close
cách
cách cách cách

Danh động từ trong tiếng Anh (Gerund) lý thuyết và các dạng bài tập

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Danh động từ trong tiếng Anh là dạng động từ thêm đuôi -ing, đóng vai trò như một danh từ trong câu. Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu về vị trí, chức năng và cách sử dụng của danh từ trong tiếng Anh nhé.

1. Khái quát chung về danh động từ trong tiếng Anh

Danh động từ trong tiếng Anh

1.1 Danh động từ trong tiếng Anh là gì?

Danh động từ trong tiếng Anh (Gerund) được tạo thành bởi một động từ nguyên mẫu thêm đuôi ing, có thể đứng ở nhiều vị trí trong câu và giữ những chức năng khác nhau.

Ví dụ:

swimming (bơi lội)

reading (việc đọc sách)

collecting (việc sưu tập)

1.2 Chức năng của danh động từ trong tiếng Anh

Danh động từ có thể giữ nhiều chức năng khác nhau, cụ thể như một số chức năng được tóm tắt sau đây:

- Làm chủ ngữ

- Làm tân ngữ đứng sau động từ thường

- Làm bổ ngữ cho động từ tobe

- Đứng sau một từ hoặc cụm từ chỉ cảm xúc

- Đứng sau giới từ

Để bạn hiểu rõ hơn về từng chức năng này của danh động từ, Vieclam123.vn sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể đối với từng chức năng để người học tiện theo dõi.

Chức năng của danh động từ

Chức năng

Ví dụ

Làm chủ ngữ

  • Becoming a doctor is my dream. (Trở thành bác sĩ là ước mơ của tôi)

  • Eating vegetable is good for health. (Ăn nhiều rau xanh sẽ tốt cho sức khỏe)

  • Speaking English is not easy. (Nói tiếng Anh thực sự không dễ)

Làm tân ngữ đứng sau động từ thường

  • I love watching movies. (tôi yêu thích việc xem phim)

  • She keeps crying until he comes. (cô ấy tiếp tục khóc cho đến khi anh ta đến)

  • I enjoy listening to music while on the bus. (tôi thích nghe nhạc khi ở trên xe buýt)

Làm bổ ngữ cho động từ tobe

  • My hobby is swimming (sở thích của tôi là bơi lội)

  • The hardest thing about learning Japanese is writing (Điều khó khăn nhất trong việc học tiếng Nhật là học cách viết)

  • My favorite work is becoming a designer (Công việc tôi yêu thích nhất là trở thành một nhà thiết kế)

Đứng sau một từ hoặc cụm từ chỉ cảm xúc

  • I am busy cooking (Tôi bận rộn trong việc nấu ăn)

  • I can’t stand sitting too long (Tôi không thể chịu đựng được việc ngồi quá lâu)

  • She looks forward to going out with her friends (Cô ấy trông đợi được ra ngoài cùng bạn)

Đứng sau giới từ

  • She is bad at preparing meals (Cô ấy rất tệ trong việc chuẩn bị bữa ăn)

  • She is a big fan of dancing (Cô ấy là người yêu thích nhảy múa)

  • She is fond of planting trees (cô ấy rất thích trồng cây)

Mở rộng: 

Như ở trên đã đề cập, danh động từ có vai trò làm tân ngữ cho động từ thường. Đối với những động từ thường dưới đây, theo sau nó thường là danh động từ.

Những động từ có thể có danh động từ theo sau

STT

Động từ (Verb)

Nghĩa (Meaning)

STT

Động từ (Verb)

Nghĩa (Meaning)

1

Admit

Nhận vào

24

Involve = include

Bao gồm, có ý định

2

Advise

Khuyên

25

Include

Bao gồm

3

Allow

Cho phép

26

Keep

Tiếp tục

4

Appreciate

Hoan nghênh

27

Mention

Chú ý

5

Anticipate

Đoán trước

28

Mind

Tâm trí

6

Avoid

Tránh

29

Miss

Nhớ

7

Complete

Hoàn tất

30

Pardon

Ân xá

8

Consider

Cân nhắc

31

Permit

Cho phép

9

Defer = delay

Trì hoãn

32

Postpone

Trì hoãn

10

Delay

Trì hoãn

33

Practice

Luyện tập

11

Deny

Từ chối

34

Prevent

Ngăn cản

12

Detest

Ghét

35

Propose = suggest

Đề nghị

13

Dislike

Không thích

36

Quit

Thoát

14

Discuss

Tranh luận

37

Recall

Hồi tưởng

15

Dread

Khiếp sợ

38

Recollect

Nhớ lại, nhớ ra

16

Enjoy

Thưởng thức

39

Recommend

Giới thiệu

17

Escape

Trốn khỏi

40

Resent

Bực bội

18

Excuse

Giải thích lý do

41

Resist

Kháng cự, chống lại

19

Fancy = imagine

Tưởng tượng

42

Risk

Rủi ro

20

Feel like

Cảm thấy như

43

Suggest

Đề nghị

21

Finish

Kết thúc

44

Tolerate

Tha thứ, khoan dung

22

Forgive

Tha thứ

45

Understand

Hiểu

23

Imagine

Tưởng tượng

46

Loathe

Ghét, kinh khủng

Cũng như đã đề cập ở trên, danh động từ thường đứng sau những cụm từ chỉ cảm xúc, vì vậy, sau những cụm từ dưới đây, người học cũng sử dụng danh động từ theo sau nó.

Cụm từ chỉ cảm xúc có thể có danh động từ theo sau

Cụm từ

Nghĩa

– Be worth

đáng giá để làm gì đó

– Be busy

bận làm gì đó

– Be get used to = be get accustomed to

quen với việc gì

– Can’t help

không nhịn được khi làm gì

– Can’t face

không thể đối mặt

– Can’t stand

không thể chịu đựng nổi cái gì

– Catch/find/keep/leave/set/start + Object

bắt lấy/tìm thấy/tiếp tục,..cái gì đó

– Prevent/stop/save + Object

ngăn cản/dừng làm gì đó

– Go/come

đi/đến

– Have + fun/trouble/problem/difficulty/

– a good time/a bad time/ a difficulty time,…

gặp khó khăn/vui vẻ trong việc gì

– It’s no use/good

vô ích khi làm gì đó

– Look forward to

Trông đợi, trông mong

– Sit/stand/lie + place

ngồi/đứng/nằm ở nơi nào đó

– Spend/waste + money/time

dành/lãng phí tiền/ thời gian để làm gì đó

– There’s no point (in)

không có lý nào

2. Sự khác biệt giữa danh động từ và danh từ

Để thực sự hiểu rõ về danh động từ, người học cần nắm rõ sự khác biệt giữa danh động từ và danh tư. Mặc dù chúng có những điểm chung về chức năng nhưng vẫn có những điểm khác biệt sau mà bạn cần phân biệt:

Sự khác biệt giữa danh động từ và danh từ

-Danh từ không có tân ngữ theo sau, còn danh động từ có thể có tân ngữ theo sau

-Trước danh từ có thể dùng mạo từ a,an, the còn trước danh động từ thì không

-Đối với danh động từ ta dùng trạng từ để bổ nghĩa còn đối với danh từ ta dùng tính từ để bổ nghĩa.

Một số ví dụ được trình bày dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác nhau này:

Phân biệt danh động từ và danh từ

Khác biệt

Danh từ

Danh động từ

Danh từ không có tân ngữ theo sau, còn danh động từ có thể có tân ngữ theo sau

He doesn’t like bright light 

(Anh ấy không thích ánh sáng chói)

=> light là danh từ trong câu và không có tân ngữ theo sau

He like collecting stamps.

(Anh ấy thích sưu tập tem)

=> collecting là danh động từ và sau nó là tân ngữ bổ trợ stamps.

Trước danh từ có thể dùng mạo từ a,an, the còn trước danh động từ thì không

The party was prepared carefully

(Bữa tiệc được chuẩn bị rất cẩn thận)

=> Danh từ party có mạo từ đi kèm

Reading books is a good habit.

(đọc sách là một thói quen tốt)

=> Reading là danh động từ và không đi kèm với bất kì mạo từ nào

Đối với danh động từ ta dùng trạng từ để bổ nghĩa còn đối với danh từ ta dùng tính từ để bổ nghĩa.

He should have a healthy diet.

(anh ấy nên có một chế độ ăn tốt cho sức khỏe)

=> Danh từ trong câu là diet và tính từ healthy bổ trợ cho danh từ

He considers eating healthily

(anh ấy cân nhắc để ăn một cách lành mạnh)

=> Danh động từ trong câu là eating, theo sau bởi trạng từ healthily.

3. Phân biệt danh động từ và động từ nguyên mẫu

Danh động từ và động từ nguyên mẫu

Có những trường hợp mà người học cần phân biệt khi nào thì sử dụng danh động từ, khi nào thì sử dụng động từ nguyên mẫu bởi mỗi cách sử dụng sẽ làm biến đổi ý nghĩa của câu.

Động từ đi kèm To V và V-ing có sự thay đổi về nghĩa

Động từ

To V

V-ing

Stop

Stop to V: dừng lại để làm việc khác

 

-He stops to help his wife prepare dinner.

(Anh ấy dừng lại để giúp đỡ vợ chuẩn bị bữa tối)

Stop V-ing: dừng việc đang làm (dừng hẳn)

 

-He stops refilling the bottle due to it is full.

(Anh ấy dừng việc đổ đầy bình nước vì nó đã đầy)

- Remember

- forget

- regret

Remember/ forget/ regret to V: nhớ/quên/tiếc sẽ phải … (ở hiện tại – tương lai)

 

-Remember to lock the door before you leave 

(Nhớ khóa cửa trước khi bạn đi nhé)

Remember/forget/regret V-ing: nhớ/quên/tiếc đã … (ở quá khứ)

 

-I remember shutting down the computer but the fact that I didn’t 

(tôi nhớ đã tắt máy tính nhưng thực tế lại không phải vậy)

Try

Try to V: cố gắng

 

-I try to pass the interview

(tôi cố gắng để vượt qua vòng phỏng vấn)

Try V-ing: thử 

 

-He tried fixing the bicycle

(anh ấy thử sửa chiếc xe đạp)

Like

Like to do: làm việc đó vì nó là tốt và cần thiết

 

-I like to drink tea because it good for health.

(tôi cố uống trà bởi nó tốt cho sức khỏe)

Like V-ing: Thích … vì nó thú vị, hay, cuốn hút, làm để thường thức.

-I like eating Korean food.

(tôi thích ăn món ăn Hàn Quốc)

Prefer

Would prefer + to V + rather than (V): thích … hơn …

 

-She would prefer to go out with friend rather than stay at home.

(Cô ấy thích đi ra ngoài với bạn bè hơn là ở nhà)

Prefer V-ing/ N to V-ing/ N: thích … hơn …

 

-She prefers going out with friends to staying at home.

(cô ấy thích đi ra ngoài với bạn bè hơn là ở nhà)

Mean

Mean to V: Có ý định

 

-He means to learn Japanese.

(Anh ấy có ý định học tiếng Nhật)

Mean V-ing: Có nghĩa là gì

 

-The word “individual” means doing everything alone. 

(Từ “individual” có nghĩa là làm mọi thứ độc lập)

Need

Need to V: cần 

Needn’t V: không cần

 

-He needs to expand the knowledge about E-commerce field

(Anh ấy cần mở rộng kiến thức về lĩnh vực thương mại điện tử)

(Something) Need V-ing (= need to be done): cần được

-The farm needs widening so that farmers can plant more trees.

(Nông trại cần được mở rộng, vì thế mà người nông dân có thể trồng thêm được nhiều cây)

Used to

Used to V = Accustomed to V: đã từng/thường … trong quá khứ (bây giờ không làm nữa)

Would V: đã từng/thường … trong quá khứ (bây giờ vẫn làm)

 

-I used to sleep late at night

(tôi quen với việc đi ngủ muộn vào buổi tối)

Be/Get used to V-ing: quen với … (ở hiện tại)

 

-I am used to working under the pressure. 

(tôi quen với việc làm việc dưới áp lực)

Advise/Allow/Permit/ Recommend

Advise/allow/permit/recommend + Object + to V: khuyên/cho phép/ đề nghị ai làm gì

 

-The doctor advised me to eat healthy diet.

(Bác sĩ khuyên tôi ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe)

Advise/allow/permit/recommend + V-ing: khuyên/cho phép, đề nghị việc làm gì

 

The doctor advises eating healthy diet.

(Bác sĩ khuyên nên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe)

Động từ tình thái

See/hear/smell/feel/notice/watch + Object + V: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chứng kiến toàn bộ hành động.

 

-I saw Minh play the piano at his wedding

(tôi thấy Minh chơi piano trong lễ cưới của anh ấy)

See/hear/smell/feel/notice/watch + Object + V-ing: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chỉ chứng kiến 1 phần của hành động.

 

-When I  came home, I saw my mother cooking 

(Khi tôi về nhà, tôi thấy mẹ đang nấu ăn)

Keep/ go on/ continue

Keep/ go on/ continue + to V: tiếp tục để làm hành động khác

Keep/ go on/ continue +V-ing: tiếp tục làm việc đang làm

Lưu ý: Đối với một số động từ, dù theo sau bởi to V hay V-ing thì cũng không có nhiều sự thay đổi về nghĩa như begin, start, like, love, hate.

Ví dụ

I began to learn English 3 years ago. (Tôi bắt đầu học tiếng Anh khoảng 3 năm trước)

I began working at this position in 2020. (tôi bắt đầu làm việc ở vị trí này năm 2020)

Như vậy, trên đây là tổng hợp những kiến thức về danh động từ trong tiếng Anh mà người học cần nắm được. Hy vọng Vieclam123.vn đã mang đến cho bạn những bài học kiến thức bổ ích.

>> Tham khảo thêm nagy bài viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.