Blog

Giải mã số CIF là gì trong ngân hàng và cách thức hoạt động của CIF

27/04/2023

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hầu hết các hoạt động giao dịch trong thời đại ngày nay đều diễn ra qua hệ thống thẻ ngân hàng. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất trong thẻ ngân hàng chính là số CIF. Vậy số CIF là gì trong ngân hàng? Câu trả lời sẽ có trong bài viết của vieclam123.vn ngay dưới đây!

1. Số CIF là gì trong ngân hàng?

Số CIF là viết tắt của cụm từ Customer Information File, dịch ra tiếng việt sẽ là tệp khách hàng thông tin. Đâu là các con số điện tử lưu trữ thông tin về tài khoản, mối quan hệ tín dụng và thông tin cá nhân của khách hàng trong một ngân hàng nào đó.

Theo quy định hiện nay, số CIF sẽ chứa từ 8 đến 11 con số thể hiện ý nghĩa tệp thông tin khách hàng. Tất cả các tài khoản của khách hàng sẽ được liên kết với một số CIF duy nhất và chỉ cung cấp cho khách hàng của ngân hàng đó biết. Do vậy, khách hàng có thể sở hữu tài khoản trong một ngân hàng nhưng chỉ có một số CIF duy nhất.

Số CIF của ngân hàng được dùng để giải mã thông tin tài chính nào đó liên quan đến khách hàng. Điều này có nghĩa là nó sẽ chứa dữ liệu thông tin liên quan đến các khoản vay, số dư nợ, nợ xấu hay số tài khoản,…

Mặc khác, số CIF còn được dùng để xác minh danh tính của chủ thẻ như đặc điểm nhận dạng, địa chỉ hiện tại và ID ảnh thẻ. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng quản lý và kiểm soát thông tin của từng khách hàng một cách chính xác và dễ dàng nhất.

Số CIF là gì trong ngân hàng?

2. Số CIF có cách thức hoạt động như thế nào?

Từ khái niệm ở trên, chúng ta có thể thấy rằng số CIF đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và xử lý thông tin khách hàng, nhất là quản lý dữ liệu của khách hàng đó. Để làm được mục đích này, số CIF sẽ được hoạt động như sau:

Ngân hàng mà khách hàng đang sử dụng sẽ cập nhật số CIF hàng ngày để duy trì tính chính xác của tài khoản. Hồ sơ CIF sẽ phản ánh số liệu và thông tin quan trọng của khách hàng như số dư tài khoản, dữ liệu giao dịch, lịch sử cho vay, các số tài khoản được lưu trữ, chỉ số KYC,…

Số CIF sẽ chứa đầy đủ thông tin định danh của một người như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, đặc điểm nhận dạng,… Ngoài ra, nó còn chứa cả thông tin bổ sung như ngày sinh, biệt danh,…

Để quản lý thông tin khách hàng một cách chính xác, ngân hàng sẽ cập nhật dữ liệu trong số CIF thường xuyên. Số CIF sẽ được sử dụng để hỗ trợ chức năng quản lý cũng như các dịch vụ mà một khách hàng sẽ dùng tại một ngân hàng.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại sẽ sử dụng số CIF để hiển thị các sản phẩm tín dụng, thông tin tín dụng của một khách hàng nào đó. Chỉ số này sẽ giúp ngân hàng phân tích các thông tin liên quan với bất kỳ yêu cầu cũng như các giao dịch của một ngân hàng. Điều này giúp cho việc phục vụ và cung cấp dịch vụ khách hàng được hoàn chỉnh và hiệu quả hơn.

3. Tính năng bảo mật dữ liệu của số CIF

Các ngân hàng sẽ bắt buộc phải báo cho các cơ quan có thẩm quyền biết về phương thức thu thập dữ liệu và cách thức sử dụng thông tin thu thập của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng quyền thực hiện các bước tối thiểu để bảo vệ cơ sở dữ liệu của khách hàng nhằm tránh tính trạng vô tình tiết lộ thông tin hay sử dụng trái phép dữ liệu khi chưa được khách hàng cho phép.

Không chỉ có ngân hàng mà các tổ chức kinh tế khác như doanh nghiệp, công ty bán lẻ, tập đoàn tài chính cũng sẽ sử dụng chỉ số CIF để lưu trữ dữ liệu khách hàng. Do vậy, các bạn cần lưu ý bảo mật thông tin CIF thật cẩn thận để tránh bị các tổ chức xấu lừa đảo hay lợi dụng.

Tính năng bảo mật dữ liệu của số CIF

4. Cấu trúc số CIF tại một số ngân hàng lớn Việt Nam

Hiện nay, số CIF đã trở thành là một dãy số thông dụng mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải sử dụng để quản lý thông tin tệp khách hàng. Con số này sẽ được các ngân hàng lớn trên đất nước Việt Nam quy định về cấu trúc như sau:

4.1. Cấu trúc số CIF của ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc sử dụng số CIF để hỗ trợ cập nhật, quản lý và phân tích thông tin khách hàng. Theo quy định của ngân hàng này, số CIF sẽ là một dãy số gồm 8 hoặc 9 chữ số và được in nổi trên thẻ ngân hàng. Ở đó sẽ có 6 con số đầu chỉ mã pin của ngân hàng BIDV, tiếp theo sẽ là dãy số CIF và các con số còn lại.

Xem thêm: BIDV là ngân hàng gì và những thông tin tổng quan về BIDV cần biết

Cấu trúc số CIF của ngân hàng BIDV

4.2. Cấu trúc số CIF của ngân hàng TP Bank

Mã số CIF là dãy số mà ngân hàng TP Bank cung cấp cho khách hàng. Dãy số này sẽ được dùng để đăng nhập vào hệ thống của ngân hàng. Mặc khác, nó còn được dùng để lưu trữ tệp thông tin tài khoản, mối quan hệ tín dụng, thông tin cá nhân của khách hang đó tại ngân hàng TP Bank.

Cũng giống như các ngân hàng khác, số CIF của ngân hàng TP Bank cũng có cấu tạo từ 8 đến 9 dãy số. Theo đó, nó sẽ được in nổi trên thẻ với trình tự có 6 chữ số đầu là mã pin của ngân hàng, 8 chữ số tiếp theo là số CIF của TP Bank và các con số còn lại.

Cấu trúc số CIF của ngân hàng TP Bank

4.3. Cấu trúc số CIF của ngân hàng Vietcombank

Đối với ngân hàng Vietcombank, số CIF sẽ được quy định là một dãy số gồm 8 chữ số. Theo đó, nó sẽ được phân bổ bằng một dãy số có cấu trúc như sau:

4 chữ số đầu là mã quy ước của các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam.

2 chữ số tiếp theo là mã của ngân hàng Vietcombank.

8 chữ số tiếp theo là số CIF mà từng khách hàng sẽ được sở hữu.

3 chữ số tiếp theo là con số ngẫu nhiên dùng để phân biệt giữa các khách hàng trong cùng một hệ thống.

Cấu trúc số CIF của ngân hàng Vietcombank

4.4. Cấu trúc số CIF của ngân hàng VP Bank

Cũng tương tự như các ngân hàng phía trên, số CIF của ngân hàng VP Bank sẽ nằm trong số thẻ ATM. Nó thường được in nổi trên thẻ của ngân hàng. Dãy số này sẽ được tạo nên từ 12 chữ số với cấu trúc như sau:

4 số đầu là BIN hay là dãy số ấn định chung của các ngân hàng.

2 chữ tiếp theo là con số độc nhất của ngân hàng VP Bank trên lãnh thổ Việt Nam.

4 chữ số tiếp theo là số CIF của từng khách hàng sẽ được sử dụng tại ngân hàng VP Bank.

2 chữ số cuối là con số bất kỳ dùng để phân biệt giữa các khách hàng.

5. Phương cách tra cứu số CIF trong ngân hàng

Đôi khi, chúng ta để mất hoặc quên mất số CIF mà mình đang sử dụng tại một ngân hàng nào đó. Khi xảy ra tình huống này, bạn sẽ sử dụng phương cách sau để lấy lại số CIF của mình trong ngân hàng.

5.1. Lấy số CIF bằng cách thức trực tuyến

Với cách thức trực tuyến, bạn sẽ tra cứu trực tiếp tại ngân hàng Internet. Theo đó, bạn sẽ làm lần lượt các bước sau:

Bước 1: bạn sẽ đăng nhập Internet Banking của ngân hàng mà mình đang sử dụng.

Bước 2: ở giao diện màn hình chính, bạn sẽ bấm vào tùy chọn rồi ấn vào tuyên bố điện tử.

Bước 3: lựa chọn khoảng thời gian tuyên bố điện tử.

Bước 4: lúc này, số CIF sẽ được hiển thị ở trang tóm tắt tài khoản.

Lấy số CIF bằng cách thức trực tuyến

5.2. Lấy số CIF bằng cách thức ngoại tuyến

Ngoài cách thức trực tuyến, bạn cũng có thể tìm thấy số CIF của mình bằng hình thức ngoại tuyến như:

Sổ sách: bạn sẽ tìm thấy CIF ở trang đầu tiên của sổ séc hay sổ tiết kiệm.

Chăm sóc khách hàng: bạn có thể liên hệ tới số chăm sóc khách hàng của từng ngân hàng để biết CIF mà mình đang sở hữu.

Trưởng phòng ngân hàng: bạn cũng có thể liên hệ với trưởng phòng ngân hàng ở từng chi nhánh để biết số CIF của mình.

Tóm lại, vieclam123 đã có cho chúng ta câu trả lời CIF là gì trong ngân hàng. Hy vọng bài chia sẻ ở trên giúp bạn có cái nhìn khác hơn trong việc bảo mật thông tin đối với tài khoản của mình trong mọi hoạt động giao dịch.

Ngân hàng trung gian là gì? Cách hoạt động của Intermediary Bank

Bạn có biết, nếu không phải ngân hàng trung ương thì tất cả ngân hàng còn lại đều ngân hàng trung gian. Vậy rốt cục ngân hàng trung gian là gì? Có các loại hình ngân hàng trung gian nào? Cùng tìm hiểu ở ngay dưới đây bạn nhé!

Ngân hàng trung gian là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023