa bao giờ là chủ đề hết “hot” với bất kỳ ai. Bởi việc kinh doanh ẩm thực luôn đem lại lợi nhuận cao khiến rất nhiều người muốn bước chân vào thị trường này. Tuy nhiên, mức độ cạnh của ngành này cực kỳ khốc liệt, trở thành một thách thức đối với các chủ nhà hàng khi mới bắt đầu kinh doanh. Để có được sự thuận lợi ở bước khởi đầu, vieclam123.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống ở ngay trong bài viết dưới đây!

1. Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh

Trước khi tiến hành kinh doanh bất cứ thứ gì thì nguồn vốn chính là yếu tố đầu tiên cần phải chuẩn bị. Nguồn vốn này sẽ được tiến hành theo quy mô nhà hàng mà bạn dự định thiết kế.

Để chính xác cần số vốn bao nhiêu, bạn cần phải lập một kế hoạch tài chính nhà hàng, dự toán tất cả các chi phí như tiền thuê mặt bằng, trang trí, thiết bị, nguyên liệu, thủ tục pháp lý,… Đồng thời, bạn cũng cần tính toán chi phí phòng ngừa rủi ro, khoản dự trữ phòng ngừa tình hình biến động xấu. Sau khi cộng dồn tất cả khoản này, bạn sẽ có lượng vốn tối thiểu mà mình phải có.

Tài chính chính là yếu tố cốt lõi để bạn có thể thực hiện bất cứ thứ gì mà bạn nghĩ ra trong đầu. Nếu có tiềm lực tài chính dồi dào, bạn có thể tùy ý lựa chọn quy mô nhà hàng lớn hay nhỏ. Trong trường hợp tài chính còn eo hẹp hay mới thực hiện kinh doanh, bạn có thể huy động vốn từ người thân, ngân hàng, xin hỗ trợ từ các nhà đầu từ bằng một bản tài chính chặt chẽ, có triển vọng và thuyết phục.

Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh

2. Tiến hành phân tích thị trường

2.1. Phân tích tổng quan thị trường nhà hàng

Phân tích thị trường là bước tiếp theo và cũng là bước cực kỳ quan trọng để bạn có thể kinh doanh thành công. Bạn sẽ phải dành thời gian tìm hiểu khách hàng, phân tích thị trường bằng cách trả lời các câu hỏi cơ bản sau đây:

Nghiên cứu thị trường ở khu vực, địa điểm nào?

Có cần thiết phải thực hiện khảo sát dân cư? Đối tượng nào cần tiến hành khảo sát? Mẫu khảo sát sẽ được thiết kế như thế nào?

Tiêu chí nào đánh giá được mức độ tiềm năng của thị trường?

Thị trường phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn?

Những món ăn nào mà họ đang ưa chuộng?

Đây chính là những câu hỏi cơ bản mà bạn bắt buộc phải trả lời để có cái nhìn tổng quan về thị trường ẩm thực và lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp với bản thân mình.

Bên cạnh việc trả lời các câu hỏi trên, bạn cũng có thể tìm hiểu thị trường bằng cách như khảo sát online, phỏng vấn trực tiếp, phân tích dữ liệu trên các phần mềm,… Nếu có nguồn tài chính dồi dào, bạn nên thuê một công ty nghiên cứu thị trường chuyên sâu có được kết quả chính xác nhất.

Phân tích tổng quan thị trường nhà hàng

2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Không chỉ tìm hiểu về thị trường, bạn còn phải nghiên cứu về đối thủ sẽ cạnh tranh với mình trong tương lai. Ở đây, bạn sẽ phải trả lời các câu hỏi như đối thủ đang vận hành nhà hàng thế nào, họ cũng những ưu và nhược điểm gì,…

Bằng cách sử dụng mô hình SWOT, bạn sẽ tìm ra sức mạnh nội tại của nhà hàng mình và biết được lợi thế của bản thân khi so với đối thủ. Việc hiểu rõ đối thủ sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm và được lối đi khác biệt để thành công.

3. Thiết lập khách hàng mục tiêu của nhà hàng

Ngay sau khi phân tích thị trường, việc tiếp theo mà bạn cần thực hiện là xác định khách hàng mục tiêu. Mỗi mô hình nhà hàng sẽ đến một phân khúc khác nhau, bạn sẽ chỉ cần tập trung mọi nguồn lực để phục vụ đối tượng khách hàng đó.

Các bạn sẽ dựa vào đặc điểm của khách hàng như thu nhập, độ tuổi, sở thích,… để phân loại thị trường. Từ đó, chúng ta sẽ chọn khách hàng mục tiêu cụ thể để lên ý tưởng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đó.

Nếu chia khách hàng theo độ tuổi, bạn sẽ phải quan tâm tới các nhóm sau:

Baby Boomers: đây là nhóm khách hàng cuối trung niên đã có kinh tế vững chắc, thích sự kín đáo và sang trọng.

Gen X: là những người trung niên, đã có sự nghiệp ổn định, đặt mục tiêu sản phẩm đẹp mắt, chất lượng khi ăn nhà hàng.

Gen Y: những người trẻ đã bước vào giai đoạn trưởng thành, đang khẳng định giá trị bản thân.

Gen Z: nhóm người trẻ mới lớn, ưa chuộng những cái mới mẻ, dễ bị cuốn hút theo trào lưu.

Xác định khách hàng mục tiêu cần hướng tới

4. Xác định mô hình kinh doanh

Việc tiếp theo khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống là lựa chọn mô hình kinh doanh để phục vụ nhu cầu khách hàng. Lúc này, bạn sẽ phải trả lời các câu hỏi như nhà hàng của bạn theo phong cách nào? Hình thức kinh doanh tại chỗ hay mang về? Mục tiêu hướng tới đối tượng bình dân hay cao cấp?,…

Tùy theo từng câu trả lời mà bạn sẽ chọn địa điểm phù hợp để thuận tiện cho việc thực khách đến nhà hàng. Đồng thời, bạn cũng sẽ tìm ra được ý tưởng thiết kế, cách trang trí và lập kế hoạch kinh doanh một cách tối ưu nhất.

Xác định mô hình kinh doanh nhà hàng

5. Thiết lập bản kế hoạch tài chính của nhà hàng

Điểm trọng tâm của kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống chính là bản kế hoạch tài chính. Bạn cần phải xây dựng một bản tài chính rõ ràng, chi tiết, được tính toán cẩn thận về nguồn vốn, doanh thu, giá vốn, chi phí, lợi nhuận, khả năng chịu lỗ,… Cụ thể, bạn sẽ quan tâm các yếu tố sau:

Cơ cấu nguồn vốn: Tỷ lệ phần trăm vốn ngân hàng? Tỷ lệ phần trăm vốn các nhà đầu tư? Lãi suất vay vốn là bao nhiêu?

Chi phí mở nhà hàng: tiền thuê mặt bằng, tiền trang trí, nguyên vật liệu, thủ tục, pháp lý, tiền lương nhân viên,…

Khoản tiền dự phòng: các khoản chi phí vượt kế hoạch dự toán ban đầu, khoản dự phòng rủi ro, dự phòng tài chính.

Yếu tố khác: doanh thu dự kiến, điểm hòa vốn, khoảng thời gian có thể chịu lỗ.

Xây dựng bản kế hoạch tài chính

6. Xác định mặt bằng kinh doanh

Vị trí và diện tích là 2 yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện kinh doanh nhà hàng. Với vị trí, nhà hàng nên đặt ở nơi có đông khách hàng mục tiêu. Chúng ta sẽ lấy ví dụ như cửa hàng bán đồ ăn nhanh thì nên đặt ở gần trường học, khu vực văn phòng,…

Với diện tích, tùy thuộc vào quy mô nhà hàng mà bạn sẽ lựa chọn diện tích phù hợp nhất. Mặt bằng nhà hàng cần phải đảm bảo không gian rộng rãi, ánh sáng đầy đủ để khách hàng cảm thấy thoải mái nhất. Các khu vực bếp, khu vực nhà kho, chỗ để xe cần phù hợp với số lượng khách mà bạn dự định phục vụ.

Xem thêm: Food court là gì? Khám phá mô hình kinh doanh sinh lời hấp dẫn

7. Thi công nhà hàng ăn uống

Kế hoạch thi công cũng cần được lên phương án một cách chi tiết và tỉ mỉ để xác định được từng bước thực hiện. Ở mỗi đầu việc thiết kế, thi công bạn cần bổ sung thông tin ngân sách tương ứng, thời gian thực hiện, người hỗ trợ, những chú ý quan trọng trong quá trình thực thi.

Mặc dù kế hoạch đã được vạch rõ nhưng sẽ luôn phát sinh các yếu tố không đáng có trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, bạn cần lên phương án phòng tránh rủi ro, dự phòng nguyên vật liệu để luôn có nguồn bổ sung kịp thời khi có biến động từ thị trường.

Thi công nhà hàng ăn uống

8. Xây dựng chiến lược Marketing

Bước cuối cùng trong bản kế hoạch kinh doanh nhà ăn uống chính là Marketing. Đây là một khâu cực kỳ quan trọng để khiến khách hàng mau chóng biết đến nhà hàng của bạn.

Ở trong bước này, việc đầu tiên bạn cần làm là vẽ chân dung khách hàng mục tiêu để biết họ là ai, họ là người như thế nào. Từ đó, bạn sẽ lên phương án tiếp cận khách hàng mục tiêu, cách tăng nhận diện thương hiệu, cách áp dụng chiến lược gì để đạt hiệu quả truyền thông.

Tùy theo từng đối tượng khách hàng cụ thể mà bạn sẽ có sử dụng cách thức quảng bá khác nhau như quảng cáo trên mạng xã hội, truyền thông báo chí,… Đồng thời, bạn nên kết hợp với các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn để thu hút thực khách đến với nhà hàng.

Như vậy, vieclam123.vn đã thể hiện được đầy đủ các bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống. Từ đây, các chủ đầu tư có thể tham khảo và áp dụng lên chính nhà hàng của mình. Một bản kế hoạch chi tiết chỉn chu giúp tạo thuận lợi cho bạn trong việc vận hành nhà hàng và kinh doanh có lời.

F&B là gì? Tiềm lực và sự phát triển của ngành trên thị trường

F&B là một loại mô hình kinh doanh dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất tại thị trường Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về loại mô hình này, các bạn hãy đến với bài viết sau!

F B là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023