close
cách
cách cách cách

Tư duy phê phán và các phương pháp tăng khả năng tư duy phê phán

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phát triển tư duy phê phán là một trong những vấn đề nan giải của giáo dục, bởi đây là một trong những loại tư duy cần được rèn luyện, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Vậy rèn luyện kỹ  năng tư duy phê phán cho con có khó không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh cùng các em học sinh hiểu rõ hơn về nó.

1. Tư duy phê phán

Tư duy phê phán là một thuật ngữ được những chuyên gia giáo dục tại Mỹ chú ý một cách đặc biệt và kêu gọi nền giáo dục Mỹ cần phải đưa nó vào hệ thống giáo dục tại Mỹ và cũng vài năm sau đó thì phong trào phát triển tư duy phê phán bắt đầu ảnh hưởng tới các nước châu Âu và châu Á. Điều đó có nghĩa là thuật ngữ Tư duy phê phán cũng được Việt Nam sử dụng và đưa vào hệ thống giáo dục  rèn luyện cho các em ngay từ nhỏ.

Hệ thống giáo dục của Việt Nam chúng ta được phát triển trên cái bóng của kỷ nguyên công nghiệp, khi mô hình nhà máy móc chiếm ưu thế vì vậy mà ngay bây giờ cần phải phân hóa nó và phát triển cách  dạy tư duy phê phán, điều này góp phần loại bỏ được các chiến thuật học vẹt được sử dụng trong thời kỳ mà mọi thứ được đo bằng khả năng nhớ và tái hiện.

Tư duy phê phán

Hiện này thì ở đâu cũng cần phải dạy tư duy phê phán, tổ chức Đối tác cho Giáo dục thế kỷ 21 đã nói rằng chúng ta cần phải  tập trung vào sự sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng giao tiếp và sự đoàn kết để chuẩn bị cho học sinh bước tới tương lai.

- Trong học đường:  Việc học không chỉ là để biết, các em học  sinh phải hiết rằng “ cái biết” từ việc học là tầng thấp nhất của việc học, tất cả kiến thức đó chỉ là kiến thức chết và nếu học chỉ để biết thì đó là học vẹt.

Ngày xưa,  Khổng Tử đã đề ra những bước cần thiết trong việc học cách đây cả hàng ngàn năm như sau: “Bác học chi, thẩm vấn chi, thận tư chi, minh biện chi, dốc hành chi” có nghĩa là học cho rộng, hỏi cho kỹ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân tích cho rõ ràng, và thực hành cho rốt ráo, việc học đầy đủ phải gồm tất cả những bước kể trên, những bước học do Khổng Tử đề ra cũng tương đương với bản phân loại của Bloom.

Bản phân loại của Bloom

Việc học chỉ có thể tiến xa và lên cao được nếu các em được trang bị những kỹ năng tư duy phê phán tốt lúc đó mới có hy vọng phát triển được bản thân và đóng góp được cho học thuật và xã hội.

- Trong công việc: Trong xã hội nông nghiệp và những nước chưa phát triển kỹ nghệ, công việc tương đối dễ dàng, cứ theo truyền thống mà làm, nhưng trong xã hội kỹ nghệ và công nghiệp, trong hầu hết những lĩnh vực nghề nghiệp, nhân viên buộc phải có tư duy phê phán hầu có thể xử lý nhiều nguồn thông tin lắm lúc trái ngược nhau và đưa ra những quyết định đúng đắn.

- Trong đời sống cá nhân:  Xã hội ngày nay là một xã hội đang bùng nổ về thông tin có quá nhiều phương tiện truyền thông, nào là truyền hình, truyền thanh, rồi đến mạng lưới toàn cầu, rồi mạng xã hội nào là Facebook, Twitter, Zalo,v.v… Hàng ngày chúng ta bị vô vàn tin tức tấn công theo nhiều kiểu nhiều cách để có thể trở thành những công dân có hiểu biết về thông tin để khỏi bị lừa bởi những quảng cáo không đúng sự thật và bị mị bởi những sự ngụy biện trong chính trị do vậy mà các ban cũng như các em cần phải có lối tư duy phê phán tốt, đây là một kỹ năng không thể thiếu của con người trong thời buổi hiện đại ngày nay.

Cũng chính vì thế mà chúng ta cần phải hiểu như thế nào là tư duy phê phán để có thể giúp các em hiểu sâu về khả năng tư duy phê phán. Tư duy phê phán được hiểu là quá trình vận dụng tích cực tư duy vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc từ việc quan sát, các kinh nghiệm, những bằng chứng, các thông tin và những lý lẽ nhằm đưa ra nhận định về sự việc hay cách giải quyết hợp lý nhất.

2. Vai trò của tư duy phê phán

- Tư duy phê phán cần thiết cho mọi lĩnh vực  

Để tiếp thu và nhận thức mỗi người cần có tư duy phê phán để phân biệt đâu là đúng đâu là sai, tránh những sai lầm khi học tập và làm việc, tư duy phê phán rất quan trọng và cần thiết trong mọi lĩnh vực vì nó tạo điều kiện phân tích, đánh giá, giải thích, và xây dựng lại những suy nghĩ của bản thân, giảm rủi ro trong vận dụng, hành động hay suy nghĩ.

- Nền tảng của tư duy độc lập

Tư duy phê phán là nền tảng để phát triển tư duy độc lập, một yếu tố không thể thiếu để đi đến thành công, thực tế khi con người thường xuyên phải đối diện với nhiều vấn đề và không phải lúc nào cũng có người giúp đỡ, có người nghĩ sẵn cho mình do đó họ cần có khả năng tư duy phê phán để nói lên được quan điểm, cách nghĩ của mình một cách độc lập.

- Phát triển tư duy sáng tạo

Trong cả học tập và cuộc sống, các em không thể luôn có suy nghĩ về những cái cũ, cái lạc hậu, cái quá quen thuộc thay vào đó, các em nên có được sự sáng tạo dựa trên những cái cũ, tìm tòi ra những thứ mới mẻ để giúp nâng cao khả năng của bản thân cũng như hiệu quả trong mọi lĩnh vực tuy nhiên để có được sự sáng tạo các em nên được rèn luyện thêm về tư duy phê phán bởi tư duy phê phán giúp ta có một cái nhìn tích cực, hướng đến cái mới tốt hơn, hoàn hảo hơn, có ích hơn trên con đường không ngừng sáng tạo.

Phát triển tư duy phê phán

- Có cái nhìn khách quan hơn

Bên cạnh đó, tư duy phê phán còn giúp các em có cái nhìn suy nghĩ khách quan hơn, có chiều sâu, toàn diện và chặt chẽ hơn thay vì chỉ chăm chăm theo ý kiến chủ quan của bản thân mình, tư duy phê phán sẽ giúp các em trong việc nhìn nhận và phân tích những ý kiến khách quan của người khác và từ đó đưa ra được ý kiến của bản thân.

- Giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

Ngoài ra, tư duy phê phán còn có vai trò hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, tư duy phê phán giúp các em phân tích, xem xét vấn đề, phê phán những cái sai trái, đứng về phía những điều đúng đắn từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề một cách hợp lý nhất.

3. Các biểu hiện của người có tư duy phê phán

Tư duy phê phán vô cùng quan trọng nhưng trong thực tế không phải ai cũng sở hữu một tư duy phê phán tuyệt vời đó, bởi vậy để biết bạn hoặc ai đó có tư duy phê phán không hãy xem một số biểu hiện dưới đây:

- Là một người có khả năng quan sát toàn diện, khi có một vấn đề được đặt ra họ sẽ nhìn được cái sâu của vấn đề chứ không phải chỉ mỗi bề mặt của vấn đề đó.

- Trong lúc giải quyết một vấn đề gì đó, mà họ biết cách đặt câu hỏi đúng trọng tâm của vấn đề đó, hay  tò mò và chủ động tìm kiếm câu trả lời thì người này thuộc đối tượng có khả năng tư duy phê phán tốt.

- Luôn biết cách đặt nghi ngờ trước mọi vấn đề, biết cách xem xét trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nào đó đây là một người có sự nhạy bén trong tư duy phê phán

- Mọi vấn đề xảy ra luôn biết cách xử lý vấn đề một cách  logic nhất hiểu đơn giản là có khả năng xâu chuỗi vấn đề.

- Luôn khách quan trước mọi vấn đề bằng các bằng chứng, lý lẽ thuyết phục chứ không phải là những ý kiến theo cảm tính

- Có năng lực trong khoản phát hiện vấn đề đưa ra nguyên nhân và những giải pháp khắc phục vấn đề tốt.

4. Các phương pháp rèn luyện sự phát triển tư duy phê phán

Sự thật là trong suy nghĩ của các em, không phải hoạt động nào cũng tạo nên tư duy phê phán, muốn những suy nghĩ của các em phát triển thành lối tư duy phê phán cần phải sử dụng các phương pháp phù hợp giúp các em rèn luyện ngay từ nhỏ, bởi như vậy các em mới có thể kích thích được bộ não với lối tư duy phê phán đúng nhất.

Các phương pháp rèn luyện sự phát triển tư duy phê phán

Dưới đây là một số phương pháp giúp các em rèn luyện phát triển khả năng tư duy phê phán:

4.1. Dạy các em học sinh tự đặt câu hỏi

Một người muốn có được tư duy phản biện sẽ phải luôn biết cách đặt câu hỏi tại sao trước mọi vấn đề, các em  cần phải đặt trong đầu các thắc mắc tại sao nó như vậy và tại sao nó không phải như thế kia.

Tuy nhiên, nếu các em chỉ dừng lại ở việc đặt câu hỏi tại sao thì cái này vấn chưa đủ để trau dồi kỹ năng tư duy phê phán mà hãy luôn đi tìm câu trả lời cho từng câu hỏi của mình, bởi sự chủ động tìm ra lời giải thích hợp nhất sẽ nhanh chóng giúp bạn nâng cao được khả năng tư duy phản biện chính mình.

4.2. Phân tích vấn đề

Thêm vào phương pháp rèn luyện tư duy phê phán, các em có thể học cách phân tích vấn đề, khi một chủ đề được đưa ra cần giải quyết các em không chỉ đơn thuần là phân tích bình thường, nhìn nhận sự việc ở mặt bề nổi mà cần phải nhìn vào bề sâu của vấn đề đó, một người muốn có tư duy phản biện tốt nên đào sâu phân tích để hiểu kỹ hơn về bản chất của sự vật, hiện tượng, vấn đề, những điều mà tưởng chừng khó nhận ra được.

4.3. Luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức

Trong học tập hay ngoài cuộc sống, nếu muốn đi xa thì nên đi cùng người khác, nghĩa là hãy cùng chơi với họ, làm việc với họ để có thể học hỏi được những cái hay, cái đẹp trong suy nghĩ, tư duy, hành động của chính họ và biến cái của họ thành của mình theo màu sắc riêng của mình, đây chính là một cách trau dồi kiến thức cực hiệu quả vì muốn thành công cần phải biết nhiều thứ, học hỏi được nhiều điều ở mọi lĩnh vực.

Phương pháp tư duy phê phán

4.4. Rèn luyện nhìn nhận vấn đề khách quan

Khi đứng trước một vấn đề cần phản phán sẽ cần phải xem xét mọi khía cạnh của vấn đề để đưa ra ý kiến phản biện lại, các em không nên dựa quá nhiều vào suy nghĩ cảm tính của bản thân bởi điều đó không thể thuyết phục đối phương nghe theo ý kiến của mình thay vì thế hãy nhìn nhận vấn đề khách quan bằng cách chỉ ra những bằng chứng và luận điểm xác đáng.

4.5. Điều chỉnh quan điểm bản thân

Trong cuộc sống, ý kiến hay quan điểm cá nhân không phải lúc nào cũng đúng 100% bởi thực tế, khi xử lý một việc nào đó không thể tránh khỏi sai lầm nếu các em luôn cho rằng ý kiến của mình luôn đúng thì đó là bảo thủ , để cho tư duy phê phán được cải thiện và nâng cao hãy điều chỉnh lại quan điểm của bản thân, lắng nghe ý kiến của người khác để phân tích, đánh giá, đúc kết ra vấn đề cần giải quyết.

4.6. Dành thời gian để cải thiện chức năng não bộ

Một trong những phương pháp rèn luyện tư duy phê phán tốt nhất, đặc biệt là trẻ nhỏ chính là dành thời gian để cải thiện chức năng não bộ, não bộ hoạt động khỏe mạnh, ổn định sẽ là điều kiện cốt lõi để tư duy phê phán phát triển bởi vì não bộ hoạt động bình thường sẽ giúp trẻ có thể nghiêm túc, tập trung suy nghĩ, phân tích và tư duy vấn đề.

5. Những sai lầm các em cũng như người lớn mắc phải khi không có khả năng tư duy phê phán

- Luôn cả tin, chấp nhận ngay thông tin mà người khác đưa tới là đúng đắn mà không cần phải suy xét.

- Lúc nào cũng thành kiến, đố kỵ, ghen ghét, thiên vị dẫn đến thông tin bị bóp méo, không đúng sự thật.

- Là một người chỉ luôn nghe theo số đông, nếu nhiều người chấp nhận thì mình cũng chấp nhận.

- Tầm nhìn không được xa, quá giới hạn, phiến diện không thấy hết mọi khía cạnh của vấn đề.

- Không có lập trường, dễ dàng bị người khác chi phối, điều khiển, dao động khi nguồn thông tin thay đổi trường hợp này được ví như câu “đẽo cày giữa đường” đánh mất lập trường của mình. 

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn các thông tin cần thiết về kỹ năng tư duy phê phán, đây là những thông tin rất bổ ích không những giúp cho bạn mà cho con của các bạn vì vậy các bạn hãy đọc bài viết này để ngay bây giờ giúp con bạn rèn luyện khả  năng tư duy phê phán ngay bây giờ.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.