CV xin việc là công cụ không còn xa lạ với người lao động hiện đại, cần có ở mọi ngành nghề giúp ứng viên có thể gián tiếp tiếp xúc với nhà tuyển dụng trước khi diễn ra một phỏng vấn trực tiếp. Với lao động phổ thông cũng như vậy. Tuy nhiên trong thực tế, không phải đối tượng lao động phổ thông nào cũng biết cách viết CV xin việc cho lao động phổ thông hiệu quả. Để giải quyết khó khăn này, Vieclam123.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách viết CV xin việc cho lao động phổ thông chuẩn nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC
Một CV lao động phổ thông bao gồm:
- Thông tin liên hệ (contact)
- Trình độ học vấn (education)
- Chứng chỉ (certificate)
- Kỹ năng (skills)
- Kinh nghiệm làm việc (experience)
- Tố chất (qualities)
- Hoạt động tham gia (work active)
- Sở thích (hobby)
- Mục tiêu nghề nghiệp (career objectives)
Ngoài ra một số cấu trúc CV chi tiết sẽ có thêm những chỉ số, thông tin cá nhân khác như cân nặng, chiều cao, chỉ số IQ, số chứng minh thư, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư.
Xem ngay: 25+ mẫu CV tiếng Việt hay, hấp dẫn, thu hút nhà tuyển dụng
Đây là mục cấu trúc bắt buộc trong CV lao động phổ thông, là nội dung cung cấp thông tin cá nhân chính của ứng viên mà nhờ đó nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với ứng viên khi cần thiết (ví dụ khi xác nhận trao đổi công việc, đặt lịch hẹn phỏng vấn).
Thông tin liên hệ sẽ bao gồm 5 nội dung cơ bản là: họ và tên, ảnh đại diện, số điện thoại liên hệ, email liên hệ và địa chỉ liên hệ. Thế nhưng đừng nhầm lẫn mục này với phần giới thiệu bản thân trong CV để tránh viết lan man, gây khó chịu cho nhà tuyển dụng.
Bạn phải nắm rõ được cách viết trình độ học vấn trong CV vì nó sẽ thể hiện chính về bằng cấp cao nhất của người lao động. Đối với các nhóm ngành yêu cầu trình độ cao sẽ là bằng trung cấp/ cao đẳng/ đại học, tương ứng với đó sẽ là tên trường ứng viên theo học, ngành học, năm tốt nghiệp (hoặc thời gian đào tạo - từ năm bắt đầu cho đến năm kết thúc).
Tuy nhiên với lao động phổ thông, mục này bạn có thể thay thế bằng bằng cấp III (trung học phổ thông) hoặc viết “Lao động phổ thông” là đủ.
Chứng chỉ nghề với một số vị trí việc làm đặc thù sẽ là lợi thế của riêng bạn so với các ứng viên không có các chứng chỉ nghề.
Kỹ năng thường là cấu trúc trọng tâm trong CV lao động phổ thông, do đó bạn nên tập trung viết phần này nhé.
Các kỹ năng trong CV sẽ bao gồm 2 dạng chính: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng sẽ thể hiện những kỹ năng phục vụ trực tiếp cho công việc ứng tuyển, ví dụ như kỹ năng tìm kiếm khách hàng với nhân viên kinh doanh bất động sản, kỹ năng bán hàng đối với nhân viên bán hàng, kỹ năng chốt đơn đối với nhân viên telesales.
Kỹ năng mềm thể hiện nhiều nhất phong cách làm việc của ứng viên, như: giao tiếp, phối hợp nhóm, thuyết trình, xử lý tình huống, ...
Kinh nghiệm làm việc trong CV sẽ thể hiện những công việc ứng viên đã làm.
Tùy từng vị trí việc làm, tuy nhiên về cơ bản thì lao động phổ thông sẽ không yêu cầu kinh nghiệm quá cao.
Liệt kê một vài tố chất tiêu biểu khi viết CV: độ tuổi, sức khỏe, tính cách, ...
Hoạt động trong CV thường là nội dung không bắt buộc, tuy nhiên nếu hoạt động tham gia của ứng viên hữu ích cho vị trí cần tuyển thì có thể trình bày rõ trong mục này để làm đẹp CV xin việc.
Mục tiêu nghề nghiệp chiếm dung lượng khoảng 2,5 dòng để thể hiện cô đọng nhất định hướng công việc của ứng viên.
Một mục tiêu nghề nghiệp hay sẽ trả lời cho câu hỏi: “đạt được gì trong công việc?”
Theo Vieclam123.vn, để CV xin việc lao động phổ thông đạt hiệu quả, người lao động nên chú trọng nhất vào kỹ năng.
Như bạn biết, lao động phổ thông là đối tượng không có bằng cấp cao. Tương ứng với đó, những công việc lao động phổ thông hầu hết sẽ không yêu cầu bằng cấp, trình độ chuyên môn (trừ một vài công việc đặc thù sẽ cần ứng viên đáp ứng những chứng chỉ nghề phục vụ cho công việc chính). Thay vào đó, các công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh sẽ yêu cầu hoặc ưu tiên ở ứng viên kỹ năng hành nghề cứng, bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập trung viết thêm vào mục kinh nghiệm làm việc để làm đẹp hồ sơ nếu ứng viên là người có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên bỏ qua mục tiêu nghề nghiệp nhé. Đây là nội dung rất quan trọng trong CV.
Thông qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được một vài phần năng lực làm việc, định hướng công việc cũng như điểm mạnh điểm yếu của ứng viên.
Để CV xin việc đạt hiệu quả tốt nhất, khi viết CV bạn cần lưu ý tránh một số lỗi thường gặp sau đây:
Một trong những lỗi hình thức rõ nét nhất là lỗi phông chữ.
Trong thực tế, rất nhiều lao động phổ thông không biết chọn phông chữ chuẩn khi tạo CV.
Theo các chuyên gia CV, 2 phông chữ được đánh giá ở mức quy chuẩn khi tạo CV xin việc áp dụng cho mọi ngành nghề là Times New Roman và Arial. Để chọn phông chữ, bạn chỉ cần vào giao diện CV được thiết kế sẵn, trên thanh ngang công cụ sẽ thể hiện mục phông chữ: “font chữ”, click vào nháy mũi tên để thao tác chọn.
Ưu điểm của phông chữ chuẩn: khoa học, dễ nhìn, dễ đọc, không bị nhảy phông khi gửi file sang thiết bị khác ngay cả khi 2 thiết bị truyền - nhận khác phiên bản phần mềm.
Để tối ưu hóa tiện ích sử dụng cho người dùng thì hầu hết các mẫu CV trên Vieclam123.vn hiện nay đã cài đặt sẵn font chữ chuẩn. Nếu như vậy các bạn sẽ không cần phải lo lắng trong việc mắc lỗi phông khi tạo CV.
Xem ngay: Bạn có biết thế nào là kích thước CV chuẩn? Kích thước CV có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của bạn?
Mặc dù được thiết lập cấu trúc sẵn, nhưng khi tạo CV nếu ứng viên viết nội dung quá dung lượng cho phép sẽ dẫn đến tình trạng dàn trang. Đây là một trong những lỗi cũng rất thường gặp khi lao động phổ thông tạo CV. Vậy làm sao để khắc phục được lỗi này?
Để khắc phục lỗi dàn chữ, dàn trang, người lao động cần biết cách cô đọng nội dung, viết ngắn và viết ý chính. Sau đó khi soát lỗi bạn hoàn toàn có thể bổ sung những ý cảm thấy rất quan trọng mà còn thiếu. Làm như vậy vừa đảm bảo không mắc lỗi hình thức vừa an toàn về tính đầy đủ nội dung CV.
Lỗi chính tả cũng là một trong những lỗi thường gặp nhất và khó tránh nhất khi tạo CV xin việc.
Lỗi chính tả có nhiều dạng: sai quy chuẩn chữ, sai ký tự, lỗi từ, thiếu dấu, nhầm dấu, … và dù ở dạng nào nếu xuất hiện cũng sẽ khiến cho CV xin việc của ứng viên trở nên thiếu chuyên nghiệp và trách nhiệm.
Một CV xin việc dung lượng chuẩn cũng chỉ có 2 trang, nếu mắc từ 2 - 3 lỗi chính tả trở lên trong 1 CV rất dễ gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Đó là cái thứ nhất. Thứ 2 nữa đó là thông qua CV, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sơ bộ về ứng viên của mình về trình độ, năng lực, tính chuyên nghiệp cũng như tố chất của bạn. Dù lao động phổ thông không yêu cầu năng lực quá cao nhưng điều đó không có nghĩa là không tính đến những tố chất quan trọng của lao động hiện đại như: chăm chỉ, chịu khó, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm, … Chính bởi vậy, bạn hãy cẩn thận, chỉn chu và có trách nhiệm hơn khi tạo CV nhé!
Cách khắc phục lỗi chính tả: dành khoảng 3 phút soát lại lỗi chính tả CV.
Viết thiếu trọng tâm
Lỗi nội dung cần lưu ý nhất khi viết CV đó chính là trọng tâm của bài viết: thể hiện ở tính trọng tâm tổng thể và trọng tâm từng phần cấu trúc.
- Trọng tâm tổng thể
Trong 1 CV xin việc, tùy vào từng thiết kế sẽ có các phần cấu trúc không đồng bộ. Tuy nhiên dù ở thiết kế nào thì với mỗi ngành nghề sẽ có những đặc trưng khác nhau, quy định tính trọng tâm tổng thể của CV.
Ví dụ: CV xin việc cho nhân sự cấp cao sẽ có trọng tâm viết ở trình độ chuyên môn, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc. Trong khi đó đối với lao động phổ thông lại chỉ xác định trọng tâm vào kỹ năng nhiều hơn, và một vài tố chất. Đối với các bạn sẽ không yêu cầu bằng cấp, chuyên môn, tay nghề cao hay kinh nghiệm hành nghề lên đến 5 năm, song đổi lại các bạn phải có được một vài kỹ năng phổ thông trong lao động, việc làm: giao tiếp, xử lý tình huống, làm việc nhóm; kỹ năng chuyên môn đối với từng ngành: kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng, ...
- Trọng tâm từng phần
Trọng tâm từng phần xác định trả lời cho câu hỏi: Viết gì cho phần này?
Để đạt được trọng tâm từng phần, bạn chỉ nên trả lời nội dung chính cho mỗi phần viết.
Ví dụ: trong mục kinh nghiệm làm việc, để tìm kiếm việc làm lao động phổ thông bạn không cần thiết phải liệt kê toàn bộ những hoạt động công việc đã từng làm mà chỉ cần trình bày những việc hỗ trợ hữu ích cho việc bán hàng nếu ứng tuyển nhân viên bán hàng, cho việc chăm sóc khách hàng nếu ứng tuyển nhân viên chăm sóc khách hàng, cho việc kinh doanh nếu ứng tuyển nhân viên kinh doanh bất động sản, …
Trên đây là một vài chia sẻ nhỏ của Vieclam123.vn về cách viết CV xin việc cho đối tượng lao động động phổ thông. Hy vọng rằng sau vài lần làm quen các bạn đều có thể viết được CV lao động phổ thông hoàn hảo nhất.
MỤC LỤC
01/12/2021
29/11/2021
25/11/2021
20/11/2021