close
cách
cách cách cách

Tổng hợp công thức và cách dùng câu điều kiện trong tiếng Anh

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Câu điều kiện trong tiếng Anh là loại câu được dùng phổ biến trong giao tiếp hay cũng như trong văn viết. Dù được sử dụng nhiều như vậy nhưng không phải ai cũng nắm vững được hết cách sử dụng của chúng. Vì thế mình sẽ tổng hợp lại cấu trúc và cách sử dụng các loại câu điều kiện để các bạn kham khảo nhé.

1. Câu điều kiện trong tiếng Anh là gì? 

Câu điều kiện gồm mệnh đề chính và mệnh đề IF

Câu điều kiện trong tiếng Anh (Conditional sentences) được sử dụng với mục đích nêu lên một giả định về một vấn đề, một sự việc, giả định đó sẽ xảy ra nếu điều kiện được nói đến cũng xảy ra. Cụ thể hơn là dạng câu "Nếu... Thì..."

VD: Nếu trời nắng thì tôi sẽ phơi đồ (If it 's sunny, i will do the laundry)

Một câu điều kiện gồm 2 mệnh đề:

  • Mệnh đề IF (hay còn gọi là mệnh đề phụ): là mệnh đề nêu lên điều kiện.
  • Mệnh đề chính: là mệnh đề nêu lên kết quả xảy ra nếu mệnh đề điều kiện xảy ra.

Loại

Công thức

Cách sử dụng

0

If + S + V(s,es), S+ V(s,es)/câu mệnh lệnh

 Điều kiện diễn tả thói quen, sự thật hiển nhiên

1

If + S + V(s,es), S + Will/Can/shall…… + V

 Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại ở tương lai

2

If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should…+ V

 Điều kiện không có thật ở hiện tại

3

If + S + Had + V(pp)/Ved, S + would/ could…+ have + V(pp)/Ved

 Điều kiện không có thật trong quá khứ

4

If + S + had + V3/Ved, S + would + V

 

VD: We will watch this film together if you come to my house. (Chúng ta sẽ xem bộ phim này cùng nhau nếu bạn đến nhà tôi)

Ở ví dụ trên, ta có thể thấy rõ mệnh đề chính là We will watch this film together, và sự việc ở mệnh đề chính sẽ xảy ra nếu sự việc ở mệnh đề IF (mệnh đề phụ) xảy ra, đó là If you come to my house.

Lưu ý: Câu điều kiện không quy định bắt buộc vị trí của 2 mệnh đề, bạn có thể đổi chỗ chúng cho nhau. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, nếu mệnh đề chính ở phía trước thì không cần dấu phẩy để tách câu, nhưng mệnh đề chính ở phía sau bạn cần phải sử dụng dấu phẩy giữa 2 mệnh đề.

VD: If you come to my house, we will watch this film together. (Nếu bạn đến nhà tôi, chúng ta sẽ xem bộ phim này cùng nhau)

=> We will watch this film together If you come to my house (Chúng ta sẽ xem bộ phim này cùng nhau nếu bạn đến nhà tôi)

2. Công thức và cách sử dụng các loại câu điều kiện

2.1 Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại I

- Cách sử dụng: dùng để diễn đạt một điều kiện, một sự việc, một giả thuyết được cho là có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

- Cách chia động từ: Mệnh đề "nếu" chia ở thì hiện tại đơn, mệnh đề "thì" là kết hợp của will + động từ nguyên mẫu (Có thể thay will bằng can/shall/may/might nhưng sẽ làm giảm độ chắc chắn của hành động)

- Công thức: If + S + V(s/es), S + will/can/shall/may + V(nguyên mẫu)

- VD: 

  • If it rains, I will stay at home with my mom. (Nếu trời mưa, tôi sẽ ở nhà với mẹ)
  • She will have a good job if she speaks English very well. (Cô ấy sẽ có một công việc tốt nếu cô ấy nói tiếng Anh giỏi)

2.2 Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại II

- Cách sử dụng: diễn tả một điều kiện, một sự việc, một giả thuyết không có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai; một điều kiện trái ngược với hiện tại.

- Cách chia động từ: Mệnh đề IF chia ở thì quá khứ đơn ("to be" quá khứ đơn là was hay were nhưng ở câu điều kiện loại 2 luôn luôn là were dù số ít hay số nhiều), mệnh đề chính would + động từ nguyên mẫu

- Công thức: If + S + V(quá khứ), S + would/could/might + V(nguyên mẫu)

- VD:

  • If I were you, I would move to Italy. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ chuyển đến Italy)
  • If they had more time, they could win the game. (Nếu họ có thêm thời gian, họ đã có thể thắng cuộc thi đó) 

- Lưu ý: ở mệnh đề IF, động từ to be chia thành were cho tất cả các ngôi.

2.3 Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại III

- Cách sử dụng: diễn tả một hành động không xảy ra, không có thực ở quá khứ

- Chia động từ: Mệnh đề IF chia ở thì quá khứ hoàn thành, Mệnh đề chính sẽ có dạng would + have + V3/V-ed

- Công thức: If + S + had + P.P (quá khứ phân từ), S + would + have + P.P

- VD:

  • If she had accepted that job, she would have moved to Germany. (Nếu cô ấy chấp nhận công việc đó, cô ấy đã chuyển đến Đức rồi)
  • If you had listened to me, we wouldn’t have been in trouble. (Nếu bạn chịu nghe tôi, chúng ta đã không gặp rắc rối)

2.4 Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0

- Cách sử dụng: diễn tả một điều kiện, một sự việc, một giả thuyết luôn đúng.

- Công thức: If + S + V(s/es), S + V(s/es)

- VD: 

  • If we are hot, we sweat. (Nếu chúng ta nóng, chúng ta đổ mồ hôi)
  • If you put a paper on fire, it burns quickly. (Nếu bạn để tờ giấy gần lửa, nó cháy rất nhanh)

2.5 Câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp

Ta có nhiều cách kết hợp các mệnh đề chính với mệnh đề IF ở các loại câu điều kiện với nhau, từ đó tạo ra câu điều kiện hỗn hợp. Ngoài các loại chính được nêu ở trên, câu điều kiện hỗn hợp được sử dụng linh hoạt trong cả văn nói và văn viết, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng. 

Loại chúng ta thường hay bắt gặp nhất là loại kết hợp giữa câu điều kiện loại II và câu điều kiện loại III, đây cũng là dạng sẽ gặp nhiều trong các bài thi năng lực tiếng Anh hay đề thi THPT

- Cách sử dụng: diễn tả một điều kiện, một sự việc, một giả thuyết trái ngược với quá khứ nhưng kết quả muốn nói đến lại trái với thực tại.

- Công thức: If + S + had + P.P, S + would/could/might + V(nguyên mẫu)

Ở đây ta thấy, mệnh đề IF sử dụng cấu trúc của câu điều kiện loại III, còn mệnh đề chính là cấu trúc của câu điều kiện loại II. Bạn nên lưu ý vì cấu trúc này khá giống với cấu trúc câu điều kiện loại III, dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng.

- VD:

  • If he had went to sleep earlier, he would not be tired now. (Nếu anh ấy đi ngủ sớm hơn, bây giờ anh ấy đã không mệt mỏi)
  • If I had taken my dad’s opinion, I could have a good job now. (Nếu tôi nghe theo lời khuyên của cha, bây giờ tôi đã có một công việc tốt)

2.6 If not = Unless (trừ khi)

Ngoài cách thể hiện thông thường như đã nêu ở trên, chúng ta còn một cách diễn đạt khác cho câu điều kiện, đó là sử dụng Unless. Ta có ý nghĩa của Unless và If not là tương đương nhau (đều có nghĩa là Trừ khi). Ví dụ dưới sẽ cho bạn hiểu rõ cách sử dụng của Unless

- VD: 

  • If she doesn’t study hard, she will not pass the Math exam. (Nếu cô ấy không học chăm chỉ, cô ấy sẽ không qua được bài thi môn Toán) -> She will not pass the Math exam unless she study hard.
  • If you don’t come, we will go to the beach without you. (Nếu bạn không đến, chúng tôi sẽ đi biển mà không có bạn) -> Unless you come, we will go to the beach without you.

2.7 Cách đảo ngữ của câu điều kiện

- Đảo ngữ câu điều kiện loại I: Should + S + V(nguyên mẫu), S + will + V(nguyên mẫu)

- Đảo ngữ câu điều kiện loại II: Were + S + to + V(nguyên mẫu), S + would + V(nguyên mẫu)

- Đảo ngữ câu điều kiện loại III: Had + S + P.P, S + would + have + P.P

- VD:

  • She will have a good job if she speaks English very well -> Should she speaks English very well, she will have a good job.
  • If they had more time, they could win the game. -> Were they to have more time, they could win the game.
  • If you had listened to me, we wouldn’t have been in trouble -> Had you listened to me, we wouldn’t have been in trouble.

2.8 Một số biến thể của các loại câu điều kiện

2.8.1 Biến thể câu điều kiện loại I

- Công thức: If + S + V(s/es), S + may/might + V(nguyên mẫu)

VD: If it rains heavily, my trip might be cancelled (Nếu trời mưa to, chuyến đi của tôi có thể bị hủy)

- Công thức: If + S + V(s/es), S + may/can + V(nguyên mẫu)

VD: If the weather gets better, I can go out with my friends. (Nếu thời tiết tốt hơn, tôi có thể ra ngoài với bạn của tôi)

- Công thức: If + S + V(s/es), S + would like to/must/have to/should + V(nguyên mẫu)

VD: If she wants go to the park to do some exercises, I would like to go with her. (Nếu cô ấy muốn đến công viên tập thể dục, tôi sẽ đi cùng cô ấy) 

- Công thức: If + S + V(s/es), S + will + be + V-ing hoặc If + S + V(s/es), S + will + have + P.P

VD: If you do not finish your homeworks right now, I will have allowed you to go the cinema tonight. (Nếu bạn không hoàn thành bài tập về nhà ngay bây giờ, tôi sẽ không cho phép bạn tới rạp phim tối nay).

- Công thức: If + S + V(s/es), (do not) V(nguyên mẫu)

VD: If the weather gets worse, go gome as fast as you can. (Nếu thời tiết trở nên tồi tệ hơn, hãy về nhà nhanh nhất có thể)

2.8.2 Biến thể câu điều kiện loại II

Thay đổi mệnh đề phụ:

- Công thức: If + S + V(quá khứ), S + would/should/could/might/had to/ought to + be + V-ing

VD: If he stay in Tokyo this morning, he could be coming to the meeting. (Nếu anh ấy ở lại Tokyo vào sáng nay, anh ấy có thể tham gia buổi họp).

- Công thức: If + S + V(quá khứ), S +  would + be + V-ing

VD: If I were you, I would be travelling to Paris now. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ đi du lịch Paris bây giờ)

- Công thức: If + S + V(quá khứ), V(quá khứ)

VD: If they didn’t bring a map, they got lost. (Nếu họ không mang theo bản đồ, họ đã lạc)

Thay đổi mệnh đề chính:

- Công thức: If + S + was/were/ V-ing, S + would/could/might + V(nguyên mẫu)

VD: If he was studying hard, he would stay in London now. (Nếu anh ấy học chăm chỉ, anh ấy có thể đang ở London bây giờ)

- Công thức: If + S + had + P.P, S + would/could/might + V(nguyên mẫu)

VD: If she had finished homeworks, she could go to the concert now. (Nếu cô ấy hoàn thành bài tập, cô ấy đã đi đến buổi hòa nhạc bây giờ).

2.8.3 Biến thể câu điều kiện loại III

Thay đổi mệnh đề phụ:

- Công thức: If + S + had + P.P, S + could/might + have + P.P

VD: If she had not gone out last night, she could not have got sick. (Nếu cô ấy không ra ngoài tối qua, cô ấy đã không bị ốm)

- Công thức: If + S + had + P.P, S + could/would + have + been + V-ing

VD: If I had followed my dad’s suggestion, I could have been attending the interview yesterday. (Nếu như tôi làm theo lời gợi ý của bố tôi, có thể tôi đang tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm qua)

- Công thức: If + S + had + P.P, S + would + V(nguyên mẫu)

VD: If he had done his report earlier, he would take a time in Nha Trang now. (Nếu anh ấy hoàn thành báo cáo sớm hơn, anh ấy đang nghỉ ngơi ở Nha Trang hiện tại rồi)

Thay đổi mệnh đề chính:

- Công thức: If + S + had + been + V-ing, S + would + have + P.P

VD: If it had been being sunny a few days, I would have finished my laundry quickly. (Nếu trời nắng mấy hôm, tôi sẽ hoàn thành xong việc giặt quần áo sớm hơn)

 Hiểu rõ hơn về các câu điều kiện trong tiếng Anh để tự tin khi sử dụng chúng

3. Bài tập áp dụng: hoàn thành câu điều kiện sau

1. If you go to Paris, where will you (stay) _________________?
2. If you (swim) _________________ in this lake, you’ll shiver from cold.
3. If someone offered to buy you one of those rings, which ________you (choose) _________?
4. The flight may be cancelled if the fog (get) _________________thick.
5. If the milkman (come) _________________, tell him to leave two pints.
6. I (call) _________________ the office if I were you.
7. Someone (sit) _________________on your glasses if you leave them there.
8. If Mel (ask) _________________ her teacher, he’d have answered her questions.
9. I would repair the roof myself if I (have) _________________a long ladder.
10. Unless they turn that radio off, I (go) _________________mad.

Câu điều kiện trong tiếng Anh là cấu trúc ngữ phát căn bản và phổ biến trong cả văn nói lẫn văn viết. Còn tùy thuộc vào mục đích, ngữ cảnh mà chúng ta có thể sử dụng các câu điều kiện I, II, III hay các cấu trúc biến thể. Bài tổng hợp trên hi vọng phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về các câu điều kiện trong tiếng Anh và tự tin hơn khi sử dụng chúng. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm: 

Đáp án bài tập:

1. stay
2. swim
3. would you choose
4. gets
5. comes
6. would call
7. will sit
8. had asked
9. had
10. will go

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.