Chứng chỉ BIM là gì? Những lý do để bạn phải sở hữu ngay chứng chỉ này
Chứng chỉ BIM là gì? Những lý do để bạn phải sở hữu ngay chứng chỉ này
Khi làm việc trên các nền tảng xây dựng hay kỹ thuật, chứng chỉ BIM sẽ rất quan trọng để một người tự tin khẳng định khả năng của mình cũng như giành lấy sự tín nhiệm từ cấp trên hay đối tác. Vậy thì hiểu biết chứng chỉ BIM là gì sẽ trở thành bước đệm để bạn có kế hoạch sở hữu chứng chỉ này. Tìm hiểu khái niệm, giá trị và cách xin chứng chỉ Bim ngay tại đây.
MỤC LỤC
Chứng chỉ BIM được viết đầy đủ là Building information Modeling, là một loại chứng nhận cho khả năng, năng lực của bạn trong quy trình BIM đối với lĩnh vực thiết kế xây dựng, hiểu được bản vẽ xây dựng là gì là một trong những tiêu chí nền tảng nhất để tiệm cận với chứng chỉ BIM vì khi đó bạn mới hiểu được vì sao cần chứng chỉ này trong công việc thiết kế xây dựng. Nhận được chứng chỉ BIM cũng có nghĩa rằng các đơn vị sẽ công nhận bạn đã hoàn thành khóa đào tạo cho quy trình BIM, đã có được kiến thức về công nghệ, nắm bắt quy trình tạo dựng, triển khai và vận hành các dự án xây dựng.
Quy trình BIM sẽ trực tiếp sử dụng nền tảng công nghệ, cụ thể là tận dụng thông tin kỹ thuật số để phục vụ mục đích quản lý quy trình tài sản ngay từ trong thời điểm thiết kế cho đến khi ngừng hoạt động Quy trình BIM sẽ ưu tiên sử dụng con đường kỹ thuật số để thu thập thông tin, chia sẻ thông tin. Đồng thời, BIM giúp cho tài sản có thể được tái sử dụng. Một tài sản bất kỳ được xây dựng và triển khai bằng quy trình BIM sẽ tạo ra sự dễ dàng tiếp cận với cơ sở hạ tầng, đảm bảo độ chính xác và có ích với mọi bên liên quan trong quy trình.
Quy trình BIM với vai trò to lớn trên đã dần trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Động lực chính để quy trình này được áp dụng thành công đó chính là nguồn nhân lực tài năng do vậy nhu cầu đội ngũ nhân lực BIM từ được ưu tiên đã trở thành bắt buộc ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Để được lựa chọn cho vị trí tiềm năng, giàu cơ hội phát triển này thì bất kể ai cũng phải sở hữu chứng chỉ BIM. Như thế, chứng chỉ BIM chính là công cụ giúp cho bạn khẳng định năng lực BIM của bản thân.
Muốn có được chứng chỉ này, bạn không những phải hiểu chứng chỉ BIM là gì mà còn cần biết rõ có bao nhiêu loại chứng chỉ BIM. Phải như vậy bạn mới dễ dàng chọn được loại chứng chỉ phù hợp nhất với nhu cầu theo đuổi và trình độ của mình.
- Chứng chỉ hãng phần mềm: Chứng chỉ này do các nhà sản xuất ra phần mềm BIM cấp cho người đạt tiêu chuẩn.
- Chứng chỉ độc lập: Các tổ chức độc lập, hoàn toàn không có sự liên quan gì đến nhà sản xuất phần mềm BIM.
- Chứng chỉ dành cho các chuyên gia: chứng nhận khả năng, trình độ của các chuyên gia trong việc triển khai mô hình BIM.
- Chứng chỉ BIM quốc tế: chứng nhận năng lực của chuyên gia BIM trong việc triển khai mô hình BIM trên phạm vi toàn cầu, cấp bởi các tổ chức quốc tế.
Mỗi tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ BIM sẽ đưa ra các yêu cầu khác nhau về tiêu chuẩn đào tạo. Nếu bạn đạt được yêu cầu trong tiêu chuẩn của họ thì sẽ được họ cấp chứng chỉ BIM, qua đó cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ được mở rộng, bạn trong mắt các đối tác cũng trở nên có giá trị hơn rất nhiều.
Chứng chỉ BIM cũng được phân chia và cấp cho các đối tượng khác nhau ở phạm trù cá nhân và doanh nghiệp. Nhu cầu đạt được chứng chỉ BIM sẽ được phản ánh qua từng loại chứng chỉ trong mỗi nhóm.
Từ hiểu biết bản chất chứng chỉ BIM là gì, chúng ta thấy rõ loại chứng chỉ này có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên lợi ích lớn nhất để thúc đẩy con người khao khát đạt được nó đó chính là chứng minh được năng lực áp dụng các tiêu chuẩn ISO 19650 và PAS1192..
Dành cho cá nhân sẽ có 3 loại chứng nhận bao gồm:
* BIM informed Professional
Loại chứng chỉ này là cơ bản nhất, thường dành cho những chuyên gia chỉ tham gia đóng góp một phần nhỏ vào dự án BIM. Cụ thể họ thường góp mặt ở các hoạt động trao đổi thông tin, phê duyệt, chỉ đạo sản xuất thông tin.
* Chứng chỉ Ask Information Manager (viết tắt là TIM)
Chứng chỉ này là tầm trung, đòi hỏi một số trách nhiệm của những chuyên gia BIM. Họ thường là người giữ vai trò quản lý xây dựng đội nhóm trong dự án BIM nào đó. Họ cần có kinh nghiệm trong các công tác gồm:
- Chỉ đạo hoạt động sản xuất thông tin nghiệp vụ đáp ứng đúng chuẩn phương pháp và tiêu chuẩn
- Dùng những hệ thống đã thống nhất để chỉ đạo việc sản xuất thông tin
- Xác nhận sự phù hợp giữa thông tin với sự cố của môi trường CDE.
* Chứng chỉ Project Information Manager (viết tắt là PIM)
Là loại chứng chỉ ở cấp độ cao nhất cho cá nhân. Nó xác nhận rằng các chuyên gia BIM hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về BIM trong tất cả các dự án. Phạm vi nắm bắt, quản lý của họ là đa ngành.
Muốn sở hữu loại chứng chỉ này, cá nhân cần chứng minh được nhiều yếu tố khó nhằn, ở diện đẳng cấp hơn yêu cầu của chứng chỉ BIM tầm trung.
Những doanh nghiệp áp dụng mô hình BIM cần thiết phải dùng tới công cụ cho mô hình 3D bên cạnh các quy định về phương pháp, tiêu chuẩn, đội ngũ nhân lực, các thủ tục hoạt động. Các tiêu chí sẽ được tập trung đánh giá để đưa đến quyết định cấp chứng chỉ BIM cho doanh nghiệp bạn bao gồm:
- Kỹ năng đào tạo và thực hành mô hình BIM của doanh nghiệp
- Phần mềm sử dụng, các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
- Các tài liệu xác nhận cho những yếu tố tiêu chí vừa nêu trên.
Cũng giống với quy định xét cấp chứng chỉ Bim, doanh nghiệp sẽ được đơn vị có thẩm quyền yêu cầu cung cấp các bằng chứng chứng minh trình độ, khả năng thực hiện tất cả các phương diện thuộc mô hình BIM.
Bất kể ai, chỉ cần sở hữu chứng chỉ BIM trong tay thì đều sẽ được coi là chuyên gia, được săn đón tại rát nhiều doanh nghiệp thuộc mảng ngành xây dựng hoặc có liên quan. Vậy nên việc khám phá chứng chỉ BIM là gì có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Bạn cũng nên nhìn nhận sâu sắc hơn vào những giá trị to lớn mà chứng chỉ BIM mang lại bởi đây sẽ là chất xúc tác thôi thúc bạn vượt qua mọi khó khăn, trở ngại sẽ xảy ra trên hành trình chinh phục chứng chỉ này. Dưới đây sẽ là lợi ích tuyệt vời mà chứng chỉ BIM mang đến khiến cho bạn bằng giá nào cũng muốn có được.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho cá nhân và doanh nghiệp: bạn, tổ chức của bạn sẽ luôn được phổ cập thêm rất nhiều kiến thức mới, là lý thuyết và kỹ thuật tân tiến phù hợp để áp dụng trong mô hình BIM. Đầu óc, khả năng tư duy, tiếp nhận vấn đề vì thế cũng trở nên linh hoạt hơn rất nhiều.
- Thúc đẩy và làm gia tăng hiệu suất làm việc: Chứng chỉ BIM đặt ra cho những người sở hữu nó rất nhiều yêu cầu cao về mọi phương diện, từ kiến thức đến kỹ năng, sự linh hoạt, khả năng tư duy, … Và một khi đã sở hữu được nó thì cũng có nghĩa rằng bạn có đủ khả năng để tăng năng suất cho công việc của mình.
- Mở rộng cơ hội việc làm. Dĩ nhiên là như vậy vì ngày nay rất nhiều đơn vị đã có xu hướng áp dụng quy trình BIM cho dự án xây dựng của mình. Do đó, khi có được chứng chỉ này, sức cạnh tranh của bạn cũng sẽ mạnh hơn rất nhiều người khác.
Ở phương diện doanh nghiệp có áp dụng quy trình BIM, điều đó sẽ nâng tầm vị thế của tổ chức lên rất nhiều, từ đó tạo ra sức cạnh tranh lớn mạnh so với đối thủ. Chứng chỉ BIM sẽ thay cho lời khẳng định năng lực mà doanh nghiệp đạt được, đem đến sự tin tưởng cao cho đối tác về sự hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc khai thác thông tin chứng chỉ BIM là gì một cách đầy đủ, tỉ mỉ nhất. Dù bạn ở tư cách nào - cá nhân hay doanh nghiệp hoạt động trong mảng lĩnh vực xây dựng thì tốt hơn hết hãy lên một kế hoạch tỉ mỉ nhất để có được chứng chỉ BIM, nó chắc chắn mang về cho bạn vô vàn lợi ích.
Trong hệ thống cơ sở vật chất của quốc gia có rất nhiều loại công trình xây dựng. Công trình xây dựng dân dụng là loại công trình phổ biến bậc nhất vì nó phục vụ một cách thiết yếu cho đời sống của con người. Vì vậy, bất cứ ai cũng cần có hiểu biết cơ bản công trình xây dựng dân dụng là gì. Qua bài viết dưới đây bạn sẽ có được hiểu biết đó.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023