Vi phạm dân sự là gì? Pháp luật xử lý hành vi vi phạm dân sự ra sao?
Vi phạm dân sự là gì? Pháp luật xử lý hành vi vi phạm dân sự ra sao?
Theo quan điểm truyền thống của pháp luật Việt Nam thì vi phạm pháp luật được chia thành 4 nhóm chính bao gồm: Vi phạm kỷ luật nhà nước, vi phạm hình sự, vi phạm hành chính và vi phạm dân sự. Vi phạm dân sự là những hành vi gắn liền với cá nhân và các mối quan hệ trong cộng đồng, người vi phạm dân sự sẽ phải đối mặt với những mức xử lý khác nhau phụ thuộc vào từng hành vi, mức xử phạt cũng có thể tăng thêm dựa vào tình tiết và các yếu tố phát sinh. Vậy cụ thể vi phạm dân sự là gì và pháp luật xử lý các hành vi vi phạm dân sự như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.
MỤC LỤC
Vi phạm dân sự được hiểu là những hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ nhân thân hoặc tài sản của công dân được quy định trong bộ luật Dân sự hoặc các quy định pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ. Nó có thể bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả,...Hay đơn giản có thể hiểu hành vi vi phạm dân sự là vi phạm các điều luật và nguyên tắc được ban hành trong bộ luật Dân sự. Vi phạm các điều cấm, vi phạm các nghĩa vụ, vi phạm hợp đồng hoặc các hành vi vi phạm khác.
Khi một công dân có hành vi vi phạm dân sự thì họ sẽ bị xử lý theo các chế tài dân sự đã được quy định trong bộ luật hiện hành. Chế tài dân sự được hiểu là những biện pháp xử lý hành vi thiếu chuẩn mực, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội. Là hậu quả pháp lý bất lợi mà người vi phạm dân sự phải gánh chịu để trả giá cho hành vi của mình. Các chế tài được quy định và áp dụng tùy vào từng đối tượng hoặc trong những hoàn cảnh khác nhau, dựa vào bằng chứng và các yếu tố chủ quan, khách quan để ra mức xử lý sao cho phù hợp. Có thể là cảnh cáo, phạt tiền hoặc phạt tù.
Chế tài dân sự được đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và các mối quan hệ tư trong cộng đồng xã hội, đảm bảo tính công bằng và răn đe hiệu quả, tránh tối đa các tranh chấp không đáng có hay những rủi ro phát sinh giữa các mối quan hệ trong xã hội.
Thuê nhà hoặc thuê phòng ở các thành phố lớn để học tập và làm việc là việc rất phổ biến hiện nay. Trước khi thuê nhà, các bạn thường sẽ được thỏa thuận với chủ nhà về giá, phòng, đồ đạc trong phòng, các điều kiện sinh hoạt, giờ giấc,...bằng một bản hợp đồng có chữ ký của người thuê và người cho thuê.
Các điều khoản trong hợp đồng chính là những thứ mà bạn cần phải lưu tâm và thực hiện, nếu bạn không hài lòng với bất cứ điều nào hãy trao đổi trực tiếp với chủ nhà để tìm được tiếng nói chung. Còn trong trường hợp bạn đã ký và chấp nhận thì bạn có nghĩa vụ nghiêm túc thực hiện, nếu vi phạm bất cứ điều nào thì bạn đã vi phạm dân sự và có thể đối mặt với các hình thức xử lý từ pháp luật. Ví dụ như bạn đóng tiền nhà muộn, gây mất trật tự ảnh hưởng đến những người xung quanh, tự ý cho người lạ vào nhà, trộm cắp đồ đạc trong nhà,...
Khi bạn ký hợp đồng xây nhà với một bên nào đó, thời gian hoàn thành và nghiệm thu được thỏa thuận là trong vòng 9 tháng, thế nhưng đã qua 9 tháng mà nhà vẫn chưa xây xong thì bạn đã vi phạm dân sự do không hoàn thành nghĩa vụ về thời gian hoàn thành công việc theo các điều khoản trong hợp đồng.
Việc này gây ảnh hưởng trực tiếp đến người chủ ngôi nhà bởi kế hoạch dọn về nhà mới đã không thực hiện được và họ sẽ phải tốn thêm chi phí để thuê nhà trong thời gian chờ đợi nhà được xây xong. Bên xây dựng sẽ được yêu cầu phải bồi thường khoản phí này kèm theo những trách nhiệm dân sự khác.
Các hành vi vi phạm dân sự được quy định thành những nhóm cơ bản sau:
Vi phạm các nguyên tắc được ban hành trong bộ luật dân sự
Vi phạm các điều cấm được quy định trong bộ luật dân sự
Vi phạm các nghĩa vụ dân sự
Vi phạm các điều khoản trong hoặc ngoài hợp đồng
Vi phạm đến quyền hoặc lợi ích của cá nhân dân sự
Đây là hậu quả pháp lý bất lợi mà người vi phạm dân sự phải đối mặt, nó sẽ có hiệu lực ngay sau khi thực hiện hành vi vi phạm dân sự:
Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ: Nếu bên tội phạm chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã được thỏa thuận thì bên còn lại có quyền yêu cầu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đó.
Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định: Trong trường hợp giao dịch giữa 2 bên, đối tượng hợp tác không thực hiện giao vật đã thỏa thuận thì bên bị hại có thể yêu cầu bên vi phạm giao đúng vật đó. Nếu vật bị hư hại, mất thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trao trả, yêu cầu đổi món đồ cùng loại hoặc thanh toán toàn bộ giá trị của vật đó.
Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ: Trong trường hợp vay mượn tiền mà bên có nghĩa vụ chưa thanh toán số tiền trong thời hạn thì bên bị hại có thể yêu cầu người này thanh toán kèm theo số lãi phát sinh theo quy định.
Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nào đó: Trong trường hợp bên vi phạm không hoàn thành nghĩa vụ thực hiện một công việc nào đó trong thỏa thuận thì bên còn lại có thể yêu cầu người này tiếp tục thực hiện. Nếu không thì có thể yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hợp đồng, khôi phục tình trạng ban đầu và chịu trách nhiệm bồi thường.
Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ: Nếu bên vi phạm chậm tiếp nhận thông tin, chưa thể hoàn thành nghĩa vụ và gây ảnh hưởng đến bên bị hại thì đối tượng vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm chịu mọi rủi ro và bồi thường theo quy định.
Theo các quy định trong bộ luật Dân sự 2015, người vi phạm dân sự thuộc 1 trong các hành vi được ban hành sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại cho đối tượng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các hành vi mang tính chất nghiêm trọng còn có thể chịu xử lý của những văn bản quy phạm pháp luật khác.
Ví dụ : Đối với hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác, áp dụng với trường hợp xúc phạm trực tiếp và không thông qua mạng xã hội, thì người đó sẽ phải chịu xử phạt theo Điều 5 Nghị định 167/2013. Nếu người nói có hành vi và cử chỉ gây khiêu khích, có ý xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác thi có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 100.000 đến 300.000.
Còn trong trường hợp đối tượng vi phạm có hành vi xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự và nhân phẩm của công dân thì còn sẽ bị xử lý theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 về tội làm nhục người khác. Trong trường hợp này, đối tượng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 hoặc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Đối với những tội phạm đã thực hiện hành vi này và bị xử phạt từ 2 lần trở lên; đối với 2 người trở lên; lợi dụng chức quyền để xúc phạm người khác; xúc phạm tới những người đang thi hành công vụ; xúc phạm nhân phẩm của người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ hoặc chữa bệnh cho mình; sử dụng các phương tiện giao tiếp xã hội truyền thông để thực hiện hành vi làm nhục người khác thì còn có thể bị phạt từ từ 3 tháng đến 2 năm.
Bạn đã biết vi phạm dân sự là gì chưa? Giữa các mối quan hệ trong cộng đồng sẽ luôn xảy ra các mâu thuẫn và xung đột không đáng có. Mỗi người tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ và thỏa thuận, mỗi người tự nhường nhau một ít thì những mâu thuẫn này có khi sẽ không cần phải nhờ đến pháp luật can thiệp và xử lý.
Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp bị đơn lật ngược tình thế tố cáo lại nguyên đơn để đòi lại quyền lợi cho bản thân. Nếu bạn rơi vào hoàn cảnh bị tố cáo oan và có đủ bằng chứng để kiện ngược lại phía nguyên đơn thì hãy chuẩn bị ngay mẫu đơn phản tố dân sự để đòi lại công bằng. Truy cập ngay để biết chi tiết hơn về mẫu đơn này nhé!.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023