Chúng ta cần thêm đuôi “ing” cho động từ trong tiếng Anh để hình thành các danh động từ hoặc khi chia động từ ở các thì tiếp diễn. Cụ thể cách thêm đuôi -ing cho động từ trong tiếng Anh như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Trong tiếng Anh, với những trường hợp dưới đây, động từ cần thêm đuôi ing để đúng với ngữ pháp:
Với các thì tiếp diễn như hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành tiếp diễn, tương lai tiếp diễn, tương lai hoàn thành tiếp diễn.
Ví dụ:
I am watching films. (Tôi đang xem phim)
=> Thì hiện tại tiếp diễn, cấu trúc S+ is/am/are+ V-ing.
She was cooking at 6pm yesterday. (Cô ấy đang nấu ăn lúc 6 giờ tối qua)
=> Thì quá khứ tiếp diễn, cấu trúc S+ was/were +V-ing
She will be coming here at 2pm this afternoon. (Cô ấy sẽ đang đi đến đây lúc 2 giờ chiều nay)
=> Thì tương lai tiếp diễn, cấu trúc S+ will+ be+ Ving
Với các danh động từ, thêm ing vào sau động từ để giữ chức năng như danh từ trong câu.
Ví dụ:
Listening to music is my favorite things. (Nghe nhạc là sở thích của tôi)
=> Động từ Listen được thêm đuôi ing trở thành Listening, đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
Reading books helps us broaden our knowledge. (Đọc sách giúp chúng ta mở rộng kiến thức)
=> Động từ Read được thêm đuôi ing để trở thành Reading, trở thành danh động từ.
Dưới đây là một số quy tắc thêm đuôi ing cho động từ mà bạn cần phải nắm vững
Quy tắc 1: Với động từ tận cùng là e => Bỏ “e” thêm “ing”
Ví dụ:
Use => Using (sử dụng)
Pose => Posing (tạo dáng)
Improve => Improving (Cải thiện)
Change => changing (thay đổi)
Take => Taking (lấy)
Drive => Driving (lái xe)
Trong một số trường hợp, ta vẫn giữ nguyên “e” và thêm đuôi “ing”
Ví dụ:
See => Seeing (nhìn)
Agree => Agreeing (đồng ý)
Age => Ageing (độ tuổi)
Quy tắc 2: Với động từ tận cùng là “ee” => Giữ nguyên “ee” thêm “ing”
Ví dụ;
Knee => kneeing (đầu gối)
Quy tắc 3: Với động từ có một âm tiết, kết thúc bằng phụ âm (Trừ những phụ âm h, w, x,y), trước đó là một nguyên âm => Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm đuôi -ing
Ví dụ:
run => running (chạy)
Stop => Stopping (dừng lại)
Win => Winning (chiến thắng)
Put => Putting (đặt)
Với những động từ tận cùng phụ âm h, w, x, y, chúng ta chỉ thêm “ing” mà không nhân đôi phụ âm.
Ví dụ:
Fix => fixing (Sửa chữa)
Play => Playing (chơi)
Quy tắc 4: Động từ có hai âm tiết, kết thúc bằng một phụ âm, trước đó là một nguyên âm, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai => Gấp đôi phụ âm trước khi thêm đuôi -ing
Ví dụ:
Begin => beginning (bắt đầu)
Permit => Permitting (cho phép)
Prefer => Preferring (thích)
Quy tắc 5: Động từ có hai âm tiết, kết thúc bằng một phụ âm, trước đó là một nguyên âm, trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất => Không gấp đôi phụ âm, thêm -ing
Ví dụ:
Listen => Listening (nghe)
Happen => Happening (Xảy ra)
Enter => Entering (đột nhập)
Open => Opening (mở)
Quy tắc 6: Động từ có 2 âm tiết, phụ âm cuối là “l”, trước đó là một nguyên âm => Trong Anh-Anh, gấp đôi “l” trước khi thêm -ing
Trong Anh-Mỹ, không cần gấp đôi “l” mà chỉ cần thêm đuôi -ing
Ví dụ:
Travel => Travelling (đi du lịch)
Travel => Traveling
Quy tắc 7: Với động từ tận cùng là “ie” chúng ta chuyển thành “y” trước khi thêm đuôi “ing”
Ví dụ:
Lie => lying (nói dối)
Die => Dying (chết đi)
Những động từ kết thúc bằng “y” ta chỉ cần thêm “ing”:
Ví dụ:
hurry => hurrying (vội vã)
Quy tắc 8: Động từ như “Traffic, Mimic, Panic” chúng ta phải thêm “k” ở cuối rồi mới thêm “ing”
Ví dụ:
Traffic => trafficking (buôn bán)
Micmic => Mimicking (bắt chước)
Panic => Panicking (hoảng loạn)
Picnic => Picnicking (hoạt động dã ngoại ngoài trời)
Nếu như động từ không nằm trong những quy tắc trên thì bạn chỉ cần gắn thêm đuôi -ing ở cuối là được.
Ví dụ: Learn -> Learning, Speak -> Speaking
Như vậy, trên đây là những quy tắc thêm đuôi ing cho động từ mà bạn cần phải nắm được. Vieclam123.vn hy vọng bạn có thể ghi nhớ những quy tắc này để học tiếng Anh tốt hơn và hoàn thành chính xác những bài tập ngữ pháp.
>> Xem thêm ngay:
Chia sẻ