close
cách
cách cách cách

Cấu trúc đề thi IELTS 4 phần đầy đủ, chi tiết nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nắm được cấu trúc đề thi IELTS sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn và ôn tập đúng hướng hơn để đạt được kết quả thi cao nhất. Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu chi tiết cấu trúc đề thi IELTS ở cả 4 phần nghe, nói, đọc, viết.

1. Khái quát chung về cấu trúc đề thi IELTS

Cấu trúc chung của đề thi IELTS (bao gồm cả IELTS Academic và IELTS General) đều bao gồm 4 bài thi Listening, Reading, Writing và Speaking. Ba phần thi Listening, Reading, Writing sẽ được thi liên tiếp mà không được nghỉ ở giữa. Riêng phần thi Speaking sẽ thi trước hoặc sau 3 phần trên và có thể thi vào ngày khác, thời gian thi Speaking sẽ được thông báo trước đến thí sinh khi đăng ký thi. Thời gian thi mỗi phần như sau:

  • Nghe - IELTS Listening Test: 30 phút
  • Đọc - IELTS Reading Test: 60 phút
  • Viết - IELTS Writing Test: 60 phút
  • Nói - IELTS Speaking Test: 11-15 phút.

Tổng thời gian làm bài cho đề thi IELTS nói chung là 2 giờ 45 phút, thời gian hoàn thành bài thi nói có thể bị chênh lệch khoảng 1-2 phút. Trong thời gian thi, ba bài thi, nghe, viết đọc sẽ được diễn ra liền nhau còn bài thi nói sẽ được sắp xếp để hoàn thành trong một buổi cùng ngày hoặc một buổi khác ngày, phụ thuộc vào nơi tổ chức thi IELTS mà bạn đăng ký.

2. Cấu trúc đề thi IELTS chi tiết cho từng phần

Đối với từng kỹ năng trong bài thi IELTS nói chung, cấu trúc đề thi lại có nét khác biệt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể:

2.1 Cấu trúc đề thi IELTS Listening

Thời gian: 40 phút

Từ ngày 04/01/2020, cấu trúc bài thi IELTS trên giấy phần Listening sẽ thay đổi 1 số đặc điểm sau:

  • Cụm từ “SECTIONS” của sẽ chuyển thành “PARTS”. Như vậy bài thi nghe sẽ bao gồm Part 1, 2,3,4.
  • Phần Example trong Part 1 sẽ bị xóa đi.
  • Số trang tham chiếu sẽ bị xóa đi.

Những thay đổi này thực chất không nhiều và không quá ảnh hưởng đến kết quả bài thi của bạn nhưng việc hiểu rõ nó cũng khiến bạn bớt bỡ ngỡ hơn và tự tin hơn trong phần thi của mình.

Đề thi Listening sẽ bao gồm 4 sections (đoạn hội thoại), mỗi sections bao gồm 10 câu hỏi. Bạn sẽ được nghe 4 đoạn băng trong vòng 30 phút và có 10 phút cuối bài để điền đáp án. Độ khó của mỗi đoạn hội thoại sẽ tăng dần, giọng đọc trong băng sẽ có nhiều giọng ở nhiều quốc gia khác nhau chứ không chỉ là hai giọng phát âm thường gặp là giọng Anh-Mỹ và Anh-Anh.

Cụ thể từng phần trong bài thi nghe được sắp xếp như sau:

Phần 1: đây là cuộc đàm thoại giữa hai người về những tình huống thường gặp trong cuộc sống như đặt phòng khách sạn, nhà hàng, trình báo mất đồ, hỏi đáp về hàng hóa tại một cửa hàng, tư vấn thông tin các khóa học năng khiếu, nấu ăn.

Dạng bài thường gặp đó là thí sinh sẽ phải điền một từ hoặc/và một số vào chỗ trống được cho sẵn.

Phần 2: Bạn cũng được nghe một đoạn hội thoại và điền từ nghe được vào vị trí còn trống. Nội dung chủ đề thường là bài thuyết trình giới thiệu về một chủ đề học thuật, cuộc hội thoại về những chuyến đi và đặc điểm của chuyến đi đó.

Phần 3: Đây có thể là cuộc đối thoại của hai, hoặc ba, bốn người về những chủ đề liên quan đến giáo dục. Đôi khi ở phần 3 này sẽ có đoạn hội thoại để miêu tả bản đồ yêu cầu thí sinh hoàn thiện biểu đồ.

Phần 4: Thường sẽ là bài độc thoại về một chủ đề học thuật, mức độ khó cao hơn với nhiều từ ngữ chuyên ngành.

cấu trúc đề thi IELTS

Một số dạng bài thường gặp trong cấu trúc đề thi IELTS phần Listening như:

-Form Completion (điền form): Đối với dạng bài này, bạn cần nghe được tên người, tên địa chỉ, nghe, ngày, tháng, giờ, nghe số điện thoại, nghe đánh vần.

-Sentence Completion (điền từ còn thiếu vào câu): Khi làm bài thi IELTS Listening dạng bài này, bạn nên gạch chân keyword trong đề bài, xác định từ loại, nghe bài và xác định từ cần điền vào chỗ trống.

-Multiple Choice: Với dạng bài này, bạn phải chọn lựa đủ số lượng đáp án đúng thì mới được tính điểm, thí sinh nên đọc để phân tích đề bài, dự đoán đáp án chính xác trước khi chú tâm nghe bài nghe.

-Table completion (điền thông tin còn thiếu vào bảng): một bảng sẽ được đưa ra và nhiệm vụ của bạn là điền vào những thông tin còn thiếu. Bạn cần nghe được những thông tin chính và điền đúng dạng thức của từ trong vị trí còn trống.

-Labeling a map/diagram (hoàn thành bảng, sơ đồ): Với dạng bài này, điều quan trọng là bạn cần xác định được phương hướng, cố ghi nhớ các vị trí trên bản đồ và thử hình dung nó sẽ được mô tả như thế nào. Trong quá trình tiến hành nghe, bạn nên dùng một chiếc bút di chuyển theo vị trí được đọc trong file, dần dần xác định được từng vị trí. Một lưu ý nhỏ là việc ghi chú trong bài nghe có thể khiến cho bạn bị rối mắt và khó xác định được phương hướng, vị trí.

-Matching information (ghép nối thông tin): Thí sinh cần đọc kỹ thông tin ở hai cột, đặc biệt là cột đưa ra nội dung, gạch chân từ khóa, ghi chú và cố gắng nghe để lựa chọn được đáp án đúng.

-Pick from a list (chọn câu trả lời phù hợp từ danh sách): Bạn nên đọc kỹ những thông tin có trong danh sách đã cho, chú ý gạch chân và tìm điểm khác biệt để có thể lựa chọn được đáp án chính xác. Đối với dạng bài này, câu trả lời thường xuất hiện các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ xuất hiện trong file nghe nên bạn cần phải nghe thật cẩn thận, chi tiết và tránh mắc bẫy mà đề đưa ra.

2.2 Cấu trúc đề thi IELTS Reading

Thời gian: 60 phút

Trong cấu trúc đề thi IELTS phần Reading sẽ có sự khác biệt giữa IELTS tổng quát (IELTS General) và IELTS học thuật (IELTS Academic). Thời gian làm bài cho phần thi này là 60 phút, nội dung bài đọc bao gồm 40 câu hỏi, kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu và chắt lọc thông tin của thí sinh.

cấu trúc đề thi IELTS

Đối với bài thi IELTS tổng quát, thí sinh sẽ phải trả lời câu hỏi liên quan đến bài đọc được trích từ các bài báo, tạp chí, những tài liệu thông dụng thường gặp trong môi trường nói tiếng Anh.

Đối với bài thi IELTS học thuật, sẽ có tất cả ba đoạn văn bản dài thuộc nhiều chủ đề phân tích, thảo luận khác nhau. Các văn bản thường được lấy từ những nguồn báo nổi tiếng đáng tin cậy. 

Một số dạng bài thường xuất hiện trong bài thi IELTS học thuật như:

-Multiple choice (trắc nghiệm)

-Identifying Information True/False/Not given (xác định thông tin được đưa ra đúng, sai hay không có trong bài). 

-Identifying Writer’s Views/Claims (Yes / No / Not Given) (Quyết định xem ý kiến nêu trong câu hỏi là Yes (có) hay No (không) hay Not Given (không được đề cập)

-Matching Paragraph Information (Thông tin trong câu hỏi được đề cập trong đoạn văn nào của bài đọc)

 - Matching Headings (Chọn heading thích hợp cho từng đoạn văn trong bài đọc)

- Matching Features (Hay Còn Gọi Là Categorisation – Câu Hỏi Phân Loại) (Phân loại thông tin trong câu hỏi vào trong số các nhóm được cho)

- Matching Sentence Endings (Làm thành câu hoàn chỉnh bằng cách ráp nửa đầu của câu với nửa sau của câu được cho theo 1 danh sách)

- Sentence Completion (Chọn từ vựng trong bài đọc để điền vào chỗ trống tạo thành câu hoàn chỉnh)

-Summary, Note Completion (Hoàn thiện một đoạn tóm tắt (summary) hoặc đoạn ghi chú (note) bằng cách chọn từ vựng trong danh sách cho sẵn, hoặc bằng cách chọn từ vựng trong bài đọc)

- Table Completion (Chọn từ vựng trong bài đọc để hoàn thiện một bảng thông tin (table))

- Flow-Chart Completion (Chọn từ vựng trong bài đọc để hoàn thiện một quy trình nào đó (flow-chart)

- Diagram Label Completion (Hoàn thành các bước/quá trình của một biểu đồ, sơ đồ)

-List Selection (Chọn 2 hoặc 3 đáp án chính xác từ danh sách đáp án đề bài cho.)

-Short-Answer Questions (Trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin chi tiết nào đó trong bài)

Nắm chắc cấu trúc đề thi IELTS Reading là một điều cần thiết và quan trọng nhưng thiết yếu hơn nữa là việc bạn cần nắm được kỹ năng cần thiết để hoàn thành bài thi Reading một cách hiệu quả. Có hai kỹ năng trong phần thi đọc mà bạn cần lưu ý là kỹ năng Skimming và Scanning.

Skimming: kỹ năng này cho phép bạn đọc và thâu tóm được nội dung chính của một bài đọc chứ không đi sâu vào chi tiết. Kỹ năng này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các bài dạng matching headings.

Scanning: Kỹ năng này giúp bạn nhắm được chính xác những thông tin, những vị trí cần tìm để hoàn thành tốt các câu hỏi dạng T/F/NG questions, multiple choices.

Paraphrase cũng là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn cần lưu ý khi làm bài thi đọc bởi sẽ có nhiều câu hỏi và câu trả lời sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ có trong văn bản để đánh lừa người đọc.

2.3 Cấu trúc đề thi IELTS phần Writing

Thời gian: 60 phút

cấu trúc đề thi IELTS

Thời gian làm bài cho phần thi Writing là 60 phút, sẽ có 2 tasks bạn cần phải hoàn thành, tuy nhiên nội dung mỗi task sẽ khác biệt tùy vào bài thi bạn tham gia là IELTS General hay IELTS Academic.

Đối với bài thi IELTS General, ở task 1, bạn sẽ phải hoàn thành một bức thư để giải quyết tình huống cho sẵn, ví dụ như thư cho người bạn cũ, thư yêu cầu biết thêm thông tin về sản phẩm, thư xin học bổng hoặc thư phản ánh tới chính quyền địa phương. Phần task 2 yêu cầu bạn trình bày quan điểm về một ý kiến được cho sẵn, có thể ở dạng nêu lợi ích, bất lợi của một vấn đề, bạn đồng ý hay không đồng ý với một vấn đề nào đó.

Đối với bài thi IELTS Academic, task 1 yêu cầu bạn mô tả bảng biểu, quy trình, tóm tắt và giải thích thông tin theo ngôn ngữ của bạn trong khoảng 150-200 từ. Trong task 2, bạn sẽ trình bày quan điểm hoặc lập luận về một vấn đề nào đó trong khoảng 250 từ.

Không những nắm được cấu trúc đề thi IELTS Writing, thí sinh cần nắm được tiêu chí chấm điểm để có thể hoàn thành bài thi Writing của mình một cách tốt nhất. Có 4 tiêu chí mà bạn cần phải quan tâm, đó là:

Task Achievement: thí sinh cần phải trình bày thông tin một cách chính xác, đáp ứng được những yêu cầu của đề bài, không bị lạc đề, không trả lời sai trọng tâm.

Coherence and Cohesion: Bố cục các ý trong bài viết của bạn phải được phân chia một cách rõ ràng. đảm bảo đủ ý, mạch lạc, không lan man.

Lexical resources: Yếu tố đánh giá này yêu cầu bạn phải sử dụng từ vựng một cách linh hoạt, những từ sử dụng trong bài là những từ ngữ “đắt” ít phổ biến, và hạn chế những lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp cơ bản.

Grammatical range and accuracy: Thí sinh cần tránh những lỗi cơ bản trong viết câu, cần quản lý dấu câu một cách hợp lý, sử dụng từ vựng và ngữ pháp ở các thì một cách chuẩn xác.
 

2.4 Cấu trúc đề thi IELTS, phần thi Speaking

Thời gian: 11-15 phút

Thời gian thi cho phần Speaking sẽ trong khoảng từ 11-15 phút, thí sinh sẽ thi theo hình thức đối thoại trực tiếp với ban giám khảo và trả lời những câu hỏi mà ban giám khảo đưa ra. Có 3 phần thi trong cấu trúc đề thi IELTS Speaking, cụ thể: 

Part 1: Các câu hỏi trong Part 1 tương đối dễ và nội dung thường xoay quanh các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống như thói quen, sở thích, công việc, bạn bè, học tập, quê hương, món ăn ưa thích. 

 

Một số chủ đề thường gặp trong Speaking Part 1

Work

Clothes

Computer

Hobbies

Internet

Entertain

Study

Childhood

Daily Routines

Happiness

Leisure time

Neighbors

Hometown

Birthday

Evening

Going out

Music 

Pets

Home

Art

Family & Friends

Food

Newspaper

Sports

Những câu hỏi trong part 1 thường liên quan đến cá nhân bạn, bạn nên trả lời câu hỏi một cách tự nhiên, sử dụng vốn từ phong phú thay vì học thuộc hoặc cố ghi nhớ câu trả lời sẽ tạo cảm giác gượng ép dẫn đến mất điểm trong bài thi.

Part 2: Bạn sẽ nhận được một chủ đề từ ban giám khảo, được chuẩn bị trong vòng một phút và có 2 phút để hoàn thành câu trả lời. Các vấn đề được đưa ra vẫn sẽ là những vấn đề thường gặp trong cuộc sống và yêu cầu bạn bày tỏ quan điểm của mình.

Trên mỗi chủ đề sẽ có từ khóa chính và gợi ý từ khóa phụ, bạn nên tranh thủ thời gian 1 phút để trả lời hết những câu hỏi gợi ý đã được đưa ra trong đề bài. Lưu ý bạn chỉ nên ghi chú lại ý chính chứ không viết dài dòng, lan man để tránh mất thời gian.

Để có thể hoàn thành phần thi Part 2 Speaking một cách tốt nhất, bạn nên gạch chân và lập dàn ý cho bài nói của mình để đảm bảo độ mạch lạc, chuẩn bị về mặt ngôn ngữ, những từ ngữ đắt, ăn điểm thuộc chủ đề được cho. Bạn cũng nên phân bổ cấu trúc bài nói của bạn theo thứ tự giới thiệu vấn đề-nội dung chính khẳng định lại ý kiến đề bài đưa ra, đưa ra ý kiến bổ sung, nêu ví dụ và kết luận lại bằng một câu đánh giá tổng quan.

Part 3: Các câu hỏi ở phần ba sẽ là những câu hỏi mở rộng của nội dung phần hai hoặc cũng có thể là một chủ đề hoàn toàn khác. Phần thi này chủ yếu để ban giám khảo đánh giá đầy đủ hơn về khả năng nói tiếng Anh của thí sinh, khả năng sử dụng ngôn ngữ và phản xạ trong tiếng Anh. Các câu hỏi có phạm vi rộng hơn và thường có chiều sâu hơn.

Hiểu được cấu trúc đề thi IELTS phần Speaking là một điều quan trọng, và hơn thế nữa, bạn cũng cần nắm được tiêu chí chấm điểm cho phần thi này để có thể hoàn thành bài thi tốt hơn. Có 4 tiêu chí chấm điểm vẫn thường được đề cập tới như Fluency and coherence (lưu loát và mạch lạc), Grammatical range and accuracy (ngữ pháp và độ chính xác), Lexical resource (nguồn từ vựng), pronunciation (phát âm).

Như vậy, trên đây là tổng hợp cấu trúc đề thi IELTS của bốn kỹ năng nghe, nói, đọc viết. Nắm chắc cấu trúc đề thi của từng kỹ năng và các dạng bài thường gặp sẽ giúp bạn chủ động hơn và học tập tốt hơn.

>> Tham khảo thêm ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.