Sau hơn 70 năm thành lập, Samsung đã xây dựng từ một chuỗi cửa hàng bán lẻ đã trở thành một trong những tập đoàn sáng giá trên thế giới. Nói đến Samsung, người ta sẽ nghĩ đến một thương hiệu có nhiều thiết bị công nghệ, sản phẩm kỹ thuật số. Để làm nên sự thành công này, chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung chính là yếu tố nổi bật nhất mà chúng ta cần phải nhắc đến. Hãy cùng vieclam123.vn phân tích chiến lược này ở ngay trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Samsung được biết đến là một trong “tứ trụ” nền kinh tế của đất nước Hàn Quốc. Trụ sở chính của tập đoàn được đặt tại khu phức hợp Samsung Town ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Hiện nay, tập đoàn Samsung đã sở hữu rất nhiều công ty cùng với văn phòng đại diện có phạm vi phủ sóng trên toàn cầu.
Công ty Samsung được biết đến là một tập đoàn chuyên sản xuất các linh kiện điện tử, thiết bị công nghệ kỹ thuật số vô cùng hiện đại. Không chỉ đóng vai trò sản xuất, công ty này còn được biết đến là một nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ và nghiên cứu kỹ thuật.
Một trong những công ty con nổi bật của tập đoàn này là công ty con Samsung Electronics. Đây là một công ty chuyên nghiên cứu và sản xuất các vi mạch và linh kiện điện tử. Liên tục tăng trưởng trong suốt 20 năm, giờ đây công ty Samsung Electronics đã trở thành nhà cung cấp chính của nhiều tập đoàn nổi tiếng như Apple, IBM, Sony,… về sản xuất chip, bộ nhớ và pin.
Đến ngày nay, mảng kinh doanh thiết bị di động vẫn là một lĩnh vực đem lại lợi nhuận lớn, gia tăng tài chính doanh nghiệp của tập đoàn Samsung. Với triết lý liên tục đổi mới, công ty Samsung đã liên tục cải tiến sản phẩm với tốc độ thường xuyên như các sản phẩm Galaxy Note, Galaxy Note Edge,… Mảng kinh doanh thiết bị di động này đã giúp công ty Samsung trở thành đối thủ cạnh tranh hàng đầu của tập đoàn nổi tiếng Apple.
Để hiểu rõ hơn về tập đoàn Samsung, chúng ta sẽ sử dụng mô hình Swot để phân tích cặn kẽ sức mạnh hiện tại của tập đoàn này.
Samsung là một công ty nổi tiếng về hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Điều này được thể hiện ở số lượng trung tâm R&D với 34 nhà máy được phân bố trên khắp toàn thế giới. Số tiền chi ra cho hoạt động này là 13 tỷ Euro, được xếp hạng thứ 4 trong số các công ty đầu tư nhiều nhất vào R&D.
Theo một số thống kê, Samsung đã chiếm tới gần 30% thị phần số lượng điện thoại Android được bán ra. Điều này đã giúp công ty đạt được doanh thu hàng tỷ đô la mỗi năm. Đồng thời cũng trở thành một trong những thương hiệu châu Á có giá trị nhất.
Mang trong mình rất nhiều điểm mạnh của một “con rồng châu Á” nhưng tập đoàn Samsung cũng có một số điểm yếu nhất định.
Đầu tiên là tập đoàn này đã quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ và Ấn Độ. Điều này được thể hiện ở số lượng điện thoại bán chủ yếu đến từ 2 thị trường này. Tuy đã có vị thế vững chắc ở đây nhưng 2 thị trường này luôn có rất nhiều công ty công nghệ giàu tiềm năng, đặc biệt là các công ty di động giá rẻ từ Trung Quốc. Điều này đã khiến doanh thu của tập đoàn bị sụt giảm nặng nề.
Thứ hai là thiếu sự độc đáo. Các sản phẩm và ứng dụng của Samsung có nhiều nét tương đồng giống nhau khiến người dùng làm giảm đi sự hứng thú sử dụng công nghệ.
Trong những năm đây, dịch vụ về nhu cầu kỹ thuật số đang ngày càng gia tăng. Đặc biệt, nhu cầu này đã được thúc đẩy mạnh lên sau đại dịch Covid 19, do mọi người vẫn có thói quen dùng thiết bị tại nhà. Đây sẽ là một cơ hội “ngàn vàng” giúp công ty tăng trưởng mạnh về số lượng điện thoại bán ra cũng như cung cấp các dịch vụ về kỹ thuật.
Xem thêm: Các giá trị trong chiến lược quản trị nguồn nhân lực của Samsung
Trong những năm gần đây, Samsung đã liên tục mở rộng thị trường tới nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Doanh số của công ty đã có sự sụt giảm do phải đối mặt nhiều cạnh tranh đến từ Trung Quốc và Mỹ. Đặc biệt, các thiết bị điện tử giá rẻ khiến tập đoàn này gặp bế tắc ở nhiều thị trường.
Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của công ty Samsung. Theo số liệu thống kê, công ty này đã bị sụt giảm doanh thu, liên tục bị thua lỗ lớn trong vài năm trở lại đây. Đặc biệt là tỷ lệ lạm phát đang ngày càng tăng cao. Điều này sẽ tác động đến mức chi tiêu của người tiêu dùng với điện thoại thông minh.
Samsung được biết đến là một trong những tập đoàn có độ phủ sóng tốt nhất trên toàn thế giới. Về cơ bản, độ phủ sóng này được bắt nguồn từ 2 chiến lược cơ bản sau:
Khi phát triển ra bên ngoài biên giới quốc gia, chiến lược đầu tiên mà tập đoàn Samsung áp dụng là chiến lược toàn cầu. Chiến lược toàn cầu là một chiến lược có khả năng cạnh tranh cao được sử dụng nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua hình thức cắt giảm chi phí toàn cầu.
Chiến lược này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mang tính chuẩn hóa, cạnh tranh dựa trên chi phí và giá thành của sản phẩm trên thị trường. Có thể thấy rằng, những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này thường tung ra các sản phẩm giống nhau và được sử dụng cùng với một hình thức marketing.
Như ở tập đoàn Samsung, khi công ty tung ra dòng sản phẩm Galaxy, sản phẩm này đã có mặt ở hầu hết các quốc gia với thông số và tính năng tương tự nhau. Sự khác nhau duy nhất giữa các sản phẩm thuộc dòng này là về giá. Giá sản phẩm Galaxy được phân chia theo thu nhập của người dùng.
Với chiến lược này, công ty Samsung sẽ yêu cầu mỗi công ty con phải có trách nhiệm cung cấp sản phẩm, dịch vụ, dây truyền đến từng khách hàng địa phương. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí bán hàng do tất cả cùng được áp dụng một chiến lược Marketing.
Bên cạnh việc sử dụng chiến lược phủ sóng toàn cầu, công ty Samsung còn sử dụng thêm chiến lược xuyên quốc gia. Chiến lược này đã giúp khắc phục được những điểm yếu căn bản trong chiến phủ sóng toàn cầu. Chiến lược phủ sóng toàn cầu tuy đạt được sự nhất quán trong hoạt động sản xuất nhưng nó lại thiếu tính linh hoạt, không phù hợp với từng đặc điểm ở mỗi quốc gia.
Chiến lược xuyên quốc gia sẽ tập trung vào việc phát triển kinh tế theo quy mô, thích ứng với đặc điểm thị trường của từng địa phương, tìm kiếm hoạt động kinh doanh ở các địa điểm tối ưu, gia tăng được cơ hội cạnh tranh và học hỏi của Samsung. Chiến lược này được đánh giá có khả năng hội nhập toàn cầu, được nhiều tập đoàn học tập và hưởng ứng.
Chúng ta có thể lấy ví dụ thực tế trong giai đoạn Samsung mở rộng hoạt động sản xuất ở Nam Phi và Ai Cập. Trước lúc đó, công ty đã từng mở nhà máy ở Nigeria. Công ty đã bắt buộc phải có sự điều chỉnh về hoạt động sản xuất do có khác biệt về cơ sở hạ tầng và chi phí thuế trong khu vực.
Bài viết của vieclam123.vn đã cho chúng ta thấy được những điều thú vị trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung. Mặc dù doanh thu của Samsung đã bị sụt giảm trong mấy năm trở lại đây nhưng với tầm vóc và sức mạnh nội tại của mình, chắc chắn công ty này sẽ tiếp tục tăng trưởng trở lại trong tương lai.
Vinamilk là một công ty sửa hàng đầu của đất nước Việt Nam. Sự thành công của Vinamilk luôn có nhiều điều khiến chúng ta phải học hỏi. Hãy cùng tìm hiểu về công ty này thông qua bài viết sau!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023