close
cách
cách cách cách

Hướng dẫn cách dạy bé tập nói hiệu quả nhất dành cho cha mẹ

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn có biết trẻ có thể học ngôn ngữ từ khi còn trong bụng mẹ không? Sau đây là những phương pháp hiệu quả và hướng dẫn cách dạy bé tập nói nhanh mà cha mẹ nên tham khảo. Ngay từ khi chào đời, trẻ em đã có những nhận thức về nhịp điệu của lời nói, âm thanh, thậm chí là một vài từ cụ thể dù chưa biết biểu hiện ra bên ngoài. Bởi trẻ sơ sinh có thể nghe và hiểu ngôn ngữ ngay từ khi chưa sinh ra. Quá trình học ngôn ngữ bắt đầu từ trong bụng mẹ. Vì vậy, bạn có thể tác động tới khả năng tập nói của con trong thời kì mang thai cũng như có các cách khuyến khích bé nói chuyện khi trẻ được vài tháng tuổi, thậm chí một tháng tuổi. Tham khảo những hướng dẫn cách dạy bé tập nói dưới đây cho mình nhé.

 

hướng dẫn cách dạy bé tập nói

1. Khi con còn trong bụng mẹ

Với khả năng học ngôn ngữ từ khi chưa sinh ra, trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng bởi những tác động của bạn. Vì vậy, hãy tham khảo những gợi ý về cách dạy bé tập nói dưới đây để áp dụng cho con của mình.

Tác dụng của âm nhạc đối với thai nhi: Để âm nhạc mang lại những lợi ích cho con khi học nói, bạn có thể nghe nhạc như bình thường như nghe qua loa hay tai nghe. Lưu ý tránh đặt tai nghe trực tiếp lên bụng vì âm thanh có thể quá gần con bạn. Âm thanh cần vừa phải giống như những âm thanh khác ở bên ngoài sẽ có tác dụng tốt nhất khi con bạn còn chưa sinh ra.

Nói chuyện với con trong thời kì mang thai: Khi đã có hình hài trong bụng mẹ, em bé có thể nhận ra giọng nói của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình mà em đã nghe thấy khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, trong thời kì mang thai, người mẹ hãy nói chuyện với con trong bụng hoặc đọc sách cho con nghe sẽ giúp con bạn có những hình dung về âm thanh ngay từ khi chưa sinh ra.

Cho thai nhi trải nghiệm nhiều thứ tiếng khác nhau sẽ tốt hơn cho con bạn sau khi sinh ra. Bạn có thể lựa chọn các cách dạy bé tập nói như xem phim nước ngoài, tham dự các lớp dạy ngôn ngữ, làm các công việc tình nguyện nhẹ nhàng với các chương trình theo các quốc gia khác nhau.

>> Để các bé hứng thú trong học tập tìm gia sư dạy thêm tại nhà là cách tốt nhất giúp con bạn không sợ hãi khi gặp các bài kiểm tra, nhờ các giáo viên chỉ dạy bằng phương pháp đúng học sinh sẽ cải thiện điểm số ngày càng tốt hơn.

2. Khi con sinh ra đến 3 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, con bạn chưa thể giao tiếp được ngoài tiếng khóc. Thông thường, trẻ từ 10 đến 13 tháng tuổi mới có thể nói được rõ các từ. Lúc này, trẻ chỉ giao tiếp với mẹ bằng tiếng khóc để thể hiện điều mình đang cần, điều bé đang muốn mẹ đáp ứng. Ví dụ như bé khóc do đói, đòi bế hay do tã ướt.

Dạy con tập nói giai đoạn sinh ra cho tới 3 tháng tuổi.

Qua giai đoạn đầu sau khi sinh ra, lớn lên một chút, con bạn có thể biết nói những tiếng ô, a hay thở dài và nhận thức âm thanh tốt hơn.  Lúc này, bạn nên sử dụng cách dạy bé tập nói như những ngôn ngữ âu yếm, dễ thương sẽ thu hút sự chú ý hơn cũng như có khả năng kích thích việc học ngôn ngữ của con.

• Lúc này, điều bạn nên làm để dạy con ngôn ngữ tốt nhất gồm:

• Hát các bài hát cho bé nghe

• Tương tác, trò chuyện với con nhiều hơn. Bạn đặt con trên sàn nhà và quan sát sau đó bắt chước theo những âm thanh mà con tạo ra.

• Tạo cho con những lúc im lặng để con có thể tự tạo ra những âm thanh cho riêng mình.

Đặc biệt, khi tương tác với con, mẹ cần chú ý các phản ứng của con trong giai đoạn này như là một tín hiệu giao tiếp. Sau đó, bạn hãy diễn tả lại những ý muốn của con như khi con muốn thay tã, bạn hãy nói to với con “Hình như Hạ Vy của mẹ đang cần thay tã. Con có cần thay tã không? Hãy mang cho con một chiếc tã mới nào.”

3. Khi con được 4-6 tháng tuổi

Khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu biết nói một vài từ đơn giản, bập bẹ nói như mama, baba, đa đa… Khi được tầm 6 tháng tuổi, con bạn cũng có phản ứng khi có người gọi tên mình. Đồng thời, con bạn thích nghe các câu chuyện nói xung quanh mình và sẽ có những phản ứng để cố gắng giao tiếp với người khác. Bé sẽ dùng lưỡi, vòm miệng, răng và thanh quản để phát ra tiếng.

Lúc này, cha mẹ có thể hướng dẫn cách dạy bé tập nói như sau:

• Dùng ánh mắt để giao tiếp với con một cách nhẹ nhàng hay nói chuyện với con về bất kỳ điều gì có thể thu hút con.

• Nếu bé cố gắng giao tiếp và phản ứng lại với bạn hãy mỉm cười.

• Bắt chước lại tiếng bập bẹ ê a của con

• Khuyến khích con nghe và làm theo những âm thanh mà bố mẹ thực hiện.

4. Khi con được 7-12 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, con bạn có thể nói bập bẹ theo âm thanh nghe được để bắt chước. Lúc này, mẹ hãy đọc sách hay kể chuyện cho con nghe, đồng thời thường xuyên nói chuyện với con để giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ cho bé. Lưu ý những cách dạy bé tập nói như sau:

• Cùng con chơi các trò chơi đơn giản có đọc thơ hay đồng dao nhiều vần điệu. Hãy chọn ú òa để áp dụng cho con nhé.

• Chơi với con trò soi gương: Khi hai mẹ con soi gương, bạn chỉ vào bé và mẹ giới thiệu cho bé tên của mình và tên mẹ.

• Cùng con chơi trò gọi tên các con vật, đồ vật trong nhà.

5. Khi con được 13-18 tháng tuổi

Khi được hơn 1 năm tuổi, con bạn sẽ nói được những từ phức tạp, nói được cụm từ dài hơn. Bé cũng đã hiểu nghĩa của các từ cũng như có thể dùng từ một cách chính xác hơn trong một số tình huống nhất định. Con bạn biết nói với ngữ điệu lên xuống phù hợp với ngữ cảnh. Bạn có thể có cách dạy bé tập nói như sau:

cách dạy bé tập nói khi được 13-18 tháng tuổi

• Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ: Nếu bạn không muốn bé làm gì hãy dùng ngôn ngữ cử chỉ lắc đầu hay lắc bàn tay và nói không không. Còn khi tạm biệt, bạn hãy vẫy bàn tay và nói bai bai, tạm biệt để bé hiểu các từ mà bạn đang nói tốt hơn.

• Dạy con học các từ đơn âm tiết trước: Bắt đầu dạy con các từ đơn qua danh từ chỉ người, đồ vật, con vật gần gũi xung quanh con như ghế, chó, hoa, sữa…

• Dạy con học các từ chỉ trạng thái: Học các từ đau, nóng, ngứa, lạnh trong từng trường hợp cụ thể để con hiểu.

• Dạy con học về màu sắc: Khi được 18 tháng tuổi, con bạn đã có thể nhận biết các màu sắc nên mẹ có thể dạy con.

• Dạy con về bộ phận trên cơ thể: Bạn dạy con đâu là đầu, đâu là mắt, mũi, miệng và cổ, thân… để con biết được các phần trên cơ thể mình.

6. Khi con được 19-24 tháng tuổi

Khi được khoảng 2 năm tuổi, bé đã có thể nói được khoảng 50 từ, có thể nói chuyện và hiểu người khác nói khá tốt. Lúc này, bé thường chú ý và lắng nghe để học hỏi thêm những từ vựng và hiểu ngôn ngữ mới hàng ngày từ những người xung quanh. Con bạn có thể nói được các cụm từ gồm 2, 3 từ như mẹ ơi, bà ơi, bố ơi… nhưng chưa thể sắp xếp cho đúng trật tự từ trong câu để sử dụng như mẹ ẵm ơi chứ không nói được mẹ ơi ẵm. Thấy vậy, cha mẹ cần chỉnh sửa cho con dùng đúng.

Các cách dạy bé tập nói trong độ tuổi này như sau:

• Dạy con học các hoạt động: Khi được gần 2 năm tuổi, con bạn thường hay bắt chước những hành động của cha mẹ và muốn tham gia giúp đỡ làm cùng. Cha mẹ đừng từ chối, hãy giao cho con các nhiệm vụ nhẹ nhàng như cất đồ chơi, tự ăn hay tự uống nước. Khi bảo con làm việc gì đó, hãy lặp đi lặp lại và nhấn mạnh các từ ngữ đó để con ghi nhớ tốt hơn.

• Dạy con học các bài hát đơn giản: Tùy vào tố chất của từng bé, con bạn có thể hát các bài thiếu nhi đơn giản hoặc không.

7. Khi con được 25-36 tháng tuổi

Khi đã được từ 2,5 – 3 năm tuổi, con bạn đã có thể giao tiếp với cha mẹ, nói rõ ràng các từ, đặt câu rõ nghĩa cũng như biết cách xưng hô như xưng con và gọi bố mẹ thuần thục. Ở độ tuổi này, con bạn có vốn từ vựng khá phong phú và nhiều. Con bạn còn có thể đặt được những câu đơn giản dùng nói chuyện với người khác để nói ra những mong muốn của mình cũng như bắt đầu có những phản ứng thắc mắc, lý lẽ và bình luận ngộ nghĩnh. Sau đây là những cách dạy bé tập nói hiệu quả gồm:

• Dạy con nói đầy đủ tên của mình

• Hỏi con về những màu sắc, tên đồ vật, con vật hay số lượng.

• Hỏi con các câu hỏi mở để con tự suy nghĩ phát triển khả năng, như “đây là cái gì?”, “con chó này có màu gì”, “chú kiến này đang đi đâu?”

• Cùng con chơi trò nhập vai, đóng giả: Trò chơi này rất có lợi trong việc phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy của bé.

Tóm lại, qua các giai đoạn phát triển của con, cha mẹ cần có cách dạy bé tập nói tương ứng để phù hợp và đem lại hiệu quả tốt. Ở những ngày tháng đầu đười này, con còn nhiều non nớt giống như một tờ giấy trắng mà bạn cần có kiến thức và kỹ năng dạy tốt để con phát triển trí tuệ, phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Sinh con chào đời, thật hạnh phúc khi nghe con bắt đầu bập bẹ nói những tiếng đầu tiên và dần hoàn thiện khả năng ngôn ngữ, lời nói và tư duy của mình.

Ở mỗi giai đoạn của những năm đầu đời, bạn cần nắm được sự phát triển bình thường của con cũng như khả năng tập nói để có cách dạy và đánh giá việc học của con tốt nhất, phù hợp với sự phát triển chung của trẻ. Hiện nay, tình trạng trẻ bị chậm nói không còn là hiếm, thậm chí bé được 4,5 tuổi mà vẫn chưa nói được rõ ràng hay đến 3 tuổi chưa biết nói một câu đơn giản khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết phải làm sao. Nếu có gì bất thường, cha mẹ cần phát hiện ngay để có những biện pháp xử lý kịp thời, giúp con có sự phát triển bình thường cả về thể chất và tinh thần như bao trẻ em khác sau khi sinh ra.

Bạn hãy tham khảo những hướng dẫn cách dạy bé tập nói hiệu quả và nhanh trong bài viết ở trên để áp dụng vào cho trường hợp của con mình.

>>> Đăng ký khóa học tiếng Anh cho trẻ để giúp con tiếp cận ngoại ngữ từ nhỏ ngay tại: https://vieclam123.vn/khoa-hoc-tieng-anh-tre-em-10

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.