Xét nghiệm ANA được sử dụng cho mục đích chẩn đoán các loại bệnh lý tự miễn. Phản ứng tự miễn dịch được ghi nhận khi kết quả xét nghiệm ANA là dương tính. Tuy vậy, có nhiều trường hợp một số người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn có thể xét nghiệm ANA ra kết quả dương tính. Vậy xét nghiệm ANA là gì? Xét nghiệm ANA được thực hiện dựa trên nguyên lý nào? Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé!
Xét nghiệm ANA liên quan đến các kháng thể trong cơ thể con người, hay nói chính xác hơn là tự kháng thể. Vì thế để hiểu rõ xét nghiệm ANA là gì thì trước tiên bạn cần hiểu được tự kháng thể là gì.
Các kháng thể làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể có bản chất là protein và tế bào B (tế bào bạch cầu) đảm nhận nhiệm vụ sản xuất ra kháng thể. Kháng thể là “đội quân” chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật truyền nhiễm vào trong cơ thể con người. Cơ chế này được gọi là phản ứng viêm, giúp chống lại sự lây nhiễm của virus.
Tuy vậy, các kháng thể cũng có đôi khi hoạt động không hiệu quả hoặc không đúng với những gì mà chúng được “lập trình” sẵn. Chúng sẽ tấn công vào các protein bình thường khác trong cơ thể vì “hiểu lầm” những protein đó là vật lạ xâm nhập. Khi đó, chúng không còn là kháng thể nữa mà trở thành tự kháng thể. Đối tượng bị nhắm đến trong cuộc tấn công của chúng là kháng thể kháng nhân – ANA.
Bình thường, kháng thể ANA trong cơ thể tồn tại với số lượng rất thấp. Bởi vậy mà khi lượng kháng thể ANA đột ngột tăng lên theo cấp số nhân thì chứng tỏ cơ thể đang mắc một bệnh lý tự miễn.
Xét nghiệm ANA sử dụng mẫu vật là máu để đo lường lượng kháng thể kháng nhân trong một đơn vị máu. Nếu phát hiện trong máu có số lượng kháng thể ANA cao quá mức bình thường thì có thể kết luận bệnh nhân bị mắc một bệnh lý tự miễn, chẳng hạn như hội chứng Sjogren, viêm da cơ, bệnh viêm đa cơ, lupus ban đỏ hệ thống, viêm gan tự miễn, bệnh mô liên kết hỗn hợp…
Trong trường hợp xét nghiệm ANA cho kết quả là dương tính, nghĩa là tự kháng thể đang gây tổn thương đến các mô, hậu quả là chức năng của các cơ quan bị tấn công không thể vận hành một cách bình thường và các biểu hiện bệnh lý cũng không biểu lộ ra bên ngoài.
Phương pháp xét nghiệm ANA phổ thông nhất là FANA hay xét nghiệm ANA huỳnh quang. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác nhưng phạm vi áp dụng nhỏ hơn rất nhiều. Người ta sẽ gắn huỳnh quang lên các mẫu tự kháng thể, sau đó soi dưới kính hiển vi chuyên dụng nhằm xác định cường độ của huỳnh quang. Có một lưu ý nhỏ đó là đối với các bệnh nhân đang bị nhiễm bệnh lý liên quan đến virus thì kết quả xét nghiệm ANA sẽ không có ý nghĩa gì.
Trước tiên, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu, sau đó mẫu máu được bảo quản trong ống nghiệm. Tiếp theo, kỹ thuật viên sẽ sử dụng máy móc để phân tích mẫu máu có trong ống nghiệm. Quy trình này do máy móc đảm nhiệm và diễn ra hoàn toàn tự động.
Toàn bộ quy trình cần phải được tiến hành chuẩn chỉ, ngay từ khâu lấy mẫu máu của bệnh nhân và bảo quản mẫu máu. Mẫu máu được bảo quản không tốt có thể khiến cho kết quả xét nghiệm ANA bị sai lệch. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải phối hợp với bác sĩ khi khai đúng và đủ thông tin về bệnh án và các loại thuốc mà mình đã từng sử dụng.
Sau một vài giờ kể từ khi lấy mẫu máu, kết quả xét nghiệm sẽ được trả cho bệnh nhân. Bạn có thể hình dung quy trình xét nghiệm ANA tương tự như xét nghiệm máu thông thường, bởi vậy sẽ không có nguy hại gì đáng kể đối với cơ thể, bạn cũng không cần phải đặc biệt chuẩn bị điều gì trước khi xét nghiệm.
Phương pháp xét nghiệm ANA huỳnh quang có độ nhạy cao, giúp phát hiện hiệu quả các trường hợp mắc bệnh lý tự miễn. Tỷ lệ ANA dương tính được tính từ 95% trở lên.
Cụ thể, nếu kết quả xét nghiệm cho thấy tỷ lệ ANA lớn hơn 1,5 Index có nghĩa là hầu như không phát hiện ra tự kháng thể ANA trong huyết tương. Tuy vậy, nếu trên cơ thể người bệnh vẫn phát hiện một số triệu chứng của bệnh lý tự miễn thì sau 4 – 6 tuần người đó cần làm xét nghiệm ANA một lần nữa.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số ANA tồn tại ở mức 1,5 Index hoặc lớn hơn thì đây là dấu hiệu của bệnh lý tự miễn, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm ANA được chỉ định khi bệnh nhân mắc các triệu chứng là dấu hiệu của bệnh lý tự miễn như: Sốt kéo dài hay sốt tái phát, đau khớp đau cơ, toàn thân nhức mỏi, rụng tóc, phát ban, tay chân thường xuyên bị ngứa ra hoặc bị tê, da nhạy cảm với ánh sáng.
Kết quả xét nghiệm ANA ra dương tính có nghĩa là trong cơ thể bệnh nhân có chứa rất nhiều tự kháng thể và con số này vượt quá ngưỡng phát hiện của máy. Tuy vậy, kết quả xét nghiệm ANA dương tính không phải là căn cứ duy nhất để kết luận tình trạng bệnh lý của một người.
Trong cơ thể một người khỏe mạnh bình thường, tỷ lệ ANA ở mức 3 – 15%. Một người càng lớn tuổi thì tỷ lệ ANA trong cơ thể cũng càng lớn. Chẳng hạn, một người đàn ông khỏe mạnh ở độ tuổi 65 sẽ có tỷ lệ ANA trong cơ thể lên đến tối đa là 37%.
Ngoài ra, tỷ lệ này ở nam giới luôn cao hơn nữ giới. Trong trường hợp những người khỏe mạnh bị nhiễm virus thì tỷ lệ ANA trong cơ thể cũng có thể tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, sau khi sử dụng thuốc chống động kinh hoặc thuốc huyết áp cũng khiến cho tỷ lên tự kháng thể ANA tăng cao bất thường. Chính vì thế trước khi làm xét nghiệm, các bác sĩ sẽ kiểm tra rất kỹ bệnh án của bệnh nhân để xem người đó có đang hoặc đã từng sử dụng các loại thuốc làm tăng tỷ lệ ANA hay không.
Từ những phân tích trên cho thấy kết quả xét nghiệm ANA không phải căn cứ duy nhất để chẩn đoán bệnh lý tự miễn. Bác sĩ cần làm thêm một số xét nghiệm khác và tra cứu hồ sơ bệnh án thì mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Mặt khác, một người vẫn có thể mắc bệnh lý tự miễn ngay cả khi kết quả xét nghiệm ANA là âm tính.
Trong bài viết trên đây, bạn đọc đã tìm hiểu xét nghiệm ANA là gì và cơ chế xét nghiệm ANA ở người. Kết quả xét nghiệm ANA tuy không phải là căn cứ duy nhất để kết luận tình trạng bệnh lý tự nhiễm của một người, tuy nhiên là dấu hiệu đáng tin cậy để bác sĩ tiến hành thêm các xét nghiệm khác nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ có giá trị tham khảo đối với bạn đọc.
Nước whey là gì? Quá trình tạo ra nước whey như thế nào? Nước whey có tác dụng gì? Tìm hiểu về nước whey và ưng dụng của nước whey trong bài viết sau đây.
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023