Trong các vụ án về dân sự, bị đơn (người bị khởi kiện trong đơn) có quyền làm đơn phản tố để kiện ngược lại nguyên đơn (người làm đơn khởi kiện bạn), đây là một trong những quyền lợi cơ bản của bị đơn. Khi thực hiện quyền phản tố hiệu quả, đúng quy định của pháp luật đưa ra, cá nhân, tổ chức làm đơn phản tố sẽ tiết kiệm được công sức, thời gian trong quá trình thực hiện vụ kiện tại tòa án. Để phản tố lại nguyên đơn, bị đơn cần biết được cách viết mẫu đơn phản tố dân sự chuẩn chỉnh.
MỤC LỤC
Trước khi hiểu được đơn phản tố dân sự là gì, bạn cần biết được khái niệm phản tố là gì. Phản tố được thực hiện khi bị đơn (người bị nộp đơn kiện) muốn kiện ngược lại nguyên đơn (người nộp đơn khởi kiện ở tòa án) để đảm bảo quyền lợi của bản thân mình, bảo vệ những điều bất lợi do bên nguyên đơn đưa ra.
Khi các nội dung trong đơn phản tố cần phải liên quan tới đơn khởi kiện và người thực hiện phản tố cần nộp đúng đơn khởi tố cho tòa án đang xem xét, giải quyết lá đơn khởi kiện của nguyên đơn, giúp tòa án có thể xem xét giải quyết đồng thời nội dung khởi kiện và phản tố dân sự.
Xem thêm: Mẫu đơn mời luật sư và cách soạn thảo sao cho thuyết phục nhất
Mẫu đơn phản tố được thực hiện khi bị đơn nêu ý kiến của mình và đòi yêu cầu bù trừ các nghĩa vụ khác trong vụ án dân sự mà nguyên đơn yêu cầu.
Khi đó, lá đơn phản tố dân sự do bị đơn lập cần phải đáp ứng đủ các điều kiện như:
- Nội dung đơn: Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tại Điều 2, khoản a và b có nêu rõ, nội dung của đơn phản tố cần có yêu cầu phản tố của bị đơn, người thực hiện có quyền lợi, nghĩa vụ độc lập với yêu cầu của nguyên đơn, kết quả của lá đơn là mong muốn loại trừ yêu cầu của nguyên đơn một phần hoặc toàn bộ.
- Khi nào phải nộp đơn phản tố? Trước khi tòa án mở phiên họp kể kiểm chứng, tiếp cận, giao nộp, công khai chứng cứ hay hòa giải thì bị đơn phải nộp đơn phản tố trước thời điểm này.
- Thủ tục và trình tự phản tố: Bị đơn cần thực hiện soạn thảo mẫu đơn phản tố dân sự bằng văn bản, sau đó gửi tới tòa án, giống như tiến hành khởi kiện một vụ việc, giống như nguyên đơn, bị đơn cần nộp tạm ứng án phí.
Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 72, Khoản 6 có quy định rõ: Nếu yêu cầu độc lập hay yêu cầu phản tố của bị đơn không được tòa án chấp thuận để giải quyết thì bị đơn có quyền khởi kiện trong vụ án khác. Bởi vậy, để đảm bảo được quyền lợi tốt nhất của bản thân, bị đơn cần chú ý về các trình tự nộp đơn, quy định về thời hạn, vì nếu bị đơn phải khởi kiện một vụ án độc lập, bị đơn cần giải quyết vụ việc tranh chấp nên sẽ mất thời gian và công sức hơn.
Nếu tòa án chấp thuận đơn phản tố của bị đơn, các yêu cầu mà bị đơn đưa ra trong lá đơn sẽ được xem xét và phải quyết giống với nguyên đơn yêu cầu khởi kiện trong vụ án đó. Để đảm bảo tòa án giải quyết quyền hạn của bạn, bị đơn cần nộp đủ các hồ sơ và chứng cứ theo yêu cầu do tòa án đưa ra.
Để tải về mẫu đơn phản tố dân sự mới nhất, bạn có thể tải về tại đây:
Mở đầu đơn phản tố, bạn cần ghi đầy đủ các thông tin gồm có Quốc hiệu, Tiêu ngữ, địa điểm và thời gian viết đơn. Sau đó, bạn ghi rõ tên biên bản là “ĐƠN PHẢN TỐ” chính giữa lá đơn.
Tiếp đến là phần nội dung chính của biên bản, bạn cần nêu rõ căn cứ pháp lý để giải quyết lá đơn của bạn (ví dụ như: Căn cứ Bộ Luật tố tụng dân sự 2015), đồng thời ghi rõ tên của tòa án hay thẩm phán gửi tới thông báo thụ lý về vụ án, vụ việc.
Trong mục “Người phản tố”, bạn cần ghi rõ thông tin cá nhân của bản thân (như họ tên, năm sinh, số điện thoại, địa chỉ thường trú, nơi ở hiện nay, số CCCD hoặc CMND) và nêu rõ tư cách tham gia việc tố tụng dân sự về vụ án nào, nói rõ vấn đề tranh chấp và thời gian thụ lý (ghi theo thông báo thụ lý tòa án gửi bị đơn), người khởi kiện là ai và ai là người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan (theo thông báo thụ lý có nêu rõ tư cách đương sự).
Bên cạnh đó, người bị phản tố là nguyên đơn hay những người có liên quan cần nêu rõ họ tên, ngày sinh, địa chỉ, nơi ở và là nguyên đơn trong vụ án nào…
Tiếp đến là phần nội dung phản tố, cần nêu ngắn gọn, tóm tắt lại sự việc đã diễn ra khiến hai bên tranh chấp, lưu ý là bị đơn cần trung thực trong phần này nhé! Đồng thời, bị đơn cần nêu cụ thể và rõ ràng trong mục “Yêu cầu phản tố” để tòa án xem xét chấp thuận yêu cầu mà bị đơn phản tố và để xác thực hơn, bạn cần có tài liệu và minh chứng kèm theo. Cuối cùng, đừng quên ký và ghi rõ họ tên của mình nhé!
Xem thêm: Đơn tố giác tội phạm viết sao để tố giác thành công kẻ phạm tội
Tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 46, Khoản 1 có nêu rõ và quy định về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, án phí như sau: Những bị đơn, nguyên đơn khi cần nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm khi đưa ra yêu cầu phản tố với nguyên đơn hay những người có liên quan đưa ra yêu cầu độc lập về vụ án dân sự, những người thực hiện kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí này, trừ một số trường hợp không cần nộp hay được miễn tiền án phí.
Khi phản tố, nếu bị đơn không nộp lệ phí phản tố và không thực hiện quyền phản tố của mình thì phạm vi xem xét, giải quyết vụ án sẽ không được thấu đáo và toàn diện. Bên cạnh đó, bị đơn sẽ tiết kiệm được thời gian trong quá trình giải quyết các tranh chấp tại tòa, tránh kết cục vụ án trở nên xấu hơn khiến bị đơn cần khởi kiện một vụ án độc lập hoặc vụ án có thể kéo dài lên cấp trên.
Do đó, khi cảm thấy bản thân mình muốn phản tố lại vụ việc, vụ án mà nguyên đơn đã khởi kiện, bạn hoàn toàn có quyền lập đơn phản tố dân sự theo đúng thời gian và nộp lệ phí tạm ứng theo quy định để tòa án kịp thời xem xét giải quyết, tránh vụ án chuyển biến xấu hơn.
Như vậy, mẫu đơn phản tố dân sự là một tài liệu quan trọng trong quá trình phản tố. Khi nộp đơn phản tố tại tòa án và tham gia giải quyết các vụ tranh chấp tại tòa án, bị đơn có thể xoay chuyển cục diện từ bị động sang chủ động. Phản tố cũng là một quyền quan trọng đã được pháp luật cho phép, vì vậy khi cảm thấy nguyên đơn khởi kiện bạn không đúng sự thật hoặc bạn muốn đưa ra bằng chứng chứng minh về vụ khởi kiện này, bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn phản tố tại tòa án mà nguyên đơn khởi kiện. Mong rằng những chia sẻ của vieclam123 ở trên đây sẽ có ích đối với bạn.
Khi cảm thấy môi trường xung quanh bị ô nhiễm và ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân hay hệ sinh thái, bạn có quyền nộp mẫu đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Truy cập bài viết dưới đây để biết được các thông tin về mẫu đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ