Nếu chúng ta đã làm bố hoặc làm mẹ thì chuyện tức giận là chuyện hết sức bình thường nhưng khi bố mẹ bố mẹ nóng giận và kích động sẽ dẫn đến những hành vi không kiểm soát được gây ảnh hưởng đến tâm lý của con cái. Những cơn tức giận rất dễ khiến các bậc phụ huynh đánh đập, quát mắng con điều đó không hề tốt trong mối quan hệ gia đình. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn những bí quyết để kìm hãm sự nóng giận của bố mẹ trước mặt con cái.
MỤC LỤC
Rất nhiều bậc phụ huynh vẫn thường nóng giận với con mỗi khi con làm không tốt, và nếu trẻ không nghe lời sẽ càng nóng giận hơn nữa. Nhưng các bạn đã từng nghĩ rằng chỉ cần nóng giận với con một chút thôi là đã mang lại rất nhiều tác hại đến cuộc sống của con. Ở trên đời không gì là khó khăn hơn việc nuôi dạy con cái nên người. Nếu không may mắc phải sai lầm thì rất có thể sau này sẽ hình thành thói xấu cho con cùng với những tác hại mà không thể biết trước được. Một đứa bé lớn lên sẽ có tính cách như thế nào, có cách ứng xử ra làm sao tất cả đều phụ thuộc vào cách dạy dỗ của phụ huynh.
Đã từng có một chuyên gia nói rằng thất bại trong việc dạy dỗ con cái không phải ở điều kiện kinh tế mà mấu chốt ở khả năng kiềm chế cảm xúc cá nhân của bố mẹ. Phần lớn các bức xúc đến với bố mẹ trong cuộc sống xuất phát từ vấn đề kinh tế bởi để kiếm tiền thì rất khó mà việc gì cũng cần đến tiền. Chính vì lẽ đó, áp lực về tiền luôn khiến các bậc phụ huynh mệt mỏi dẫn đến việc nóng giận với những lỗi lầm dù là nhỏ nhất với con cái. Đa số các phụ huynh đều có suy nghĩ rằng con của họ sẽ trở nên ngoan ngoãn và nghe lời hơn khi họ mắng con. Tuy nhiên điều này vô hình chung tạo nên một bóng đen tâm lý trong chính các con. Việc các con không lặp lại lỗi lầm bị bố mẹ quát mắng trước đó không có nghĩa là chúng thực sự biết lỗi mà là chúng quá sợ hãi và bất an với bố mẹ của mình.
Môi trường sống sẽ tác động rất nhiều đến tính cách của các em. Được sống trong một môi trường tốt sẽ tạo ra một đứa trẻ tốt và ngược lại một môi trường không tốt sẽ tạo ra một đứa bé hư. Vì vậy, nếu các em phải sống hằng ngày với những ông bố bà mẹ dễ cáu giận thì tương lai chúng cũng sẽ phát triển theo chiều hướng như vậy thậm chí sẽ nghiêm trọng hơn đó là có hơi hướng bạo lực. Vì thế dù như thế nào thì những đứa bé đều là nạn nhân trong những cơn tức giận của bố mẹ và chúng phải chấp nhận việc sống chung với những cơn nóng giận đó từ tuổi thơ đến khi trưởng thành.
Nếu một đứa bé nhìn thấy bố mẹ của mình tức giận thì tất nhiên chúng sẽ không dám chủ động lại bắt chuyện bởi suy nghĩ của chúng khá đơn giản rằng bố mẹ ghét bỏ mình mới la mắng mình. Chúng không thể mang các lý do vu vơ đâu đó để giải thích cho những cơn nóng giận của bố mẹ và rồi chúng tự đổ lỗi lên bản thân từ đó hình thành lối sống tự ti, khép kín. Điều này càng trở nên nghiêm trọng khi các con lớn lên bởi nếu không xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó ngay từ nhỏ thì khoảng cách ấy sẽ ngày một bị kéo dãn ra nhất là trong giai đoạn các con đang gặp phải những vấn đề về tâm lý, những thay đổi về tâm sinh lý, chúng sẽ không mở lời để tâm sự với bố mẹ mà thay vào đó là tự mình giải quyết.
Không một ông bố bà mẹ nào sống trên đời này là hoàn hảo 100% điều đó không ai có thể phủ nhận được. Do đó việc tức giận với con cái vẫn thường xuyên xảy ra và khó có thể tránh khỏi được. Theo như nghiên cứu thì có tới tận 74% các bậc phụ huynh thừa nhận họ thường xuyên tức giận với con. Vậy những lý do nào khiến các bậc phụ huynh dễ tức giận với con.
Là trẻ con vốn tính ham chơi nên nhiều khi các em gây ra những sự cố không mong đợi như làm đổ sữa lên quần áo, hay đi chân bẩn lên giường ngủ,…những tình huống này nhiều khi khiến các bậc phụ huynh khó kiềm chế được cơn tức giận với con và càng tức giận hơn khi chúng xảy ra không đúng lúc.
Trẻ con thì thường rất bướng bỉnh và không chịu nghe lời của người lớn. Có những lúc bạn vừa nhắc con khi đi vào nhà phải cất đôi giày vào tủ gọn gàng không được vứt ngoài nhà nhưng lúc nhìn lại thì đôi giày vẫn ở sân nhà. Bạn nhắc nhở con thêm một lần nữa sau khi hái rau ở vườn xong đôi giày vẫn giữ nguyên hiện trạng. Trong những trường hợp như vậy phụ huynh rất khó kiểm soát cảm xúc tức giận. Khi rơi vào trạng thái bản thân mình nói và bản thân mình nghe như thế này thì rất dễ làm các ông bố bà mẹ căng thẳng, mất kiểm soát và la mắng con. Cho dù những hành động đó của con có thể do cố tình hay vô tình thì cũng khó có thể khiến bạn không sôi sục vì tức giận cho được. Trong trường hợp như thế này thì la mắng không hề mang lại lợi ích gì về kỹ năng nghe lời của trẻ ngược lại về lâu dài còn khiến bé càng cố tình phớt lờ, thiếu sự nghe lời.
Những câu cãi trả của các con như “con ghét bố mẹ”, “bố mẹ thật bất công với con”,… là không hề hiếm gặp ở thời đại ngày nay. Với phụ huynh có con nhỏ hoặc con đang ở độ tuổi mới lớn mới hiểu được cảm giác này. Đây là những giây phút mà trẻ như muốn thử thách giới hạn của chúng bằng cách la hét trước khi bố mẹ la mắng. Và đây cũng chính là lúc mà các bậc phụ huynh cần phải đấu tranh với việc quát mắng lạ con để chỉnh đốn thói hư đó. Việc các bậc phụ huynh tức giận, quát mắng càng làm bùng lên ngọn lửa thử thách trong con trẻ và cuộc chiến giữa phụ huynh và con cái sẽ được xem như cuộc thi ai tức giận hơn ai, hoặc tệ hơn nữa là cả hai sẽ làm tổn thương lẫn nhau bằng những lời vô cùng khó nghe phát ra lúc tức giận. Lời nói một khi đã nói ra thì không bao giờ có thể rút lại được vì vậy cả phụ huynh lẫn con cái cần phải học cách kiềm chế bản thân, suy nghĩ thật kỹ trước khi nói đừng để sau này phải hối hận về những điều đáng nhẽ không nên nói.
Cha mẹ là người yêu thương con cái vô điều kiện vì vậy họ luôn cố gắng bao bọc, chở che, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối nhất có thể cho con. Khi các con đạp xe một mình ra ngoài đường, đưa tay vào ổ điện, cho tay sờ vào vật dụng nóng, đùa nghịch trên đường tàu hỏa,…thì các phụ huynh tức giận và quát mắng quan là điều có thể chấp nhận được và cũng được coi là điều vô cùng cần thiết. Khi sự an toàn của con đang bị đe dọa thì một tiếng quát thật lớn là cách duy nhất ngay lúc đó tạo được sự chú ý của trẻ ngay lập tức và sau đó có phản ứng cần thiết để đưa bé ra khỏi tình huống nguy hiểm trên.
Một số đứa bé sẽ phản ứng lại yêu cầu của bố mẹ khá đơn giản chỉ cần nhìn vào mắt chúng là chúng đã biết mình không nên làm gì. Song nhiều đứa đứa trẻ lại cần những lời nói và hành động quyết liệt hơn để học được những bài học cho mình. Tuy nhiên cũng đừng quá căng thẳng , la hét con bằng cách quát mắng mà nên nhấn mạnh với bé có như vậy bé mới hiểu được rằng những lời nói đó có mức độ quan trọng như thế nào.
Khi các bậc phụ huynh vừa trải qua một ngày làm việc vô cùng mệt mỏi ở công ty,bị tắc đường tận 2 tiếng đồng hồ khi đi làm về và lỡ tay làm hỏng món trứng rán cho bữa tối thì đã đủ làm các bậc phụ huynh tức bực trong người rồi nhưng sẽ là đỉnh điểm nếu như vào những thời điểm như vậy con của bạn đi vào phòng thú nhận rằng đã làm vỡ cái điện thoại mới mua của bạn thì liệu trong trường hợp đó với một ngày đầy những sự kiện tồi tệ ập đến bạn có trút hết sự tức giận lên con của mình hay không. Đây sẽ là có hội tốt để bạn có thể xả stress với những mệt nhọc, bực tức trong người lên con hoặc là một người nào đó không xứng đáng nhận điều này. Tất cả chúng ta đều là con người và không ai là hoàn hảo cả vậy nên chúng ta cũng cần phải được giải phóng hết tất cả những tức bực và căng thẳng trong người. Tuy nhiên đây đâu phải là lỗi của các con khi bạn mệt mỏi và có một ngày tồi tệ. Như đã đề cập ở trên thì đây không phải là thời điểm mà các bạn đè nát tâm hồn của những đứa con yêu dấu của mình. Tất cả chúng ta đều vì một lý do bất kỳ nào đó mà tức giận bởi cuộc sống luôn chứa đựng rất nhiều điều căng thẳng và mệt mỏi và việc nuôi dạy con cái đôi khi cũng khiến chúng ta kiệt sức.
Việc các bậc phụ huynh la hét cũng như quát mắng con cái thường xuyên xảy ra trong những tình huống cụ thể, có nguyên nhân rõ ràng để làm cho bố mẹ tức giận. Các bậc phụ huynh chỉ cần được nguyên nhân gốc rễ gây ra sự khó chịu trong bản thân mình thì có thể tìm ra được cách tránh. Ví dụ như là khi đi làm về các con muốn đi vào bếp để sờ mó, nghịch ngợm một tí, điều đó khiến bạn không thể nấu ăn được . Vậy nguyên nhân chính đã tìm ra vậy hãy tạo ra một khu vực vui chơi cho con để con được thoải mái vui chơi và phụ huynh thì có khu vực để nấu nướng.
Cảnh báo là những gì sắp xảy ra sẽ giúp bé có thể chuẩn bị sẵn tinh thần cho những hoạt động tiếp theo, cảnh báo cũng là việc mà bất cứ đứa bé nào cũng cần. Các bậc phụ huynh có thể cảnh báo bằng những lời nói nhẹ nhàng như “mẹ không hề muốn quát con nhưng nếu con cứ tiếp tục không nghe lời thì mẹ sẽ nổi giận thật sự đấy” hoặc “đã đến giờ đi ngủ rồi, mẹ cho con 5p để sắp xếp đồ đạc và đi ngủ”…Có như vậy bé sẽ có ý thức và hoàn thành những gì được yêu cầu.
Nếu bạn cảm thấy cơn tức giận ở trong bản thân mình đang dần một tăng lên, các bậc phụ huynh nên tự cho mình khoảng thời gian đi ra ngoài và xả hết tất cả những bực tức đó sau đó mới quay về nói chuyện với con. Chỉ cần dành khoảng 5-10 phút để kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong bản thân thì các bậc phụ huynh sẽ hạn chế được những lời to tiếng với con.
Để hạn chế sự xích mích, những lúc la mắng, tức giận với con các bậc phụ huynh nên lập một danh sách tất cả những việc không được làm ở trong gia đình và dán lên tủ hoặc một vị trí dễ nhìn thấy để cả nhà cùng thực hiện. Như vậy sẽ tránh được những phát sinh bất đồng giữa bố mẹ và con cái, hạn chế sự tức giận, quát mắng nhau.
La mắng con không phải là cách giao tiếp hay mà đơn giản chỉ là ép các con phải im lặng những gì mình nói. Trong lúc nóng giận, việc dạy bảo con sẽ không mang lại hiệu quả vì vậy hãy đợi đến lúc bạn thật sự bình tĩnh sau đó giải thích cho bé hiểu về hành động của mình từ đó các em sẽ hiểu về hành vi của mình và dần dần điều chỉnh nó.
Thực tế rằng trẻ con sẽ trải qua rất nhiều sự thay đổi trong hành vi, lời nói, ứng xử của mình theo thời gian. Các bậc phụ huynh cần phải thấu hiểu con nhiều hơn, cảm thông với những hành động vô ý của con để hạn chế những cơn nóng giận không cần thiết.
Vào mỗi buổi sáng, thay vì các bạn la hét con tìm quần áo để mặc, soạn sửa sách vở chuẩn bị đi học để kịp giờ đến trường thì tại sao các bạn không cùng con chuẩn bị từ tối hôm trước đó để tránh những trường hợp nặng lời với nhau như vậy. Các bậc phụ huynh hãy chủ động và tạo tâm lý sẵn sàng cho con về mọi việc để tránh việc la mắng con.
Việc các bậc phụ huynh đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái thì khi con cái không đạt được như những kỳ vọng đó sẽ càng khiến họ thất vọng nhiều hơn. Khi cảm thấy thất vọng, chán nản các bậc phụ huynh rất dễ rơi vào trạng thái bực bội cũng như la mắng con một cách vô cớ. Chính vì lẽ đó các bậc phụ huynh đặt kỳ vọng thích hợp với khả năng của con để các con luôn cảm thấy thoải mái, không bị áp lực.
Cha mẹ cũng là những con người bình thường và cũng có thể mắc lỗi. Vì vậy không có lí do gì nếu chúng ta mất bình tĩnh mà la mắng trẻ vô cớ lại không xin lỗi cả. Hãy thẳng thắn nói chuyện và cùng con tìm ra giải pháp để tình trạng này không lặp lại nữa. Chắc chắn khi con nhìn vào thái độ tích cực từ cha mẹ cũng sẽ cùng bố mẹ cải thiện.
Sau một ngày dài bận rộn, vất vả với công việc có thể sẽ có lúc bạn mất bình tĩnh với con. Lúc này hãy nhớ rằng con chỉ là một đứa bé không phải là một người trưởng thành, bạn không thể yêu cầu bé phải cư xử như một người lớn. Khi đó hãy nghĩ đến khoảng thời gian rất vui vẻ giữa bạn và con chắc chắn sẽ giúp bạn bớt căng thẳng đi rất nhiều.
Nuôi dạy con cái là điều không hề dễ dàng và cần sự kiên nhẫn của bố mẹ. Hi vọng rằng những lời chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm những phương pháp bổ ích kìm hãm những sự tức giận với con.
>> Tham khảo thêm:
MỤC LỤC
Chia sẻ