Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp cần sử dụng tới mẫu biên bản định giá tài sản. Vậy bản chất của mẫu biên bản này là gì? Mục đích và nội dung bên trong ra sao?
MỤC LỤC
Đón đọc bài viết dưới đây của vieclam123.vn để tìm hiểu những thông tin thú vị liên quan chủ đề này bạn nhé.
Biên bản định giá tài sản là một trong những giấy tờ quan trọng xuất hiện ở mỗi doanh nghiệp. Nội dung bên trong chủ yếu thể hiện việc định giá với các tài sản nằm trong danh sách cần định giá, thường là tài sản cố định, vốn góp của cổ đông,...
Biên bản định giá tài sản không xuất hiện thường xuyên, chỉ khi nào doanh nghiệp thực hiện một số nghiệp vụ quan trọng thì mới cần sử dụng. Vậy bạn có biết những nghiệp vụ quan trọng mà tôi muốn đề cập đến ở đây bao gồm những gì?
Thông tin hấp dẫn này sẽ được chia sẻ ở nội dung bên dưới, bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết.
Xem thêm: Chi tiết biên bản đánh giá lại tài sản cố định chuẩn nhất hiện nay
Bất cứ hoạt động nào diễn ra tại doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính minh bạch và công khai, huống hồ định giá tài sản lại vô cùng quan trọng, cho nên phải có giấy tờ để chứng minh cho hoạt động này.
Định giá tài sản thường được diễn ra khi doanh nghiệp muốn thanh lý tài sản cố định, hoặc muốn định giá các khoản vốn góp từ nhà đầu tư để xác nhận tỷ lệ góp vốn của từng người một cách chuẩn xác nhất.
Biên bản góp vốn sẽ là giấy tờ chứng minh hành động định giá của các thành viên trong Ban Thẩm định. Đồng thời giấy tờ này cũng có giá trị pháp lý cao và có vai trò giải quyết tranh chấp, kiện tụng phát sinh liên quan tới các tài sản được định giá.
Mặt khác, thông qua biên bản định giá với các tài sản cần thiết, Ban giám đốc hay Hội đồng quản trị sẽ biết mình có trong tay trị giá tài sản là bao nhiêu, từ đó có những phương án hoạt động cho những giai đoạn sắp tới.
Hiện nay có 2 loại biên bản thường được sử dụng phổ biến, tương ứng với đó là 2 hoạt động chủ yếu diễn ra trong doanh nghiệp. Cụ thể là biên bản định giá tài sản doanh nghiệp và biên bản tài sản vốn góp.
Mặc dù đều là tài sản nhưng nó lại được phân thành 2 loại biên bản khác nhau, tùy vào từng mục đích của mỗi doanh nghiệp mà họ sẽ lựa chọn trình bày theo văn bản phù hợp. Sau đây là nội dung của từng loại biên bản, hãy theo dõi để cập nhật bạn nhé.
Ở mẫu biên bản định giá tài sản vốn có trong doanh nghiệp, bạn sẽ thấy có 6 phần tương ứng với 6 mục thông tin khác nhau. Trong đó:
- Tài sản định giá (Mục I) gồm có thông tin Tên tài sản cần định giá và Địa chỉ của tài sản đó ở thời điểm hiện tại.
- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với những tài sản cần định giá trong doanh nghiệp (Mục II): Ở đây có thể là tờ khai hải quan, Giấy đăng ký quyền sở hữu (đăng ký tàu biển, đăng ký xe,...), các hóa đơn tài chính liên quan tới tài sản định giá,...
- Hiện trạng của tài sản định giá (Mục III): Các thông tin cần có bao gồm Tên tài sản cần định giá; Nhãn hiệu; Số máy hoặc số khung; Biển số đăng ký; Nguồn gốc xuất xử của tài sản (Nơi sản xuất); Một số đặc điểm khác (nếu có)
- Căn cứ định giá (Mục IV): Nêu ra những căn cứ liên quan dẫn đến việc định giá tài sản trong doanh nghiệp. Các căn cứ này phải đảm bảo tính hợp pháp cũng như thể hiện rõ nhu cầu từ phía doanh nghiệp.
- Mục đích định giá tài sản (Mục V): Có nhiều lý do khiến cho doanh nghiệp cần phải định giá tài sản, trong đó điển hình là phục vụ việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Thanh lý tài sản,...
Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà mục đích định giá sẽ có nội dung khác nhau, hãy căn cứ theo chỉ đạo từ cấp trên để điền vào nội dung chuẩn xác nhất bạn nhé.
- Nội dung định giá tài sản (Mục VI): Ở phần này, bạn cần đưa ra các thông tin như Tên tài sản định giá; Nguyên giá tài sản; Khấu hao lũy kế; Những giá trị hao mòn khác của tài sản; Tổng giá trị tài sản ở thời điểm hiện tại (Nguyên giá - Khấu hao lũy kế - Hao mòn khác)
Sau khi trình bày toàn bộ nội dung của biên bản định giá tài sản, doanh nghiệp cần ghi rõ mẫu biên bản này được lập thành mấy bản? Ký kết ngày tháng năm nào? Các bên đã thống nhất và ký xác nhận vào biên bản hay không?
Cuối cùng là mục chữ ký dành cho các bên liên quan, gồm có: Tổ trường Tổ định giá; Cán bộ định giá; Giám sát định giá 1 và Giám sát định giá 2.
Nội dung ở mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn sẽ chứa những thành phần sau đây:
- Căn cứ hợp pháp về việc thành lập biên bản định giá tài sản góp vốn
- Thông tin thành phần tham gia định giá tài sản vốn góp: Ghi rõ Họ tên, Địa chỉ và Chức vụ của từng người trong Ban thẩm định tài sản vốn góp
- Thông tin về việc định giá: Tên tài sản được định giá; Nguyên tắc định giá; Nội dung của cuộc định giá tài sản vốn góp; Kết thúc việc định giá và Cam kết của các bên tham gia.
Cuối cùng cũng là ghi chú về việc các bên đều đã đồng ý với kết quả định giá và cùng ký xác nhận vào biên bản.
Sau đó, các bên tham gia sẽ ký và ghi rõ họ tên vào phần Chữ ký của các thành viên tham gia để kết thúc mẫu biên bản định giá này.
Xem thêm: Tải ngay mẫu biên bản mất tài sản công ty chi tiết và mới nhất cho bạn
Cả 2 mẫu biên bản trên đều thể hiện được mục đích định giá tài sản của doanh nghiệp, ngay cả khi bạn đã hiểu rõ và trình bày nội dung chuẩn xác thì vẫn cần chú ý một số điều như sau:
Thứ nhất, văn bản cần phải có phần mở đầu vì đó là yêu cầu bắt buộc. Cụ thể là Quốc hiệu - Tiêu ngữ, Tiêu đề văn bản, Tên đơn vị có tài sản định giá kèm theo số văn bản theo quy định của doanh nghiệp,...
Thứ hai, khi trình bày cần lưu ý tới bố cục biên bản, làm sao để các nội dung trở nên rõ ràng nhất, đồng thời đảm bảo yếu tố sạch sẽ
Thứ ba, tuyệt đối không viết sai chính tả để tránh việc phải trình bày lại nhiều lần bạn nhé
Thứ tư, các nội dung được đưa ra trong văn bản phải đảm bảo yếu tố chính xác, trung thực nhất
Ngoài ra, các thành viên tham gia thẩm định giá tài sản cần phải ký đầy đủ, thiếu bất kỳ một thành phần nào thì văn bản cũng không được chấp nhận
Nếu như bạn còn băn khoăn về nội dung mẫu biên bản này, vậy thì hãy tham khảo file tài liệu dưới đây của tôi, bấm vào file để xem hoặc tải về sử dụng khi cần thiết:
mau-bien-ban-dinh-gia-tai-san.docx
Bài viết vừa rồi đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về biên bản định giá tài sản, mong rằng những kiến thức này sẽ hữu ích trong công việc của bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết khác tại vieclam123.vn để biết thêm nhiều điều thú vị nhé.
Là nhân viên hành chính văn phòng, chắc chắn bạn sẽ phải gắn bó nhiều với các loại văn bản khác nhau, đương nhiên trong đó có mẫu biên bản kiểm kê tài sản. Vậy nếu được giao nhiệm vụ thiết lập nó, bạn sẽ chuẩn bị nội dung như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ khó khăn này, cập nhật ngay nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ