close
cách
cách cách cách

Cấu trúc và cách sử dụng của would rather và had better chuẩn nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Would rather và had better là hai cấu trúc thường xuyên xuất hiện và sử dụng ở các hoàn cảnh khác nhau. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn tất cả những kiến thức xung quanh would rather và had better.

1. Cấu trúc, cách dùng của would rather trong tiếng Anh

“Would rather” có nghĩa là thích cái gì hơn cái gì và cách dùng của “would rather” sẽ phụ thuộc phần lớn vào số lượng chủ ngữ có trong câu cũng như thì đang sử dụng trong câu.

1.1. Câu có một chủ ngữ trong câu

Với loại câu này chúng ta sẽ sử dụng “would rather…than” để diễn tả sự mong muốn, ước muốn của một người về một điều gì đó và được chia làm 2 thì.

-     Thì hiện tại sau would rather sẽ là động từ (V) nguyên thể bỏ “to”. Nếu muốn tạo câu phủ định đặt “not” trước động từ (V) và bỏ chữ “to”.

      S + would rather + V + O

Ví dụ:

“Lan would rather go to school today than tomorrow”.

-         Thì quá khứ: loại câu này động từ sẽ được chia  have + Vpp, nếu muốn thành lập thể phủ định thì đặt “not” trước have Vpp.

S + would rather + have + [verb in past participle]

Lan would rather have gone to school yesterday than today.

Lan would rather not have gone to school yesterday ( thể phụ định).

câu would rather có một chủ ngữ

1.2. Câu có hai chủ ngữ

Loại câu có hai chủ ngữ sử dụng “would rather that” thể hiện mong ước, ước muốn cái gì đó và được dùng trong một số trường hợp cụ thể sau

-         Câu cầu khiến ( ở hiện tại) là loại câu chủ ngữ 1 muốn chủ ngữ 2 làm một việc gì đó nhưng làm hay không lại tùy thuộc vào chủ ngữ 2. Trong dạng câu này động từ (Verb) ở mệnh đề thứ hai trong câu để ở dạng nguyên thể và bỏ “to” ở trước (to Verb) còn nếu muốn thành lập thể phủ định thì đặt “not” trước động từ ( V) và bỏ “to” ( not verb).

S ( chủ ngữ 1) + would rather that + S ( chủ ngữ 2) + V

Ví dụ: I would rather that you meet me tomorrow ( tôi muốn bạn gặp tôi vào ngày mai

He would rather that I  not call him ( anh ấy muốn tôi đừng gọi cho anh ấy).

Ngữ pháp nói ngày nay cho phép chúng ta bỏ “that” trong cấu trúc này.

-         Câu giả định trái ngược hoàn toàn với thực tế ở hiện tại

Động từ sau chủ ngữ thứ hai sẽ chia ở simple past ( quá khứ đơn), còn “to be” sẽ đều được chia “were” cho tất cả các ngôi.

S ( chủ ngữ 1) + would rather that + S ( chủ ngữ 2)+ V

Ví dụ:

Lan would rather that her friends worked in the same department as she does ( her friends does not work in the same department – Bạn của cô ấy không làm việc cùng văn phòng)

Minh would rather that it were cold now ( in fact, it is not cold now – thực tế là trời đang không lạnh)

Nếu muốn tạo câu phủ định thì ta dùng “didn’t + verb” hoặc “were not” sau chủ ngữ thứ hai.

Ví dụ:

Lan would rather that her friends didn’t work in the same department as she does

Minh would rather that it were not cold now.

-         Câu giả định ngược lại hoàn toàn với thực tế ở trong quá khứ.

Động từ (Verb) sau chủ ngữ thứ hai sẽ được chia ở dạng past perfect (quá khứ đơn), nếu các bạn muốn tạo câu phủ định có thể dùng “hadn’t + P2”.

S1 + would rather that + S2 + V(quá khứ đơn)

Lan would rather that Minh had gone to school yesterday. ( Minh did not go to school yesterday)

Linh would rather that her friend hadn’t slept in class.

1.3. Would rather ( thích cái gì hơn cái gì ) có 2 công thức cần lưu ý

-         Would rather + động từ nguyên mẫu

Ví dụ: I would rather learn english ( tôi thích học tiếng anh hơn)

-         Would rather + mệnh đề ( lùi thì)

Mệnh đề đi theo sau would rather phải lùi một thì ( động từ giảm xuống 1 cột)

2. Cách dùng và công thức của had better trong tiếng Anh

“Had better” có nghĩa là tốt hơn là nên làm cái gì đó, mang nghĩa khuyên bảo cảnh báo ai đó hoặc thể hiện sự khẩn trương của hành động nào đó.

2.1. Cấu trúc Had better

I’d better do st  (tôi nên làm điều đó hơn, nếu tôi không làm việc đấy thì có thể sẽ gặp một rắc rối hay một sự nguy hiểm nào đó cho bản thân hoặc người khác).

Ví dụ

 “I have to meet Lan in 15 minutes, I’d better go right now or I will be late”

“Tôi phải đi gặp Lan sau 15 phút nữa. Tốt nhất là tôi nên đi ngay bây giờ nếu không tôi sẽ bị trễ mất”.

Ví dụ

“will I take a raincoat?” - “yes, you’d better. It can rain”

(“Tôi có nên mang áo mưa không?” - “Có chứ, trời có khả năng là sẽ mưa đó”).

Ví dụ

“They had better stop for petrol soon because their tank is almost empty”

(Họ nên dừng lại đổ xăng sớm đi vì bình xăng của họ gần như hết rồi).

cấu trúc had better chỉ sự khuyên bảo

2.2. Hình thức phủ định

Ví dụ

A: “Is she going out tomorrow?” ( ngày mai cô ấy có đi ra ngoài không?)

B : “she’d better not. She has got a lot of work to do” ( tốt hơn là cô ấy không đi. Cô ấy có rất nhiều việc phải làm)

Ví dụ 2

He don’t look very well. He’d better not go to work today

Nhìn anh ấy có vẻ không được khỏe. Tốt nhất bạn không nên đi làm việc ngày hôm nay.

2.3. Bạn cũng có thể  dùng had better khi bạn muốn nhắc nhở hay cảnh báo ai đó rằng họ phải làm gì

Ví dụ: he had better be on time / he’d better not be late ( or manager will be very angry )

Anh ấy tốt nhất là nên đi đúng giờ / anh ấy tốt nhất đừng đi trễ nữa ( nếu không sếp sẽ rất giận)

2.4. Ghi nhớ

+ Dạng had better thường được viết tắt là: I’d better/ he’d better… trong giao tiếng tiếp anh

Ví dụ: I’d better call Mary, hadn’t I ?

Tôi sẽ gọi điện cho Mary, có nên không?

+ Had là dạng quá khứ  “past form”, nhưng trong cụm từ này nó lại mang ý nghĩa hiện tại hay tương lai, không phải là quá khứ

Ví dụ “I’d better go to school now / tomorrow” - Tốt hơn hết là tôi nên đến trường vào hôm nay/ vào ngày mai.

+ Ta nói I’d better do…( không nói là to do)

Ví dụ: it may rain heavily, they’d better take an umbrella  ( không dùng they’d better to take)

Trời có khả năng sẽ mưa to tốt hơn hết là họ nên đưa theo cái dù.

2.5. Sự khác nhau had better và should

Had better có nghĩa khá giống với should nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Ta chỉ sử dụng từ had better trong những tình huống khá đặc biệt ( không dùng trong tình huống tổng quát)

Còn should được dùng cho tất cả các trường hợp khi đưa ra ý kiến hoặc là cho ai lời khuyên

Ví dụ 1: “it is cold today. He’d better wear a warm towel when he go out”.

Hôm nay trời khá lạnh, anh ấy nên quàng khăn ấm vào khi đi ra ngoài.

Ví dụ 2: I think all drivers should wear seat belts

Tôi nghĩ rằng tất cả những người tài xế nên thắt dây an toàn).

Ví dụ 1: “it is a good film, we should go to see it”.

Đây thật sự là một bộ phim tuyệt vời, chúng ta nên đi xem nó ( tất nhiên là chúng ta không đi cũng không có vấn đề gì cả).

Ví dụ “the film starts at 7:00, we’d better go now or we will be late”

(Bộ phim sẽ được bắt đầu lúc 7 giờ. Chúng ta nên đi ngay bây giờ nếu không chúng ta sẽ bị muộn).

3. Cách học nhanh nhớ ngữ pháp would rather, had better

3.1. Hãy xác định được mục tiêu học rõ ràng

Khi các bạn có trong bản thân mình những mục tiêu rõ ràng trong việc học các bạn sẽ có động lực để cố gắng ngoài ra nếu có phương pháp học tập phù hợp nữa thì sẽ sớm mang lại kết quả học tập tốt. Mỗi một cá nhân sẽ có một mục tiêu học ngữ pháp would rather và had better khác nhau như muốn đạt được số điểm thật cao ở trên lớp hay hỗ trợ cho công việc, hay vì bản thân muốn biết thêm nhiều công thức hay,..nếu trong quá trình học, các bạn cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc thì hãy nhớ đến mục tiêu ban đầu để mình cố gắng tiếp tục

3.2. Đọc, nghe thật nhiều về would rather, had better

Khi bạn muốn học tốt ngữ pháp về had better và would rather thì các bạn cần đọc tiếng Anh có sử dụng 2 công thức này thật nhiều. Bạn hoàn toàn có thể đọc trên các trang blog, facebook hay sách báo,..Để bản thân không bị nhàm chán thì bạn hãy tìm đọc các chủ đề khác nhau, những nội dung mà bản thân các bạn yêu thích.

Khi đọc các bạn cần chú ý thật nhiều đến cấu trúc trong câu, cách sử dụng thì, các đặt chủ ngữ, tân ngữ đã được tác giả dùng trong bài.Bạn cũng nên thường xuyên nghe tiếng Anh trên radio, bản tin tiếng Anh trên tivi, phim nước ngoài,…để xem các ví dụ về cấu trúc would rather, had better nhiều hơn. Đọc và luyện nghe nhiều sẽ là một cách học ngữ pháp vô cùng hiệu quả và mang lại kết quả cao.

3.3. Học phải đi đôi với hành

Khi các bạn muốn nhớ hết tất cả các công thức, quy tắc, cách dùng của would rather, had better thì bắt buộc trong quá trình học bạn phải áp dụng nó vào đời sống thực tế. Bạn có thể viết nhật ký, viết văn hoặc đối thoại bằng tiếng Anh để các bạn sử dụng thành thạo ngữ pháp mà mình đã học. Ngoài ra các bạn có thể tìm các bài tập, bài thi có sử dụng đến would rather, had better để luyện tập hằng ngày. Hoặc chơi các trò chơi vô cùng thú vị để rèn luyện ngữ pháp trên chiếc điện thoại của mình. Thông thường khi chúng ta chịu khó giao tiếp với người bản xứ, chịu khó để ý đến các câu từ mà họ sử dụng would rather, had better cũng giúp khả năng ngữ pháp của các bạn tiến bộ rất nhanh chóng.

học đi đôi với hành

3.4. Học bài phải thật kiên trì

Đây là một yếu tố quan trọng và cần thiết không chỉ trong việc học would rather và had better mà bất cứ công vào nào nếu bạn muốn thành công thì các bạn cần có lòng kiên trì, luôn có thái độ học thật nghiêm túc. Mỗi ngày dành ra 30 phút đến 1 tiếng để học các công thức liên quan đến would rather và had better. Bạn cần phải chia nhỏ thời gian ra để học thật chất lượng. Khi các bạn hoàn toàn tập trung thì não bộ sẽ tiếp thu rất là nhanh. Việc bạn vạch ra cho mình những mục tiêu, phương pháp học tập rõ ràng cộng thêm lòng kiên trì thì sớm muộn bạn cũng nằm lòng được tất cả các công thức về had better, would rather.

Mong rằng những lời lời chia sẻ trên đây có thể giúp ích được cho các bạn học sinh để các bạn nắm rõ hơn về cách sử dụng cũng như ý nghĩa của had better và would rather.

>> Đọc thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.