close
cách
cách cách cách

Những phương pháp tốt nhất để phụ huynh hiểu con mình hơn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Gia đình chính là trường học đầu tiên của các em, bố mẹ chính là người thầy, người cô đầu tiên tốt nhất của các em. Mối quan hệ giữa thầy cô và con cái là một trong những nhân tố quyết định đến quá trình trưởng thành của các em. Để có thể có mối quan hệ gắn bó, tích cực thì các bậc phụ huynh cần phải yêu thương và hiểu con mình nhiều nhất. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn những phương pháp để phụ huynh ngày càng hiểu con mình hơn.

1. Những lý do khiến cho phụ huynh và con cái không hiểu nhau

1.1. Ít giao tiếp với con

Giao tiếp với bố mẹ thường xuyên là điều kiện tiên quyết để các em có thể hình thành nhân cách cũng như tư duy , tạo nền tảng để có thể phát triển thành một đứa trẻ hoàn thiện sau này. Thế nhưng ít ai nghĩ được rằng bố mẹ cũng rất cần và muốn được giao tiếp với con mình một cách thoải mái và tự nhiên bởi đây là một nhu cầu cơ bản. Thế nhưng vì cuộc sống ngày nay quá bon chen, đôi khi bố mẹ bị cuốn vào công việc hằng ngày của họ và để con một mình chơi với những món đồ chơi của mình. Tất nhiên điều này là không thể tránh khỏi nhưng mà không nên để nó biến thành một thói quen bởi sẽ đến một lúc bạn nhận ra là con bạn đã lớn và các con đã có cuộc sống riêng của chúng và họ sẽ không còn cơ hội để cùng tâm sự với con một cách vô tư như trước nữa.

ít giao tiếp với con

1.2. Không vỗ về con khi con còn nhỏ

Việc ôm ấp, vỗ về con không chỉ thể hiện tình cảm của bố mẹ dành cho những đứa con thân yêu của mình mà còn là một tác nhân vật lý giúp giải phóng nhiều chất hóa học trong cơ thể rất có lợi cho sức khỏe.Và bố mẹ chỉ có cơ hội ôm ấp con khi con còn nhỏ mà thôi, khoảng thời gian đó sẽ trôi qua rất nhanh mà chúng ta không thể ngờ. Nếu các bậc phụ huynh không biết tận dụng khoảng thời gian đó để trải nghiệm quý giá bên con thì chắc chắn sau này khi con lớn lên các bạn sẽ vô cùng hối hận.

1.3. Không lưu giữ kỉ niệm với con

Các bậc phụ huynh nên lưu giữ lại những kỷ niệm vui nho nhỏ bên bởi đó là cách mà những người bố, người mẹ có thể tự lưu lại một cái gì đó quý giá cho chính mình. Chúng chỉ là những kỷ niệm vui nho nhỏ mà thôi, nhưng ghi lại tất cả là cách mà một người bố, người mẹ có thể tự lưu lại điều gì đó, cho chính mình. Đó có thể là những khoảnh khắc bé chập chững tập đi, hay bé bắt đầu biết gọi bố mẹ, hay là những câu nói ngô nghê, dễ thương nhưng chưa hoàn chỉnh. Những điều đó sẽ không bao giờ lặp lại lần hai trong cuộc đời của các con vì vậy bạn hãy cố gắng lưu giữ nó và coi đó như những ký ức đẹp không bao giờ có thể quên được.

1.4. Không chơi với con những trò đòi hỏi tư duy

Tất cả những trò chơi mà bố mẹ có thể cùng chơi với con như giải đố, đố mẹo, ghép hình,…và những trò chơi đòi hỏi sự tư duy, nhạy bén sẽ là một phương tiện tuyệt vời để kết nối bố mẹ và các con. Bên cạnh việc giúp các con có thêm các kiến thức hữu ích và rèn luyện sự tư duy nhanh nhạy thì thông qua đó các bậc phụ huynh cũng có thể xác định được những thiên hướng phát triển cho con mình bằng cách nhìn nhận ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như sở thích của con.

1.5. Không lắng nghe con

Ý kiến của các con trong gia đình với bố mẹ hầu như không có một chút giá trị nào đặc biệt là ở các quốc gia còn tồn tại tư tưởng gia trưởng , giáo điều như Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam. Ở những đất nước đó thì hầu hết khi các em cố gắng thể hiện những ý nghĩ, mong muốn của mình thì đều bị bố mẹ và người lớn xem là “trứng khôn hơn vịt”. Ngoài ra đôi khi các em đưa ra những yêu cầu rất hợp lý nhưng lại bị chính bố mẹ mình phớt lờ đi vì các lý do chủ quan như bố mẹ bận công việc, bận giao tiếp với bạn bè không có thời gian dành cho con cái dẫn đến việc kìm hãm sự phát triển tự nhiên của con, khiến các con bị tổn thương tâm lý và luôn trong trạng thái hụt hẫng.

1.6. Không cho con những giây phút vui vẻ

Các bậc phụ huynh cần phải là người chủ động tạo ra những kỷ niệm đẹp cho con mình trước khi quá muộn vì kỷ niệm thời ấu thơ chính là điều vô cùng thiêng liêng, đáng giá và không điều gì có thể làm phai mờ được. Những bậc làm cha làm mẹ nên tạo ra nhiều bất ngờ cho bé như tổ chức sinh nhật cho con một cách thật đặc biệt, tặng con những món quà ý nghĩa hoặc cả gia đình tổ chức những chuyến đi chơi thú vị sẽ giúp con bạn được sống trong những khoảnh khắc tươi đẹp.Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng khi một đứa trẻ được lớn lên trong một môi trường thoải mái, tích cực, có những trải nghiệm tốt thì sau này chúng sẽ luôn sống một cách tự tin, mạnh mẽ.

1.7. Bố mẹ hay nghe lời người ngoài

Có những ông bố bà mẹ thường không chịu khó tìm hiểu con mình mà lại có thói quen nghe lời của những người khác như bà hàng xóm, những đứa bạn cùng xóm, những người đó nói gì bố mẹ cũng tin tưởng gần như tuyệt đối. Nhiều trường hợp bố mẹ nghe lời của người ngoài, không tìm hiểu mọi chuyện mà về la mắng con một cách vô căn cứ, áp đặt một điều gì đó mà con cái không hề làm. Đôi khi còn bắt con mặc cái này cái nọ, đi xe này xe kia để sao cho vừa mắt của thiên hạ mà không hề quan tâm đến nhu cầu và lợi ích thực sự dành cho con. Nhiều lúc bố mẹ vì sĩ diện hoặc để vừa lòng cái tôi của mình mà bắt con mình phải thế này thế kia để được hãnh diện với bạn bè. Một khi không được như ý muốn của bản thân thì trút hết tức giận lên con cái.

2. Những phương pháp để phụ huynh hiểu con hơn

2.1. Phụ huynh phải tạo cầu nối với con

Để con cái và bố mẹ hiểu nhau cần có sự tương tác hai chiều giữa hai bên. Tất cả những hành động, cử chỉ, lời nói, thái độ của bố mẹ sẽ được trẻ ghi nhớ một cách chi tiết. Hãy tạo nên một môi trường đầy tình yêu thương để con có thể phát triển tốt nhất, dùng những câu hỏi mang tính chất gợi mở liên quan đến cuộc sống, học tập tuyệt đối không hỏi những câu hỏi trẻ không muốn nói tránh để các em cảm thấy căng thẳng mỗi khi nói chuyện với bố mẹ.

cần tạo cầu nối với con

2.2. Quan tâm đến thế giới nội tâm của bé

Thế giới nội tâm của bé cũng giống như một cuốn truyện bí ẩn, cha mẹ cần đọc từng dòng, từng trang bằng cả tấm lòng mới có thể hiểu hết ý tứ của bé. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, thời gian mình ở bên các con khá nhiều nên mình là người hiểu con nhất nhưng sự thật thì phải hẳn đã như vậy. Để có thể hiểu được hết nội tâm của con bố mẹ cần biết sở thích của các con. Mỗi một đứa bé sẽ có những sở thích, những nhu cầu khác nhau vì vậy bố mẹ cần phải tìm hiểu sở thích của con, biết con mình thích những cái gì, ghét những cái gì. Các bậc phụ huynh nên nhớ rằng trẻ em không cần những lời giáo dục cứng nhắc mà cái các em cần đó là những lời khuyên, những lời khen ngợi từ bố mẹ. Chỉ cần những lời khen ngợi là đã đủ khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thêm thân thiết và gắn bó, tạo động lực để bé cố gắng.

Trách mắng là phương pháp giáo dục mà hầu hết các bậc phụ huynh ở Việt Nam đều áp dụng khi con làm không đúng như những gì mình mong đợi. Nhưng trước khi trách mắng các con các bạn phải phân biệt được rõ ràng rằng lỗi mà các em gặp phải có thường xuyên bắt gặp ở những đứa trẻ khác hay không. Chỉ những lời phê bình mang ý nghĩa muốn tốt cho con thì trẻ mới tiếp nhận còn không các em sẽ chống đối. Luôn dõi theo và quan sát từng hành động dù là nhỏ nhất của con. Khi các bạn biết cách quan sát từng cử chỉ, hành động, sở thích của bé thì dần dần các bạn sẽ hiểu được tâm lý của các em. Khi nhìn thấy con mình đang tức giận mà không rõ lý do là gì, bạn hãy dừng lại và tìm hiểu xem rằng các con đang gặp phải vấn đề gì. Kiên trì lắng nghe những lời tâm sự của con, đồng thời qua đó hướng dẫn trẻ có nhận thức thật đúng đắn về mọi chuyện, gạt bỏ đi những cảm xúc tiêu cực.

Trẻ em cũng một thế giới riêng tư của mình. Các em cũng luôn mong muốn bố mẹ có thể thấu hiểu mình. Vì vậy phụ huynh hãy là người bạn tốt, lắng nghe những câu chuyện và tìm hiểu nội tâm của các con trên nhiều phương diện khác nhau.

2.3. Lắng nghe con nhiều hơn

Trẻ nhỏ, nhất là từ khi bắt đầu bước vào tuổi mẫu giáo, trẻ thường được tiếp xúc với môi trường mới nên có rất nhiều chuyện muốn kể cho cha mẹ nghe. Thay vì thái độ dửng dưng, thờ ơ bạn hãy lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của trẻ. Nếu bạn bỏ ngoài tai những lời trẻ nói, con bạn sẽ có cảm giác bị tổn thương, không được quan tâm, từ đó dẫn đến suy nghĩ cha, mẹ không còn thương mình nữa. Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ lại có rất nhiều những vấn đề khác nhau trẻ cần được hỏi và giải đáp. Hãy nhẹ nhàng lắng nghe và giải thích cho trẻ, nhất là những thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì.

2.4. Dành nhiều thời gian bên con

Cuộc sống ngày càng bận rộn, cha mẹ dành cả ngày để làm việc, khi về đến nhà thường có cảm giác mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, thời gian dành cho trẻ ngày càng ít. Trẻ ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần được sự quan tâm của cha mẹ để không có cảm giác hụt hẫng, bị bỏ rơi.

Hiện nay số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ đang ngày càng tăng lên, một trong những nguyên nhân chính là sự thờ ơ, thiếu quan tâm của cha mẹ. Vì vậy dù công việc bận rộn hãy cố gắng sắp xếp thời gian để bên con, lắng nghe và chơi cùng con. Điều này sẽ giúp bạn gần gũi và hiểu con hơn. Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên tìm đọc những cuốn sách nói về suy nghĩ, tâm sinh lý của trẻ ở các độ tuổi khác nhau để dễ dàng trò chuyện và thấu hiểu con hơn.

2.5. Khuyến khích con nói ra ý kiến cá nhân

Liều thuốc tinh thần luôn mang lại kết quả không ngờ. Hãy khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến của mình dù là sai, đừng vì con nói sai là quát tháo, lần sau trẻ sẽ không dám nói nữa. Khuyến khích trẻ cũng là một cách giúp tăng tình cảm gắn kết của cha mẹ và con cái. Nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý, không nên khen trẻ quá nhiều có thể khiến trẻ tự phụ, kiêu căng.

2.6. Có thưởng có phạt

Trong gia đình nếu có từ 2 con trở lên thường khiến trẻ có tâm lý so sánh. Vì vậy hãy đối xử công bằng với các con, làm đúng có thưởng, làm sai bị phạt, đừng khiến trẻ có cảm giác cha mẹ thiên vị anh, chị, em hơn, điều này sẽ khiến trẻ bị tổn thương.

2.7. Đặt mình vào vị trí của con

Hãy từ bỏ thói quen quát mắng, dọa nạt khi trẻ làm sai. Người lớn luôn có lý do khi làm một việc gì đó, trẻ em cũng vậy, hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ để xem trẻ muốn gì? Vì sao trẻ làm vậy để có thể hiểu và cảm thông cho con. Suy nghĩ về một việc ở cùng một góc độ của trẻ con và người lớn rất khác nhau, từng vội áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái. Hãy đặt mình vào vị trí của con, nghĩ theo cách nghĩ của con để hiểu con hơn.

2.8. Hãy đối xử công bằng và không so sánh con cái với nhau hay với bất kỳ người nào khác

Sự so sánh và đối xử không công bằng sẽ khiến trẻ bị tổn thương. Ban đầu nếu cha mẹ đối xử không công bằng với những người con khác đứa trẻ đó sẽ cảm thấy cha mẹ không yêu thương chúng, dẫn đến tị nạnh với những anh em khác. Bên cạnh đó chúng sẽ sống khép mình hơn nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến chúng bị trầm cảm và tự kỷ. Cha mẹ sinh con ra hãy đối xử công bằng với nhau, tuy không cào bằng cách đối xử nhưng hãy công bằng trong tình cảm. Như thế chúng sẽ lớn lên mà không có chút hờn ghen nào.

Tiếp theo đừng so sánh con cái của mình với những người xung quanh, làm như thế chỉ khiến chúng tự ti hơn mà thôi. Cha mẹ muốn con cái của mình yếu thế hơn người khác, hãy cổ vũ và động viên chúng chứ đừng vùi dập chúng.

2.9. Tôn trọng cái tôi của con trẻ

Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng con cái của mình dù 20 tuổi vẫn là trẻ con. Họ không bao giờ có đủ kiên nhẫn để lắng nghe con cái mình nói lên nguyện vọng, ý thích của chúng. Mặc định làm cha mẹ thì có quyền lựa chọn những điều tốt đẹp nhất cho con nhưng đó là theo ý của cha mẹ chứ không phải là ý nguyện của con! Nhiều người không hiểu vì sao con cái của họ luôn cãi lại và bất tuân mệnh lệnh của họ. Cha mẹ quên rằng con cái cũng có cuộc đời riêng của chúng, chúng có những sở thích riêng khác hẳn với cha mẹ thời còn trẻ thế nên đừng mặc định cho mình cái quyền được lựa chọn thay con cái. Hãy tôn trọng cái tôi của nó, để nó được làm những việc nó muốn. Có như vậy con cái mới lớn lên được. Hãy là người đưa đường cho con đừng bao giờ trở thành người vùi lấp ước mơ của con trên đường đời, cha mẹ nhé!

tôn trọng cái tôi của trẻ

2.10. Niềm nở với bạn của con

Thường cha mẹ rất hay cảnh giác với bạn của con cái mình. Những ai có vẻ hiền lành, tử tế cha mẹ mới cho phép con cái của mình qua lại. Có nhiều bậc cha mẹ lại cấm tiệt con chơi với những người bạn xung quanh chúng mà chỉ được phép chơi với những ai cha mẹ đã chấm thay cho chúng. Nhiều bậc làm cha làm mẹ chọn bạn cho con dựa vào gia thế của cha mẹ người bạn đó. Làm như vậy cha mẹ đã gián tiếp dạy con cái của mình sống theo lối sống thực dụng và lợi dụng người khác. Nhiều người lại tỏ ra ghét ra mặt với bạn bè của con cái mình khiến cho chúng cảm thấy xấu hổ với bạn bè và thường tìm cách né tránh việc đưa bạn về nhà chơi. Như vậy không chỉ làm tổn hại đến uy tín của con cái mà còn tạo ra một khoảng cách giữa con cái với cha mẹ.

Cha mẹ có thể định hướng cho con chơi với những người bạn tốt nhưng đừng nên thay con chọn bạn cũng như hãy đối xử niềm nở với bạn của con. Đừng khiến con cái mất mặt với bạn bè vì cách ứng xử thiếu lịch sự với bạn bè của chúng. Dù gì chúng cũng có lòng tự trọng thế nên bạn đừng bao giờ để con cái có cái nhìn ác cảm về cha mẹ chúng.

Làm cha làm mẹ có lẽ là điều khó khăn nhưng ý nghĩa nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Đây là một công việc đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức, không mang lại doanh thu lợi nhuận mà còn rất tốn kém. Mong rằng bài chia sẻ trên đây của mình có thể giúp cho các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để cha mẹ và con cái có thể yêu thương nhau nhiều hơn.

>> Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.