Đối với những bạn sinh viên chuyên ngành Marketing mới ra trường thì việc ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh là điều vô cùng dễ hiểu. Nhưng dù vậy các ứng viên cũng cần phải chuẩn bị một bản CV thực tập sinh marketing thuyết phục nhà tuyển dụng tạo tiền đề cho nhiều cơ hội sau này. Cùng tìm hiểu cách viết bản CV này trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Nhiều người nghĩ rằng đối với vị trí thực tập sinh thì không cần phải quá chú trọng vào hồ sơ xin việc vì nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu quá cao với vị trí này. Nhưng đó lại chính là sai lầm khiến cho bạn mất đi cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Mặc dù nhà tuyển dụng không đặt yêu cầu quả cao đối với những sinh viên thực tập marketing. Tuy nhiên nếu bạn thực sự làm tốt công việc này thì việc bạn được nhận vào làm chính thức sau quá trình thực tập là rất cao vậy nên ứng viên cũng cần phải chuẩn bị thật tốt mẫu CV marketing của mình.
Đối với những sinh viên năm cuối hoặc mới tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thì làm đơn xin thực tập sinh tại các công ty lớn sẽ khiến hồ sơ xin việc của bạn cực đẹp cũng như tích lũy được kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng chuyên môn. Đương nhiên dù là vị trí thực tập sinh marketing tại các công ty lớn thì tỉ lệ cạnh tranh cộng vô cùng là cao nếu như bạn không chuẩn bị thật tốt mẫu cv thực tập thì khó có thể trúng tuyển. Vậy nên ứng viên cần có CV thực tập marketing chuyên nghiệp ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng.
Phần thông tin cá nhân của ứng viên trong CV thực tập marketing cần trình bày đầy đủ rõ ràng các thông tin cần thiết như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email và phía trên đính kèm ảnh thẻ cá nhân. Một số điều cần lưu ý trong phần thông tin cá nhân đó là địa chỉ email của ứng viên bắt buộc phải sử dụng thật chuyên nghiệp, tránh dùng tên email đặt theo bí danh hay nickname và ảnh thẻ đính kèm phải nghiêm túc, rõ mặt.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV vô cùng quan trọng, tuy chỉ là một mục nhỏ nhưng lại thể hiện được sự nhiệt huyết và và nghiêm túc của ứng viên khi tham gia tuyển dụng. Trong phần mục tiêu nghề nghiệp ứng viên nên chia thành 2 phần nhỏ trình bày về mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và mục tiêu nghề nghiệp dài hạn.
- Mục tiêu ngắn hạn: Ứng viên nhấn mạnh có các ưu điểm nổi bật của bản thân trong lĩnh vực marketing dựa vào trình độ học vấn, kỹ năng cá nhân tích lũy được trong quá trình học tập. Dù không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng cũng không phải yếu tố quá quan trọng khi ứng tuyển vị trí thực tập sinh. Ứng viên chỉ cần làm nổi bật sở trường của mình và thể hiện mong muốn được làm việc tại công ty ứng tuyển.
- Mục tiêu dài hạn: sau khi trình bày về những kiểu nổi bật của bản thân, ứng viên cần phải sử dụng định hướng nghề nghiệp tương lai trong lĩnh vực marketing. Ứng viên nên thể hiện mình là người cầu tiến và có mục tiêu phát triển rõ ràng cùng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, nghiêm túc khi tham gia ứng tuyển để tích lũy thêm kinh nghiệm và nâng cao trình độ cá nhân.
Dưới đây là mẫu Mục tiêu nghề nghiệp cho CV thực tập sinh marketing các bạn có thể tham khảo:
“ Là sinh viên mới tốt nghiệp tại Trường đại học FPT chuyên ngành Marketing với sự nhiệt huyết và đam mê cùng với những kiến thức chuyên môn học tập tại trường em tin rằng mình có thể làm tốt tại vị trí thực tập sinh marketing tại công ty A. Đây sẽ là cơ hội giúp em phát triển bản thân, tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Trong tương lai em mong rằng mình sẽ trở thành một digital marketer giỏi nhất cùng công ty phát triển được nhiều dự án lớn.”
Đối với các bạn sinh viên mới ra trường hoặc chưa tốt nghiệp Khi trình độ học vấn trong CV thực tập sinh Marketing là yếu tố cần phải chú ý cũng như là điểm mạnh của bản thân các bạn so với các đối thủ khác. Ứng viên cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn nắm chắc được những kiến thức nền tảng về lĩnh vực marketing và có thể làm tốt các công việc được giao được minh chứng qua trình độ học vấn trong CV.
Các thông tin về trình độ cá nhân nên được trình bày theo thứ tự ưu tiên từ bậc cao nhất trở đi bao gồm: tên cơ sở đào tạo bậc cao nhất (trường đại học), năm tốt nghiệp, chuyên ngành, điểm GPA, xếp loại văn bằng, chứng chỉ liên quan,.. Chẳng hạn như các bạn có thể trình bày như sau:
FPT Polytechnic (2016 - 2020)
Chuyên ngành Marketing
Bằng cử nhân: loại Giỏi
Điểm GPA: 3.4/4
Chứng chỉ ngoại ngữ: IELTS 6.5
Xem thêm: Bạn có biết hồ sơ xin việc tiếng anh là gì không?
Mặc dù các bạn sinh viên mới ra trường hoặc chưa tốt nghiệp thì không có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn nhưng trong CV, thư ứng tuyển thực tập sinh cho ngành marketing cũng không thể bỏ qua phần này. Bạn không nhất thiết phải trình bày kinh nghiệm làm việc theo đúng một form chuẩn nào, kinh nghiệm không nhất thiết phải tích lũy từ công việc thực tiến mà còn từ những hoạt động thực tế bạn từng tham gia trong quá trình học tập.
Ứng viên hoàn toàn có thể trình bày về quá trình thực tập bạn năm cuối đại học hoặc các hoạt động liên quan đến lĩnh vực marketing bạn từng tham gia để trình bày vào phần kinh nghiệm làm việc như vậy cũng sẽ tạo ấn tượng được với nhà tuyển dụng về sự nhiệt huyết và cố gắng trong việc phát triển bản thân.
Trong CV thực tập sinh marketing ngoài phần trình độ học vấn thì kỹ năng cá nhân là một mục vô cùng quan trọng, yếu tố quyết định mức độ tiềm năng, phù hợp của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Nhà tuyển dụng khi nhìn vào các kỹ năng cá nhân của ứng viên thì họ có thể tìm thấy được tiềm năng phát triển của bạn trong tương lai.
Vậy nên để nâng cao hiệu quả của CV thực tập marketing thì bạn cần liệt kê những kỹ năng văn phòng, kỹ năng mềm liên quan tới lĩnh vực này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Tốt nhất ứng viên nên dựa vào bản mô tả công việc vị trí thực tập sinh marketing trên tin tuyển dụng để nắm chắc được những yêu cầu của công ty đối với vị trí này sau đó trình bày được những kỹ năng phù hợp nhất thuyết phục nhà tuyển dụng. Một số kỹ năng tăng phù hợp với vị trí thực tập sinh marketing mà bạn có thể trình bày trong CV đó là: am hiểu về social media, nắm được thông tin của các influencers, KOLS, celeb,... thành thạo tin học văn phòng, kỹ năng viết bài chuẩn SEO, kỹ năng chạy Ads, kỹ năng design, kỹ năng thuyết trình, lập báo cáo, kỹ năng giao tiếp, đàm phán thuyết phục,...
Tham khảo cách viết CV marketing english độc lạ
Ngoài những mục chính trong CV thực tập marketing thì ứng viên có thể thêm các phần như sở thích cá nhân, người tham chiếu trong CV là gì và hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt là một người tham chiếu giống như một lá thư giới thiệu từ những người có uy tín như nhà trường, thầy cô giáo giúp bạn nâng cao độ uy tín cho CV xin việc. Tất cả mọi thông tin bạn trình bày bài trong tivi đều là căn cứ để nhà Tuyển dụng đánh giá về con người và tiềm năng của bạn vậy nên hãy nêu ý chỉ đưa lên những nội dung liên quan tới vị trí marketing để nâng cao cơ hội trúng tuyển.
Bên trên là những thông tin liên quan tới cách viết CV thực tập sinh marketing chi tiết nhất để các bạn có thể chuẩn bị thật tốt hồ sơ xin việc của mình. Ưu điểm lớn nhất của các bạn sinh viên chính là sự nhiệt huyết và đam mê trong công việc đó cũng chính là yếu tố bạn nên trình bày trong CV để nâng cao cơ hội trúng tuyển và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Hãy tham khảo cách viết CV thực tập sinh nhân sự ngay qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn!
MỤC LỤC
01/12/2021
29/11/2021
25/11/2021
20/11/2021