close
cách
cách cách cách

Mách phụ huynh cách dạy trẻ bướng bỉnh đơn gỉ mà hiệu quả nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh là một thách thức đối với các bậc cha mẹ vì khiến chúng phải làm những công việc cơ bản như tắm, ăn một bữa ăn hoặc đi ngủ là một cuộc chiến mỗi ngày. Cha mẹ vô tình khuyến khích hành vi bướng bỉnh ở trẻ em bằng việc nhượng bộ cơn giận dữ của chúng. Tuy nhiên, với bài viết mà vieclam123.vn chia sẻ dưới đây, các bậc phụ huynh sẽ biết được tại sao trẻ lại bướng bỉnh, khi bướng bỉnh thì trẻ sẽ có dấu hiệu như thế nào, đồng thời phụ huynh cũng sẽ biết cách làm sao để dạy con nghe lời.

1. Tại sao trẻ lại bướng bỉnh?

Trẻ em thường hiếu động và rất tinh nghịch, hơn nữa, còn rất dễ bi các yếu tố bên ngoài tác động dẫn đến việc bướng bỉnh, không nghe lời và có xu hướng chống đối bố mẹ. Là những người gần gũi và thường xuyên tiếp xúc với con nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của con, các bậc phụ huynh cần là người tìm ra nguyên nhân để giúp các con trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn và biết nghe lời. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bướng bỉnh, chống đối bố mẹ? Các bậc phụ huynh hãy cùng đến với phần chia sẻ dưới đây của vieclam123.vn để tìm ra nguyên nhân khiến con bướng bỉnh nhé!

1.1. Do bố mẹ nuông chiều con quá mức

bố mẹ nuông chiều quá mức khiến trẻ bướng bỉnh

Không có bậc phụ huynh nào là không yêu thương con cái của mình, tuy nhiên, yêu thương lại hoàn toàn khác với nuông chiều. Việc bố mẹ yêu thương đúng cách có thể khiến trẻ phát triển toàn diện và hình thành nhân cách tốt, tuy nhiên, nếu bố mẹ quá yêu thương con và yêu thương sai cách dẫn đến việc nuông chiều và dung túng cho trẻ, thì điều đó lại gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực, đặc biệt là gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành nhân cách của con. Và khi trẻ nhận thức được rằng, bố mẹ rất nuông chiều mình, thì trẻ sẽ phát triển theo xu hướng cứ yêu cầu là sẽ được phụ huynh đáp ứng. Nếu bố mẹ không đáp ứng những yêu cầu của trẻ, thì trẻ sẽ có những hành động phản kháng một cách bướng bỉnh, hay nói cách khác là chống đối bố mẹ chỉ để bố mẹ đáp ứng nhu cầu cho mình.

1.2. Do có mâu thuẫn trong cách dạy con

Thật không hiếm để thấy tình trạng bố và mẹ bất đồng quan điểm trong việc nuôi dạy con cái hoặc thậm chí là bất đồng quan điểm trong việc nuôi dạy giữa bố mẹ và ông bà. Những gia đình ở trong trường hợp này rất dễ xảy ra tình huống bố dạy con thì mẹ bênh vực hoặc ông bà bênh vực vì cho rằng phương pháp đó là không đúng. Nếu rơi vào tình huống này, những đứa trẻ ban đầu sẽ không biết nên nghe theo ai mới đúng, sau đó, chúng sẽ nhận thức được rằng, dù mình làm điều gì cũng sẽ có người bênh vực. Và đây chính là điều khiến trẻ trở nên bướng bỉnh và dần không nghe lời ai.

1.3. Do bố mẹ có xu hướng gia trưởng và hay gây áp lực cho con

Mặc dù xã hội ngày càng hiện đại, tiên tiến và phát triển, song, tư duy gia trưởng đã ngấm sâu vào tư tưởng của rất nhiều các bậc phụ huynh. Những bậc phụ huynh gia trưởng thường có xu hướng bắt ép con làm những điều vượt quá khả năng, và rất hay sử dụng đòn roi với trẻ. Khi bố mẹ dạy trẻ không đúng cách, những đứa trẻ chắc chắn sẽ nảy sinh tâm lí chống đối và không nghe lời thậm chí là bất mãn với những yêu cầu có phần quá đáng của các bậc phụ huynh.

1.4. Do bố mẹ không làm gương cho con

bố mẹ không làm gương cũng sẽ khiến trẻ bướng bỉnh

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh chắc chắn phải kể đến đó là do bố mẹ không làm gương cho con. Những đứa trẻ đang trong thời kì phát triển và hình thành nhân cách sẽ có xu hướng bắt chước những người lớn, đặc biệt là những người gần gũi với trẻ như bố mẹ. Trẻ thường sẽ làm theo mà không phân biệt đúng sai bởi bố mẹ là người mà chúng rất tin tưởng. Chính vì thế, việc bố mẹ yêu cầu con cái phải ngoan ngoãn, nghe lời trong khi mình lại không trở thành một tấm gương sáng cho con noi theo là một việc rất khó.

1.5. Do trẻ bị tác động bởi môi trường sống xung quanh

Bên cạnh những yếu tố từ bản thân và từ phía gia đình, thì việc những đứa trẻ trở nên bướng bỉnh, không nghe lời cũng một phần là do tác động của môi trường sống xung quanh. Như vieclam123.vn đã đề cập trước đó, những đứa trẻ non nớt con đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Nếu ở nơi con học tập, con vui chơi có những nhân tố xấu, những tác động tiêu cực thì việc con trở nên bướng bỉnh là điều rất khó tránh khỏi.

2. Những cấp độ khi trẻ có biểu hiện bướng bỉnh bố mẹ cần biết

Mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có xu hướng bướng bỉnh, chống đối bố mẹ khác nhau. Song, nghiên cứu của các nhà tâm lí học chỉ ra rằng, tuy biểu hiện của trẻ khác nhau, nhưng chung quy lại, thì chúng được chia thành 5 cấp độ. Và dưới đây là những thông tin chi tiết nhất về 5 cấp độ khi trẻ có biểu hiện bướng bỉnh được vieclam123.vn tổng hợp lại để các bậc phụ huynh tham khảo.

  • Cấp độ 1: Trẻ bắt đầu giận dữ

Cấp độ đầu tiên khi trẻ muốn chống đối bố mẹ đó là trẻ sẽ thể hiện sự tức giận của bản thân. Sự tức giận của con trẻ được thể hiện rất rõ ràng thông qua tiếng la khóc hoặc tiếng hét rất lớn. Bên cạnh đó, nhiều đứa trẻ còn thể hiện sự giận dữ bằng việc trút cơn giận vào đồ đạc, vào chính cơ thể của mình hoặc mọi người xung quanh. Mặc dù biểu hiện của cấp độ này rất dữ dội, song nó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, trẻ chỉ kéo dài sự tức giận của mình khi có ai đó trong gia đình tác động vào cảm xúc của trẻ.

  • Cấp độ 2: Trẻ bắt đầu có biểu hiện buồn bã

khi giận bố mẹ trẻ sẽ có xu hướng buồn bã

Sau khi kết thúc sự tức giận của mình, trẻ bắt đầu buồn bã, thay vì khóc thét như lúc đầu, trẻ sẽ khóc mếu máo. Giai đoạn này thường sẽ kéo dài hơn so với lúc trẻ thể hiện sự tức giận. Có thể nói, đây là giai đoạn kéo dài nhất trong quá trình trẻ thể hiện sự bướng bỉnh của mình.

  • Cấp độ 3: Có xu hướng xa lánh tất cả mọi người trong gia đình

Khi bố mẹ thấy trẻ ở cấp độ 2, tức là thấy con khóc rất lâu, thường sẽ đến cạnh để dỗ dành, nhưng lúc này, trẻ bắt đầu giãy nảy lên khi bố mẹ hoặc người thân cố gắng đến gần.

  • Cấp độ 4: Trẻ bắt đầu có biểu hiện làm hòa với bố mẹ

Khi trẻ kết thúc cấp độ xa lánh mọi người, thì cơn giận của trẻ dường như đã dịu xuống và trẻ sẽ bắt đầu làm hòa với bố mẹ. Lúc này, trẻ sẽ có dấu hiệu nhìn ngó xung quanh, tuy vẫn còn khóc nhưng cơn khóc của trẻ lúc này sẽ ngắt quãng, và trẻ sẽ nín dần cũng như bắt đầu lắng nghe bố mẹ nói.

3. Những mẹo hay dạy trẻ biết nghe lời phụ huynh có thể áp dụng

Mặc dù khi trẻ bướng bỉnh, sẽ rất khó để phụ huynh có thể tiếp cận cũng như nói chuyện bĩnh tĩnh với trẻ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bố mẹ không có cách để giúp trẻ nghe lời. Các bậc phụ huynh hãy cùng đến với những mẹo hay được vieclam123.vn chia sẻ dưới đây để giúp trẻ hết bướng bỉnh.

3.1. Bố mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe con

Khi trẻ bướng bỉnh, thì điều tốt nhất mà các bậc phụ huynh nên làm đó là thật sự bình tĩnh và kiên nhẫn lắng nghe trẻ. Nhiều bố mẹ khi thấy con không nghe lời sẽ quát mắng, thậm chí là dùng đòn roi với con. Nhưng điều này chỉ khiến mọi việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các bậc phụ huynh và khiến trẻ ngày càng muốn chống đối hơn. Do đó, bố mẹ cần là người kiên nhẫn lắng nghe những vấn đề của con. Cuộc nói chuyện nhẹ nhàng sẽ giúp bố mẹ hiểu suy nghĩ của con hơn, từ đó, sẽ dễ dàng tìm ra khúc mắc và cùng con giải quyết một cách hiệu quả hơn.

Trong khi nói chuyện với trẻ, điều bố mẹ nên làm đó là quan sát biểu hiện của con để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bướng bỉnh, sau khi đã tìm ra nguyên nhân rồi, thì việc tìm cách làm dịu sự ngang bướng của trẻ sẽ dễ dàng hơn nhiều.

3.2. Bố mẹ nên phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con

Việc bố mẹ luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của con dù cho nó quá đáng cũng là điều khiến tính cách của trẻ ngày càng trở nên bướng bỉnh. Để kiểm soát và hạn chế được sự bướng bỉnh của con, bố mẹ nên phớt lờ những đòi hỏi của trẻ mà bố mẹ cho là nó không thỏa đáng hoặc không cần thiết. Thậm chí, bố mẹ có thể dùng biện pháp mạnh để khiến trẻ chấm dứt việc đòi hỏi vô lí.

Các biện pháp mà phụ huynh có thể sử dụng để phớt lờ những yêu cầu vô lí của con như đưa ra một số yêu cầu khó để con thực hiện, nếu con thực hiện được yêu cầu của bố mẹ thì bố mẹ mới đáp ứng yêu cầu của con,… Để giúp trẻ bớt đòi hỏi vô lí cũng như bớt bướng bỉnh, cứng đầu, thì phụ huynh cần phải đủ tinh tế để biết cách từ chối những yêu cầu không thỏa đáng đó.

3.3. Động viên và khen ngợi con khi cần thiết cũng là điều bố mẹ nên làm

Việc trẻ trở nên bướng bỉnh và không nghe lời một phần là do thái độ và cách cư xử của bố mẹ và người thân. Nếu bố mẹ biết cách khen ngợi và động viên con đúng lúc, thì thay vì bướng bỉnh và chống đối, con sẽ có động lực để tiếp tục cố gắng làm những điều tốt hơn nữa. Bên cạnh việc khen ngợi con đúng lúc, bố mẹ cũng không nên trách mắng con quá nặng lời khi con làm điều gì đó chưa tốt.

bố mẹ nên động viên khen ngợi con đúng lúc

Khi bố mẹ khuyến khích các hành vi tích cực của con, thì con trẻ sẽ hiểu rằng nếu con tiếp tục là như vậy nghĩa là con đang làm tốt. Dù là những việc nhỏ nhất, thì lời khen cho con cũng là điều hết sức cần thiết để biến một đứa trẻ bướng bỉnh trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn và biết nghe lời.

3.4. Bố mẹ không nên bắt ép con làm bất cứ điều gì mà con không thực sự muốn

Mỗi đứa trẻ với xu hướng tính cách khác nhau sẽ có những tâm tư và mong muốn riêng. Do đó, bố mẹ không thể so sánh đứa trẻ này với đứa trẻ khác rồi bắt ép con mình cũng phải làm được như vậy. Điều này không những không làm con tốt lên mà còn khiến trẻ nảy sinh tâm lí chống đối. Do đó, nếu muốn con không nảy sinh tâm lí cứng đầu, chống đối bố mẹ mà vẫn phát huy được điểm mạnh, bố mẹ hãy để con tự do phát triển và lựa chọn những điều con thích, đặc biệt là trong học tập.

Khi trẻ được làm điều mà mình thích, học môn đúng khả năng của mình, thì chắc chắn trẻ sẽ cố hết sức để làm tốt mà không cần sự nhắc nhở hay bắt buộc của bất kì ai.

3.5. Tạo cho con một môi trường sống hạnh phúc là cách tốt nhất giúp trẻ nghe lời

Như vieclam123.vn đã đề cập trước đó, trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quanh, đặc biệt là các em sẽ bị ảnh hưởng bởi những người mà các em thường xuyên tiếp xúc, chính là các bậc phụ huynh. Do đó, nếu muốn con hình thành tính cách tốt, không bướng bỉnh, cứng đầu, thì điều bố mẹ cần làm đó là tạo cho con một môi trường sống lành mạnh, hạnh phúc. Nếu một gia đình mà bố mẹ thường xuyên cãi nhau hoặc sử dụng những lời nói thô tục, thì việc con trẻ học theo và ngày càng không nghe lời là điều hết sức dễ hiểu. Do đó, bố mẹ hãy là tấm gương, cũng như cố gắng tạo ra một mái ấm hạnh phúc, nơi các con được vui sống và phát triển một cách toàn diện nhất.

Vieclam123.vn vừa chia sẻ cho bạn đọc, đặc biệt là các bậc phụ huynh những thông tin chi tiết nhất về nguyên nhân, dấu hiệu khi trẻ bướng bỉnh cũng như cách giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn và biết nghe lời. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, các bậc phụ huynh có thể tìm ra biện pháp hiệu quả cho riêng mình để giúp con trẻ hết bướng bỉnh và trở nên ngoan ngoãn hơn.

>> Đọc tiếp:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.