close
cách
cách cách cách

Những phương pháp hay nhất giúp trẻ lớp 1 đánh vần tại nhà

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trẻ nhỏ khi vào học lớp 1 thì vẫn còn rất ham chơi, ít tập trung vào việc học do đó để dạy trẻ học cách đánh vần là điều không hề dễ dàng. Lớp 1 một chính là thời điểm mà bé bắt đầu học những bài học làm người đầu tiên, được tham gia các hoạt động tập thể với trường với lớp, được trau dồi về nhận thức và ngôn ngữ. Dạy trẻ đánh vần ở nhà sẽ giúp các em sớm thích nghi với môi trường học tập từ đó các em sẽ có sự tự tin vào bản thân mỗi khi đi đến lớp. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn những bí quyết để dạy trẻ lớp 1 đánh vần ở nhà hiệu quả.

1. Cách đánh vần tiếng Việt chuẩn hiện nay

1.1. Đặc điểm của chữ viết cũng như ngữ âm của tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập. Xét về mặt ngữ âm thì tiếng Việt có nhiều thanh điệu, những đâm tiết được nói rơi, viết rời và rất dễ dàng nhận diện nó. Hầu hết các âm tiết trong tiếng Việt đều mang nghĩa nên tiếng được chọn là đơn vị cơ bản để dạy các em học sinh tập đọc. Xét về mặt cấu tạo, âm tiếng Việt là một tổ hợp âm có tổ chức vô cùng chặt chẽ, các yếu tố trong âm tiết sẽ kết hợp theo các mức độ khác nhau ( các bộ phận trong vần kết hợp với nhau; phụ âm đầu, vần, thanh kết hợp với nhau; vần có vai trò đặc biệt quan trọng trong âm tiết).

tiếng việt là ngôn ngữ đơn lập

Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái

Rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Ví dụ như chữ b thì tên gọi của nó là “bê” nhưng âm đọc lại là “bờ”. Đặc biệt hiện nay 3 chữ cái là c, k, q đều đã được đọc là “cờ”. Với các phụ âm, nguyên âm ghi bởi 2-3 nguyên âm thì chúng ta sử dụng bảng sau

Chữ ghi âm

Đọc là

Chữ ghi âm

Đọc là

i-ê

Th

Thờ

i-ê

Ph

Phờ

u-ô

Gh

Gờ

Ươ

ư-ơ

Ng

Ngờ

Ch

chờ

Ngh

Ngờ

Kh

khờ

Tr

Trờ

Nh

nhờ

Gi

Giờ

1.2. Cách đánh vần với 1 tiếng

Như chúng ta biết thì 1 tiếng sẽ có đầy đủ với 3 thành phần là âm đầu, vần và thanh , bắt buộc phải có vần và thanh còn có tiếng sẽ không có âm đầu.

Ví dụ như là tiếng im sẽ có vần “im” và thanh ngang, không hề có âm đầu, lúc này đánh vần sẽ là i – mờ -  im.

Ví dụ 2: tiếng ấm có vần “âm” và thanh sắc, không hề có âm đầu, lúc này đánh vần sẽ là â – mờ - âm – sắc - ấm.

Ví dụ 3: tiếng bần có âm đầu là chữ “b”, có vần “ân” và thanh huyền, lúc này đánh vần sẽ là bờ - ân – bân – huyền – bần.

Ví dụ 4: tiếng nhiều có âm đầu là “nh”, có vần “iêu” và thanh huyền. Lúc này đánh vần sẽ là nhờ - iêu – nhiêu – huyền – nhiều.

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Nhiều

nh

iêu

Huyền

Lưu ý: một vần đầy đủ là có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối.

Ví dụ 5: tiếng nguyệt có âm đầu là “ng”, có vần là “uyêt” và thanh nặng, vần “uyêt” có âm đệm là “u”, âm chính là “yê”, âm cuối là “t”, lúc này đánh vần sẽ là u – i – ê – tờ - uyêt hoặc là u – yê(ia) – tờ - uyêt. Đánh vần “Nguyệt” là ngờ - uyêt – nguyet – nặng – nguyệt.

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Nguyệt

u

t

Thí dụ 6. Tiếng iêng, không có âm đầu, có vần "iêng" và thanh ngang, vần "iêng" có âm chính "iê", âm cuối là "ng", đánh vần: iêng.

Thí dụ 7: Tiếng bánh có âm đầu là "b", vần là "anh" và thanh sắc. Đánh vần vần "anh": a – nhờ - anh. Đánh vần tiếng "bóng": bờ - anh - banh - sắc - bánh.

Thí dụ 8. Tiếng nghiệm có âm đầu là "ngh", có vần "iêm" và thanh nặng, vần "iêm" có âm chính "iê" và âm cuối là "m", đánh vần tiếng nghiêng: ngờ - iêm – nghiêm – nặng – nghiệm.

Thí dụ 9: Với từ có 2 tiếng con chim, ta đánh vần từng tiếng: cờ - on – con – chờ - im – chim.

Thí dụ 10: Phân biệt đánh vần "da" - da thịt  và "gia" - gia đình

"da" : dờ -a-da.

"gia" có âm hoàn toàn giống như  chữ "da" nhưng được đánh vần là: “gi (đọc là di)-a- gia”.

Như vậy các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm dạy con về đánh vần tại nhà với các tiếng theo đúng như sách giáo khoa cải cách.

2. Những phương pháp dạy trẻ đánh vần tại nhà

2.1. Cho trẻ làm quen với mặt chữ cái

Trước hết để các bé có thể học đánh vần một cách nhanh nhất các bậc phụ huynh cần cho bé làm quen với các mặt chữ cái, và các dấu câu. Phụ huynh có thể mua những thẻ chữ cái hoặc tự làm cho con dùng sau đó trang trí thành những bảng màu ngộ nghĩnh, đáng yêu kích thích thị giác của con. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể mua những chữ cái có gắn nam châm ở phía sau để gắn lên cánh cửa của tủ lạnh hoặc mua những bảng chữ cái bắt mắt dán lên góc học tập của con ở vị trí nào con có thể nhìn rõ nhất. Mỗi lần các con mà đến gần bảng chữ cái, phụ huynh hãy hỏi các con rằng “ đây là chữ cái gì?”. Sau nhiều lần như vậy, bé sẽ chủ động nhớ được những chữ cái đó.

cho bé làm quen mặt chữ cái

2.2. Dạy con những chữ đơn giản đầu tiên

Trước khi các bé có thể dễ dàng đánh vần thì các bậc phụ huynh cần dạy cho con những chữ đơn giản, quen thuộc, gần gũi với các em hằng ngày. Đó có thể là những chữ các em thường nói như là bố, mẹ, ông, bà,…Những từ ngữ gần gũi sẽ giúp các em dễ tưởng tượng và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ xa lạ, các em chưa từng nghe thấy. Với những từ khó đánh vần như “ui”, “uyên”… hoặc những chữ dài thì bố mẹ đừng nên quá nôn nóng và vội vàng dạy bé bởi vì ở giai đoạn này thì khả năng phát âm của các con chưa thực sự hoàn thiện do đó nếu bố mẹ muốn dạy con những từ đánh vần khó thì lâu dần bé sẽ nản lòng và không có hứng thú với việc học. Tốt nhất là các phụ huynh hãy cho bé làm quen với những từ ngắn, dễ nhớ để kích thích sự thích thú của con sau đó mới dần dần nâng cao độ khó lên.

2.3. Không nên học liên tục trong nhiều giờ

Thời gian dạy các con đánh vần không nên quá lâu mà mỗi lần như thế tốt nhất là từ 5-10 phút hoặc là học một cách ngẫu nhiên mỗi khi các con lại gần bảng chữ cái. Đặc biệt các bậc phụ huynh phải dành thời gian ngày nào cũng dạy cho bé để bé không quên kiến thức đã được học từ đó bé sẽ quen dần với việc học. Nếu học trong một buổi học với thời gian quá lâu sẽ rất dễ khiến bé chán nản, không tập trung và mất luôn cả hứng thú với việc học.

Các bậc phụ huynh cần chọn thời gian để dạy con học đánh vần một cách thích hợp. Thời gian đó nên vào những thời điểm mà các em ít bị chi phối bởi những trò tiêu khiển như game, tivi,…Theo như nghiên cứu thì thời gian tốt nhất đó là lúc tắm. Nghe thì có vẻ rất buồn cười nhưng lúc tắm các bé sẽ không bị chi phối bởi những trò chơi như những chỗ khác nên dễ tập trung hơn cho việc đánh vần của mình.

Bố mẹ không được ép các con của mình phải đánh vần . Có thể bạn rất mong con mình nhanh nhanh biết đánh vần nhưng tuyệt đối không được dùng biện pháp bạo lực, ép buộc con. Các bạn hãy nên nhớ rằng các con rất thích nịnh nọt và những điều vui vẻ vì thế đừng tạo quá nhiều áp lực cho con. Khi dạy con học phụ huynh phải thật kiên nhẫn, mỗi ngày cho bé tiếp thu một ít và tích tụ dần dần.

2.4. Cho con học đánh vần nhờ những trò chơi

Các bậc phụ huynh cần có tư tưởng thoải mái, cho con vừa học vừa chơi để bé hào hứng và tiếp thu tốt hơn.Sau khi các bé đã làm quen với những mặt chữ cái thì các phụ huynh có thể bắt đầu dạy trẻ đánh vần thông qua các trò chơi như chơi đồ hàng, chơi bán chữ chẳng hạn bố bán cho em từng chữ cái và dạy bé cách xếp những chữ cái đó với những chữ cái còn lại thành những từ đơn giản như “bố”, “bà”, “mẹ”,…Dần dần phụ huynh tăng âm tiết lên để bé đánh vần tốt hơn. Hoặc phụ huynh có thể chơi với con trò chơi tìm chữ cái bị mất, phụ huynh sẽ yêu cầu bé ghép chữ “chó” nhưng hiện tại phụ huynh chỉ có từ “…hó”, vậy bé sẽ phải thêm chữ cái nào để có thể có chữ “chó”. Phụ huynh có thể gợi ý cho bé 2 lựa chọn đó là chữ “c” hoặc chữ “g”. Mỗi ngày phụ huynh sẽ chơi với bé trò chơi này 1-2 lần để bé học cách tư duy và lập luận.

2.5. Kiên nhẫn với con

Bạn muốn con bạn nhanh chóng đánh vần thành thạo để tiếp tục học những phần học mới, bạn muốn con tập trung học bài để tiếp thu hiệu quả. Đây hoàn toàn là những mong muốn đúng đắn và chính đáng nhưng các bé lại đang rất nhỏ tuổi, ham chơi, không muốn học hành do đó bạn không thể ép buộc con bạn phải học đánh vần như một nhiệm vụ, nghĩa vụ. Những áp lực nặng nề mà bạn tạo ra cho con bạn chỉ khiến các con sợ học hơn mà thôi. Tốt nhất hãy giúp các con vừa học vừa chơi để các con thoải mái, kiên nhẫn dạy con một cách chi tiết để bé dễ tiếp thu cũng như ghi nhớ tốt hơn.

2.6. Tạo hứng thú cho bé

Đây chính là điểm quan trọng trong cách dạy trẻ đánh vần ở nhà bởi vì khi có hứng thú, có sự yêu thích thì bé mới tiếp thu, học hỏi nhanh được. Hãy tạo sự hứng thú cho bé khi học đánh vần bằng cách lựa chọn những bảng chữ cái đáng yêu, ngộ nghĩnh, dễ thương, dễ nhìn hoặc mở trên youtube những chương trình dạy chữ cái cho bé để bé thấy thoải mái lúc học. Bố mẹ cũng có thể tìm lớp gia sư cho con để con hứng thú học hơn.

2.7. Hãy là tấm gương tốt của con

Trẻ con thường có thói quen bắt chước, học hỏi theo người lớn do đó nếu bạn muốn dạy con đánh vần hiệu quả thì phụ huynh cần phải thường xuyên đọc sách báo, đọc những tài liệu để các con khi nhìn vào là muốn cầm sách lên để học theo ngay, đây chính là cách gây hứng thú cũng như truyền cảm hứng yêu thích học đánh vần, đọc sách cho con ngay từ khi còn nhỏ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.

Để các con có thể khôn lớn, phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần thì việc chăm sóc, dạy dỗ con cái đòi hỏi các bậc phụ huynh phải có rất nhiều kỹ năng như sự kiên nhẫn, chịu khó,…

2.8. Khen ngợi khuyến khích con khi có thể

Khi các con học tốt, các bậc phụ huynh đừng tiết kiệm lời khen với con. Phần thưởng dành cho con mà phụ huynh có thể áp dụng đó là cho con 10 phút xem phim sau đó quay lại bàn học. Hoặc phần thưởng là cuốn sách tập tô màu,.. Khi nhận được những phần thưởng từ bố mẹ các em sẽ nhận thấy sự cố gắng của mình đã được bố mẹ nhìn nhận từ đó các em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa

khen ngợi khuyến khích con khi có thể

Các em học sinh lớp 1 sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm quen với bảng âm vần tiếng Việt cũng như bảng âm tiết. Mong rằng bài chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm những phương pháp để giúp con tập đánh vần tốt hơn.

>> Đọc tiếp:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.