close
cách
cách cách cách cách cách

Định khoản kế toán bán hàng - những cách thức thực hiện

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Định khoản kế toán bán hàng là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng trong nghiệp vụ của nhân viên kế toán bán hàng. Vậy cách thức định khoản kế toán bán hàng được thực hiện như thế nào? Nếu muốn tạo ra chất lượng công việc tốt nhất thì bạn cần phải tìm hiểu rõ vấn đề này cùng chia sẻ của vieclam123.vn nhé!

1. Ý nghĩa của định khoản kế toán bán hàng

Định khoản kế toán bán hàng là việc định khoản những nghiệp vụ về mặt kinh tế được phát sinh trong kế toán bán hàng. Bán hàng là nhiệm vụ chủ yếu, được coi như chiếc "cần câu cơm" của những doanh nghiệp kinh doanh, người kế toán bán hàng sẽ trực tiếp sử dụng nghiệp vụ kế toán đã được đào tạo để xử lý các vấn đề về quá trình bán hàng của đơn vị.

Định khoản trong kế toán bán hàng có ý nghĩa như thế nào?
Định khoản trong kế toán bán hàng có ý nghĩa như thế nào?

Kế toán bán hàng khi được định khoản sẽ có thể phản ánh một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ về tình hình thực tế bán hàng của doanh nghiệp. Qua đó phục vụ hiệu quả cho việc xác định kết quả kinh doanh.

Xem thêm: Kế toán dịch vụ sửa chữa ô tô là ai? Họ làm những công việc gì?

2. Tìm hiểu về các cách thức định khoản kế toán bán hàng

2.1. Doanh thu tính trên khối lượng hàng hóa đã bán trong kỳ kế toán

2.1.1. Hàng hóa là đối tượng chịu các loại thuế

Đối tượng được đưa lên để thực hiện kế toán bán hàng cần tính doanh thu dựa vào khối lượng sẽ bao gồm sản phẩm là các thành phẩm và bán thành phẩm, là các dịch vụ, hàng hóa. Những đối tượng này có thể chịu một trong những loại thuế sau đây: thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế về bảo vệ môi trường.

Người kế toán bán hàng khi thực hiện định khoản sẽ phản ánh doanh thu bán hàng, đồng thời họ cũng cung cấp những dịch vụ tính theo giá cả chưa được tính thuế và những loại thuế gián thu sẽ được tách riêng ra ngay từ khi doanh thu được ghi nhận, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng được nộp dựa vào phương pháp nộp trực tiếp.

Các loại định khoản kế toán bán hàng
Các loại định khoản có trong nghiệp vụ kế toán bán hàng

Khi đó, các giá trị kế toán sẽ được ghi nhận như sau:

Nợ các TK 111, 112, 131,...Tính theo giá trị tổng chi phí thanh toán

Có TK 511: Đây là doanh thu từ hoạt động buôn bán hàng hóa, dịch vụ khi các chi phí thanh toán không có áp dụng thuế.

Có TK 333: định khoản thuế cùng những khoản khác phải nộp Nhà nước

2.1.2. Doanh thu bao gồm cả thuế

Đây là định khoản tính trong trường hợp các khoản thuế không được tách bạch với chi phí bán hàng. Khi đó, kế toán bán hàng sẽ ghi nhận doanh thu sẽ gồm có cả thuế. Trong định kỳ kế toán, hai nội dung cần thể hiện sẽ phải có nghĩa vụ thuế cần nộp, ghi giảm doanh thu.

Định khoản kế toán trong lĩnh vực bán hàng có những loại nào
Định khoản kế toán trong lĩnh vực bán hàng có những loại nào

Định khoản sẽ ghi nội dung với:

Nợ TK 511: là doanh thu từ việc bán hàng hóa, dịch vụ

Có TK 333: thể hiện thuế, những khoản khác cần nộp ngân sách Nhà nước.

2.2. Doanh thu được tính bằng đơn vị tiền tệ là ngoại tệ

Kế toán bán hàng bên cạnh nhiệm vụ ghi sổ chi tiết về ngoại tệ đã thu, cần phải thu (ghi số nguyên) thì cũng phải dựa vào tỷ giá của giao dịch từ trong thực tế ngay thời điểm nghiệp vụ kinh tế được phát sinh, quy đổi về đơn vị tiền tệ và thực hiện hạch toán vào tài khoản 511.

Nếu đơn vị nhận khoản khách hàng ứng trước bằng ngoại tệ, lúc này doanh thu được tính là khoản tiền ứng trước đó tính theo cơ chế quy đổi đúng tỷ giá thực tế ở chính thời điểm ứng tiền.

2.3. Định khoản giao dịch đổi hàng hóa không tương tự

Khi doanh nghiệp sử dụng hàng hóa, sản phẩm để đổi lấy những yếu tố là hàng hóa, vật tư, tài sản cố định không có tính tương tự thì người kế toán bán hàng sẽ cần phải phản ánh đúng và đầy đủ doanh thu bán hàng. Mục đích của việc này là đổi thành công hàng hóa, vật tư, tài sản cố định không tương tự nhưng vẫn đảm bảo có sự tương đương về giá trị tài sản nhận về khi đã thực hiện các điều chỉnh như trả thêm hoặc thu thêm.

Trong trường hợp, nếu bạn không xác định rõ giá trị hợp lý của tài sản đổi lấy đó thì việc xác định doanh thu sẽ dựa vào giá trị của sản phẩm xuất ra sau khi đã tiến hành điều chỉnh những khoản tiền trả thêm hoặc thu thêm.

Phương pháp định khoản trong nghiệp vụ kế toán bán hàng
Phương pháp định khoản trong nghiệp vụ kế toán bán hàng

Các thực hiện định khoản trong trường hợp này như sau:

Khi ghi nhận doanh thu, kế toán bán hàng cần ghi: Nợ TK 131- thu của khách, Có TK 511- doanh thu chưa gồm thuế, Có TK 333- thuế, các khoản cần nộp Ngân sách Nhà nước.

Ghi nhận giá vốn của hàng hóa đem đi để thực hiện việc trao đổi, cần ghi: Nợ TK 632 - giá vốn của hàng hóa đem bán ra, Có TK 155, Có TK 156.

Khi nhận về hàng hóa, vật tư, tài sản cố định từ việc trao đổi thì kế toán bán hàng có nhiệm vụ phản ánh chính xác, đầy đủ hàng hóa, vật tư, tài sản cố định đó. Cần ghi nội dung phản ánh như sau:

- Nợ TK 152, Nợ TK 153, Nợ TK 156, Nợ TK 211,... đây là những giá bỏ ra để mua nhưng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Nợ TK 133 là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

- Có TK 131 là khoản thanh toán cần thu từ phía khách hàng.

Cách định khoản kế toán ở mảng lĩnh vực bán hàng
Cách định khoản kế toán ở mảng lĩnh vực bán hàng

Nếu có trường hợp đơn vị bạn sẽ thu thêm tiền từ khách hàng vì lý do giá trị của hàng hóa, tài sản cố định đem ra trao đổi lớn hơn đối với nguồn hàng nhận về tay, vậy khi doanh nghiệp nhận được tiền từ phía khách hàng trao đổi cần ghi:

- Nợ TK 111, Nợ TK 112 - Đây là nội dung phản ánh những khoản tiền thu thêm

- Có TK 131 - Số tiền cần thu từ khách.

Nếu như cần trả thêm tiền vì lý do hàng hóa của doanh nghiệp bạn có giá trị nhỏ hơn hàng hóa nhận về thì khi trả tiền cho bên kia, kế toán bán hàng của doanh nghiệp cần ghi thông tin phản ánh như sau:

- Nợ TK 131 - Cần thu từ khách

- Có TK 111, Có TK 112,...

2.4. Định khoản khi phương thức bán hàng trả góp, trả chậm

Khi doanh nghiệp triển khai bán hàng với hình thức trả góp, trả chậm, kế toán bán hàng cần phải phản ánh đúng doanh thu dựa vào giá bán khi chưa áp dụng thuế. Bạn cần ghi như nội dung định khoản kế toán bán hàng như sau: Nợ TK 131, Có TK 511, Có TK 333, Có TK 3387.

Định kỳ, doanh thu tiền lãi bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm được ghi nhận sẽ ghi như sau: Nợ TK 3387 và Có 515

Xem thêm: Khám phá những thông tin hữu ích về hợp đồng thuê Kế toán dịch vụ

2.5. Định khoản khi bán hàng kèm theo sản phẩm thay thế

Tim hiểu chi tiết về định khoản kế toán bán hàng
Tim hiểu chi tiết về định khoản kế toán bán hàng

Phản ánh giá vốn gồm giá trị của hàng hóa được bán và thay thế. Bạn ghi lại như sau: Nợ TK 632, Có TK 153, Có TK 155, Có TK 156.

Nội dung về việc ghi nhận doanh thu bán hàng, ghi định khoản như sau: Nợ TK 111, Nợ TK 112, Nợ TK 131, Có TK 511, Có TK 333.

Còn rất nhiều khoản cần phải được định khoản trong kế toán bán hàng cần được thực hiện như định khoản doanh thu phát sinh đối với chương trình bán hàng truyền thống dành cho khách,  bán hàng đúng giá qua đại lý và áp dụng hình thức được hưởng hoa hồng, định khoản hàng hóa được bán ra cho đơn vị hạch toán trong nội bộ.

Nhìn chung, khi ở vai trò của một kế toán bán hàng, bạn sẽ càng phải cẩn thận để định khoản kế toán bán hàng. Qua đó, giúp cho chính công tác của mình được chính xác, thuận lợi và phục vụ đúng bản chất công việc của mình. Mong rằng bài viết trên đây của vieclam123 sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức cho mình.

Những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu biết về quy trình kế toán bán hàng

Tìm hiểu thông tin chi tiết xoay quanh quy trình kế toán bán hàng để nhận được những giá trị kiến thức chuyên ngành cần thiết, không những giúp bạn nâng cao nghiệp vụ mà còn đem lại lợi ích quan trọng trong công việc kế toán bán hàng hiện tại. Những chuyên gia nghề nghiệp đến từ vieclam123.vn sẽ chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm có được về quy trình kế toán bán hàng ngay trong bài viết bên dưới đây. Hãy click và theo dõi thật chi tiết, tỉ mỉ nhé. 

Quy trình kế toán bán hàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.