Con trốn học bỏ tiết sẽ ảnh hưởng xấu tới việc học cũng như dễ đi vào con đường ăn chơi, hư hỏng. Cha mẹ làm gì khi con trốn học sẽ là những lời khuyên để bạn giải quyết tình trạng này.
MỤC LỤC
Trong giới học sinh sinh viên, những em đang ở độ tuổi đến trường, nhiệm vụ lớn nhất là đảm bảo việc học tốt có kết quả học tập cao. Một trong những điều quan trọng nhất để đảm bảo việc học tập tốt là đi học đầy đủ, luôn chăm chú nghe giảng trong giờ học, không bỏ tiết, trốn học. Đây không chỉ là chấp hành nội quy học tập mà còn giúp các em có thể nắm được bài học của thầy cô giảng dạy. Bởi bài giảng của thầy cô luôn được giảng giải chi tiết, tập trung giảng kỹ những kiến thức khó và mở rộng thêm kiến thức bài học phong phú, đa dạng hơn để các em có thể vận dụng vào làm bài tập cho mình.
Tuy nhiên, trong khi hầu hết học sinh đều chăm chỉ học tập, chịu khó đi học và nghe giảng trên lớp thì có một bộ phận học sinh lại thường trốn học, bỏ tiết để đi chơi. Không hiếm gặp những hình ảnh các học sinh ngồi ở những quán nước, các quán nét đang say mê chơi game rất hăng say bên màn hình máy tính. Những chiếc cặp sách vứt bên cạnh. Rất dễ phân biệt các em là học sinh so với những người khác vì mặc quần áo đồng phục. Điều này cho thấy, các em trốn học bỏ tiết ra ngoài đi chơi.
Tình trạng học sinh trốn học đi chơi trong giờ học ở lớp không phải bây giờ mới có mà đã có từ lâu và không phải là hiếm trong giới học sinh, sinh viên. Mặc dù nhà trường không cho phép học sinh vắng mặt trong giờ học vì những lý do không chính đáng. Nhưng nhiều em thường “lách luật” bằng cách nhờ bạn bè xin hộ giấy xin phép sau đó giả danh bố mẹ ký vào để có thể đi chơi cả buổi mà không lo lắng gì. Hết giờ học, các em lại đeo cặp về nhà đúng giờ quy định khiến cha mẹ và thầy cô khó có thể biết được. Hiện tượng này thường xảy ra vào những môn, những giờ mà thầy cô dễ tính hay những môn phụ, giờ học thầy cô kiểm tra bài nhiều khiến học sinh chưa học bài e ngại.
Việc bỏ tiết trốn học chủ yếu nằm ở các học sinh lười học, khó bảo, những học sinh cá biệt có ý thức học không tốt, lực học yếu. Những học sinh này thường thích chơi hơn thích học, tâm lý chán học, dễ sa đà vào các thú vui ở bên ngoài, thậm chí là chơi bời, đua đòi. Điều này dễ dẫn tới hậu quả sa vào các tệ nạn xã hội bên ngoài khiến cha mẹ rất lo lắng. Các tệ nạn nguy hiểm như mê chơi điện tử, suốt ngày ngồi ngoài quán giao du với những bạn bè hư hỏng, xem phim cả ngày thậm chí là cờ bạc, hút xách. Từ đó, về nhà các em bắt đầu xin tiền cha mẹ nhiều hơn để dùng cho những trò vui của mình. Trong khi đó lại nói dối là học thêm giờ và xin tiền đóng học nhưng thực chất là đi chơi.
Cha mẹ làm gì khi con trốn học? Cha mẹ cần tìm hiểu những vấn đề có liên quan để có thể đánh giá đúng tình hình và có những giải pháp kịp thời giúp con không hư hỏng.
Lứa tuối học đường gồm những em học sinh sinh viên đang tuổi ăn tuổi lớn với những sự phát triển của tâm lý tuổi mới lớn, của tuổi trẻ còn yêu thích những cái mới, muốn khám phá thế giới xung quanh trong khi suy nghĩ còn non nớt, thiếu sự chín chắn. Do đó, cha mẹ cần thấu hiểu con, biết được những nguyên nhân khiến con trốn học, bỏ tiết đi chơi qua một số gợi ý sau.
Hiện tượng học sinh bỏ trốn, bỏ tiết có thể xảy ra với bất kì em học sinh nào. Nhưng thường gặp ở những gia đình mà cha mẹ không quan tâm tới con cái, không chú ý tới việc học của con hay quá bận rộn, không có thời gian ở nhà nhiều. Trong khi đó, con cái ra ngoài giao du với các bạn xấu cũng thích chơi bời còn ở lớp các cán bộ lớp không phát hiện hay bao che cho các em khiến tình hình diễn biến ngày càng xấu.
Đối với những bài học, môn học nhàm chán, khó hiểu, các em sẽ cảm thấy học không có tác dụng gì, học không vào. Vì vậy, thay vì ngồi trên lớp trong khi thầy cô giảng mà không biết làm gì, các em này nghĩ ra cách trốn học để đi chơi hay đi làm thêm. Đối với các em học sinh thường là đi vui chơi ở quán nét, quán game hay ở chỗ nào đó mà mình thích mà bỏ bê việc học tập. Thấy những trò vui này hấp dẫn hơn là việc miệt mài học hàng tiếng ở nhà hay trên lớp.
Học sinh trốn học thường là do học kém, thích chơi bời hơn học. Trốn học thường xảy ra ở những học sinh hư, cá biệt trong lớp thường túm năm tụm ba rủ nhau đi cùng hoặc chơi với các anh thanh niên lêu lổng ở bên ngoài để đi chơi bời.
Ở những bạn sinh viên cũng không hiếm trốn học để đi chơi hư hỏng nhưng có những bạn chỉ là để có trải nghiệm mới lạ, khác với lịch sinh hoạt của một sinh viên ngoan ở trường lớp. Nhưng tâm lý lúc nào cũng lo sợ, lo không điểm danh sẽ không đủ buổi học để thi.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như sức khỏe không tốt, ốm đau bệnh tật nhiều khi không đủ minh mẫn để học trên lớp. Đây là những lý do mà thầy cô luôn thông cảm và hợp lý. Hay do bạn bè rủ rê hoặc mải mê làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống làm xao nhãng việc học trên lớp. Điều này thường gặp ở các bạn sinh viên nghèo, gia đình không đủ tiền trang trải cho việc học nên phải đi làm thêm. Nhưng cũng có bạn thích tiêu xài nên mải đi làm thêm.
Yếu tố bị ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên là kết quả học tập sa sút, điểm số thấp. Đồng thời còn ảnh hưởng tới những bạn học sinh khác, ảnh hưởng tới những kỷ luật, trật tự trong nhà trường. Những học sinh cá biệt, không nắm được kiến thức lại thường có sai phạm trong học tập như làm bài kiểm tra, làm bài thi hay chép bài tập về nhà của bạn.
Nhìn ra hơn nữa, những học sinh thường xuyên trốn học, du nhập những thói hư tật xấu ở bên ngoài không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập mà còn trở thành người dễ sa vào các tệ nạn xã hội, nặng hơn có thể dẫn tới những hoạt động vi phạm pháp luật. Đây không chỉ là nỗi lo của các gia đình, cha mẹ mà còn là nỗi lo của toàn xã hội.
Để ngăn chặn và giảm bớt tình trạng con trốn học, nhà trường, gia đình có nhiều giải pháp để khắc phục. Phổ biến là áp dụng những hình thức kỷ luật, kiểm điểm đối với học sinh đó. Nhưng đối với những học sinh cá biệt, không biết sợ là gì, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn như thường xuyên trao đổi, gặp gỡ để liên lạc thông báo về tình hình học tập, sinh hoạt ở nhà và ở trường của con ra sao để cải thiện ý thức, trách nhiệm học tập, rèn luyện đạo đức cho các em.
Thêm vào đó, sự quan tâm của những bạn cán bộ lớp, bạn bè của những học sinh này cũng rất quan trọng giúp các em không biến hành vi trốn học trở thành thói quen của mình. Các bạn trong lớp không được bao che những hành vi không tốt của bạn. Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với chính quyền sở tại để quản lý, hạn chế quán xá, quán nét, quán vui chơi xung quanh trường học để học sinh ít cơ hội la cà hơn.
Biểu hiện trốn học của con là một dấu hiệu không thể coi thường. Khi đó, cha mẹ cần phải chú ý vì đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng tới việc học tập của con mà còn có nguy cơ nhiễm những thói hư tật xấu bên ngoài cùng những khó khăn mà con bạn đang gặp phải cần cha mẹ giúp đỡ. Để có những giải pháp kịp thời và hợp lý giúp con thoát khỏi tình trạng đó, không dẫn tới những hậu quả xấu, cha mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau:
Khi biết tin con trốn học, cha mẹ không nên vội vàng nổi nóng, mắng chửi hay có những hình phạt áp dụng ngay với con vì điều này sẽ không có tác dụng, thậm chí khiến con chán nản tình hình càng thêm phức tạp, có thể bỏ nhà đi với những bạn xấu mới quen bên ngoài. Điều quan trọng lúc này, cha mẹ nên bình tình tìm hiểu nguyên nhân, xem xét lại tất cả sự việc liên quan tới con.
Cha mẹ ngồi trò chuyện, trao đổi với con để biết vì sao con không thích đi học. Từ đó, con bạn sẽ có cơ hội nói ra những khó khăn mà mình đang gặp phải. Cha mẹ không nên đặt nhiều câu hỏi như kiểu tra hỏi mà hãy kiên nhẫn lắng nghe con, không ngắt lời. Đợi con chia sẻ xong, bạn hãy trao đổi, phân tích cho con hiểu và đưa ra những lời khuyên, giải pháp giúp con cải thiện tình hình.
Lúc này, cha mẹ cần trở thành người bạn tâm lí, thấu hiểu và đồng cảm với những khó khăn mà con đang gặp phải. Nên tránh không đặt nhiều yêu cầu với con khiến chúng có suy nghĩ mình đang bị kì thị hay vô dụng. Cái gì cũng phải uốn nắn từ từ, cải thiện tình hình từng chút một chứ không thể trong một vài ngày. Khi con bạn trốn học, kết bạn với những người bạn ở bên ngoài và những thú vui mới không dễ gì khiến con bạn thay đổi, chăm chỉ học tập tốt được ngay. Do đó, bạn cần kiên nhẫn, không áp dụng hàng loạt những yêu cầu để áp đặt đối với con.
Không nên có những câu nói mang tính dọa trẻ như “con mà không chịu học tập nghiêm chỉnh, sau này sẽ suốt đời nghèo khổ”. Bạn lưu ý rằng ở lứa tuổi mới lớn, tuổi nhỏ, chúng chưa thể có những suy nghĩ sâu xa rằng nếu không có việc làm thì sẽ ra sao đâu. Hay nói “Những trẻ hay trốn học cha mẹ không thích”. Những câu nói này không phải là cách giải quyết khi con bạn trốn học, thậm chí còn khiến con bạn trở nên xa cách hơn, vì chúng thấy cha mẹ không đồng cảm hay hiểu mình.
Nếu con bạn trốn học do bạn bè rủ đi chơi, cha mẹ nên tìm hiểu suy nghĩ của con, tìm hiểu về những người bạn mà con trốn học đi chơi cùng. Bạn nên mời về nhà chơi hoặc hỏi han, thăm do thông tin về những người bạn đó cùng những cuộc đi chơi là gì.
Nếu con bạn trốn học đi chơi điện tử hay ham thích đi chơi ở địa điểm nào đó, cha mẹ hãy tìm hiểu xem con có đi cùng, chơi cùng những bạn xấu ở đó không. Xem bạn bè của con có ép hay rủ rê con chơi không. Hay con chỉ đơn giản là quá ham chơi rồi bỏ bê học hành.
Cha mẹ làm gì khi con trốn học? Lúc này, cha mẹ cần kết hợp với nhà trường để quản lý con tốt hơn. Bạn hãy chủ động liên lạc, trao đổi với thầy cô giáo về tình hình học tập của con ở trường ra sao, con học tốt hay không, con bạn có những biểu hiện, thái độ gì không tốt hay không. Nhưng cần tránh khiến con có suy nghĩ cha mẹ và thầy cô đang kiểm soát quá mức khiến chúng ngột ngạt. Điều này sẽ khiến tình hình trở nên xấu hơn và khó cải thiện. Bởi trẻ sẽ đề phòng hoặc lo sợ khi đến trường. Do đó, cha mẹ thể hiện cho con hiểu rằng mình rất yêu thương và quan tâm tới chúng.
Nếu trao đổi với con và con hứa sẽ thay đổi, không trốn học nữa, cha mẹ cần có những quy định để điều này được thực hiện một cách triệt để. Ví dụ như, thống nhất với con rằng khi đi đâu, làm gì ngoài ở trường lớp sẽ thông báo về cho cha mẹ qua điện thoại hoặc trước khi đi học và làm đúng những điều cha mẹ căn dặn khi đi ra ngoài. Nếu con bạn vi phạm những quy ước này, cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân sau đó mới áp dụng hình phạt tương ứng với chúng một cách phù hợp.
Những thông tin ở trên có thể là những gợi ý để bạn trả lời câu hỏi cha mẹ làm gì khi con trốn học ở trên. Chúc các cha mẹ nuôi dạy con trưởng thành, ngoan ngoãn.
>> Tham khảo thêm:
MỤC LỤC
Chia sẻ