Trong văn học Việt Nam, văn nghị luận là kiến thức rất quan trọng đối với các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 7. Văn nghị luận là một dạng của chương trình ngữ văn của học sinh lớp 7 sẽ được học xuyên suốt cho đến hết cấp 3 do vậy đây là phần kiến thức mà các học sinh cần phải hiểu. Hãy xem bài viết dưới đây để hiểu thêm về văn học nghị luận nhé.
MỤC LỤC
Văn nghị luận là một loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận phải, hiểu theo một cách khác là bàn về một vấn đề, một hiện tượng đời sống, các tư tưởng hay một tác phẩm văn học bằng việc đưa ra các luận điểm, luận chứng, luận cứ để lập luận và chứng minh cho vấn đề nêu ra được sáng tỏ.
Khi viết bài văn nghị luận phải đảm bảo tính thuyết phục phải đưa ra đầy đủ các luận điểm, luận cứ và có ví dụ minh chứng cho luận điểm đã nêu ra trong bài viết của mình với mục đích giúp người đọc, người nghe tin, hiểu và tán đồng theo quan điểm của mình.
Các đặc điểm của Văn nghị luận gồm:
- Luận điểm: các ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm được nêu ra để bảo vệ cho vấn đề cần chứng minh trong bài văn là luận điểm. Luận điểm bao gồm ý kiến, tư tưởng của người viết, người nói nhưng vẫn phải đảm bảo tính khách quan, chân thực, mỗi một luận điểm đòi hỏi phải có luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm triển khai và luận điểm kết luận.
- Luận cứ: Trong những bài văn nghị luận các lý lẽ, dẫn chứng cụ thể đưa ra để làm sáng tỏ cho luận điểm được nêu ra, các lý lẽ phải rõ ràng, dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu để thuyết phục được dễ dàng hơn.
Tại luận cứ này thường trả lời cho câu hỏi Tại sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có tính chính xác cao không?
- Cách lập luận: Khi viết văn, các trình tự lập luận của người viết bằng hệ thống luận điểm, luận cứ và ví dụ dẫn chứng cần có sự thống nhất với nhau và logic hợp lỹ, bên cạnh đó cách lập luận phải chặt chẽ, xuyên suốt một vấn đề, không được lập luận hời hợt làm tăng tính mâu thuẫn trong hệ thống các luận điểm.
Một bài văn nghị luận nào cũng luôn có bố cục 3 phần gồm:
+/ Luận điểm 1: Trong luận điểm đầu tiên các bạn hãy nên các luận cứ và các ví dụ dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 1 để bài viết được thu hút, thuyết phục được đọc, người nghe.
+/ Luận điểm 2: Với luận điểm hai thì cách phân tích cũng giống như luận điểm 1, tất các chỉ cần làm sáng tỏ luận điểm 2
+/ Luận điểm 3: Tương tự
+/…..
Với vấn đề được nêu trong đề tài, trong phần này cần phải nếu hết tất cả các luận điểm sau đó từ luận cứ lấy có các lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ các luận điểm của vấn đề trong đề tài
- Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài nêu ra và tính đúng đắn của vấn đề đã nêu.
- Ngoài ra nếu có thì nên rút ra bài học và đánh giá nó
Trong một bài văn nghị luận, khi viết bài phải đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ các phương pháp luận để tăng tính thuyết phục cho vấn đề cần chứng minh, dưới đây là các phương pháp luận thường được sử dụng:
– Phương pháp giới thiệu: Trong văn nghị luận văn học hay văn nghị luận xã hội thì đây là phương pháp hay sử dụng để giới thiệu khái quát về vấn đề được nêu ra trong các dạng văn
– Phương pháp giải thích: Khi sử dụng phương pháp giải thích này là để giải nghĩa cho các từ, các câu hay một nhận định nào đó đây là đối với bài nghị luận về nhận định; còn đối với bài nghị luận về hiện tượng đời sống thì chỉ ra các nguyên nhân, lý do, quy luật của sự vật hiện tượng được nêu trong luận điểm để làm rõ đề tài.
– Phương pháp phân tích: Thực hiện phân tích, lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng, khi phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh để làm rõ vấn đề đó.
– Phương pháp chứng minh: Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề bằng các luận điểm và luận cứ, đặc biệt là phải nêu ra được các dẫn chứng cụ thể, phương pháp này hay sử dụng trong các bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
– Phương pháp so sánh: so sánh các hiện tượng tương ứng hoặc cùng hiện tượng nhưng ở các quốc gia khác nhau đối với nghị luận về hiện tượng, đời sống, so sánh với các tác phẩm cùng đề tài đối với nghị luận về tác phẩm văn học để thấy rõ tính đúng đắn và hợp lý của vấn đề.
– Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích tổng hợp lại tất cả các lý lẽ đã nêu ra hay nói cách khác từ từ cái riêng đã phân tích đi đến cái chung, phương pháp sử dụng đế kết đoạn, kết thúc vấn đề trong bài.
Nghị luận xã hội có 2 loại đó là nghị luận về đời sống và nghị luận về tư tưởng, đạo lý
- Khái niệm: Trong đời sống của mỗi chúng ta luôn xảy ra những hiện tượng hay những chuyện mà chúng ta không hề biết và nó cứ kéo dài làm sự tò mò của chúng ta tăng lên, các hiện tượng này cũng có thể là tốt và cũng có thể là xấu. Do đó mà hiện tượng được nhiều người ngày càng quan tâm, được mọi người đánh giá xem xét, bắt đầu khen chê có hết. Do vậy đây là một trong các vấn đề cần phải suy nghĩ. Khi viết một bài văn nghị luận xã hội thì đây là các điều cốt lõi cần được đưa ra trong lúc phân tích bài viết.
Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về sự vật, hiện tượng có ý nghĩa với xã hội và đang hót trong thời điểm hiện nay hoặc là hiện tượng từ lâu chưa thể giải quyết.
- Yêu cầu về nội dung/ hình thức
+/ Nội dung: Phải làm rõ được hiện tượng đang xảy ra có vấn đề gì? Phải phân tích được măt đúng sai của vấn đề, mặt lợi và mặt hại của nó. Khi đưa ra luận điểm phải chính xác, tính khách quan và chặt chẽ khi lẫy nguyên nhân và dẫn chứng đề làm rõ luận điểm phải đảm bảo phù hợp với luận điểm và cần bày tỏ thái độ, nhận định đúng của người viết.
+/ Hình thức: Một bài văn nghị luận cần phải có bố cục rõ ràng, đủ luận điểm liên kết với luận cứ xác thức, lời văn phải sinh động. Bố cục của nó gồm 3 phần sau:
- Khái niệm: Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý là nghị luận về về các tư tưởng, đạo lý bàn về các vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người hay hiểu một cụ thể hơn là các vẫn đề như đạo đức, văn hóa, lối sống, nhân cách, quan hệ gia đình, học đường, quan điểm sống,...nó xảy ra xung quanh chúng ta.
- Yêu cầu về nội dung/ hình thức
+/ Nội dung: Khi phân tích vấn đề cần phải làm rõ tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… tất cả các điều này chỉ muốn làm rõ đúng sai về cấn đề đó và khẳng định tư tưởng của người viết.
+/ Hình thức: Cũng giống như nghị luận xã hội về sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội bố cục gồm 3 phần, có luận điểm sắc bén, đúng đắn, sáng tạo và sinh động. Bố cục gồm 3 phần sau:
Nghị luận văn học là nghị luận về một vấn đề văn học trong các tác phẩm, tác giả, một trào lưu, một giai đoạn, một quan niệm văn học nói một cách cụ thể hơn là một dạng bài viết dùng lý lẽ của mình để thuyết phục người khác về vấn đề mình đang muốn đề cập trong tác phẩm là đúng hoặc là sai và tin tưởng vào ý kiến của mình.
+/Khái niệm: Là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ cần nghị luận
+/ Yêu cầu về nội dung/ hình thức
Nội dung: Khi nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần đề cập tới nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua đâu ví dụ như ngôn từ, giọng điệu, với bài nghị luận cần phân tích các nhân tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.
Hình thức: Một bài viết văn nghị luận cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng có lời văn gợi cảm để người đọc có thể cảm nhận được được đoạn thơ và bài thơ. Bố cục của một bài văn nghị luận thơ gồm 3 phần:
Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình, khi phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.
- Phân tích theo từng khổ, đoạn hoặc từng dòng
- Khi phân tích dùng các phương thức biểu đạt: Đánh giá về mặt nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ, bài thơ
- Dùng các bài thơ để so sánh: So sánh với các bài thơ cùng đề tài để thấy cái hay của đoạn thơ, bài thơ đó
Đánh giá chung và nêu lên cảm nhận của đoạn thơ, bài thơ mang lại.
+/ Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là nghị luận về những nội dung trong đoạn trích, tác phẩm đó bằng các luận điểm, luận cứ bên cạnh đó là nếu lên những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm đó.
+/ Yêu cầu về nội dung/ hình thức:
Về nội dung : Khi viết bài nghị luận văn học, những nhận xét đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát, các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hay đoạn trích trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
Về hình thức: Hình thức viết bài của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác và logic. Bố cục gồm 3 phần:
- Phân tích nhan đề của truyện
- Nội dung câu chuyện đề cập gì
- Đánh giá về cách sử dụng phương thức biểu đạt làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, thu hút và mang lại nhiều ý nghĩa.
- Liên hệ thực tế
Khẳng định lại câu chuyện và đánh giá chung và cảm nhận đúng về tác phẩm. Nếu tác phẩm mang tính chất xã hội thì sẽ có rất nhiều ý nghĩa và hãy tự rút ra bài học cho mình.
Văn nghị luận được đánh giá là rất khô khan và cứng nhắc bởi hệ thống các luận điểm và luận cứ, bởi mỗi một luận cứ đều mang những lý lẽ dẫn chứng chắc chắn nên ít cảm xúc trong bài văn nghị luận, chính vì thế khi phân tích cần đan xen các yếu tố biểu đạt khác như biểu cảm, tự sự… để mạch văn được tự nhiên và thuyết phục hơn.
– Xét về yếu tố biểu cảm khi đưa vào viết văn nghị luận sẽ giúp tăng tính mềm mại cho vấn đề nghị luận, sử dụng ngôn ngữ sẽ trau chuốt hơn và lời nói mang tính biểu cảm cao dễ đánh vào cảm xúc, tâm lý của người đọc, người nghe gây ấn tượng mạnh, tăng tính thuyết phục.
– Xét về yếu tố tự sự, miêu tả giúp bài văn nghị luận có mạch liên tưởng, dễ hình dung nhất là yếu tố miêu tả. Khi có cách kể chuyện cuốn hút người đọc không có cảm giác nhàm chán và dễ thuyết phục hơn.
Tuy nhiên không được lạm dụng nó, cần phải sử dụng một cách phù hợp, đúng chỗ, đúng lúc, chỗ nào thì nên cho vào để mang lại sự thuyết phục người đọc tránh phá vỡ mạch nghị luận sang biểu cảm.
Hy vọng những chia sẻ này chúc các bạn hiểu hơn về văn nghị luận và sẽ cảm thấy văn nghị luận nó không khó như các bạn nghĩ. Chúc các bạn học thành công!
>> Đọc tiếp:
MỤC LỤC
Chia sẻ