close
cách
cách cách cách

Câu hỏi mở và câu hỏi đóng là gì? và đặc điểm của 2 loại câu hỏi

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đặt câu hỏi luôn là yêu cầu cần có trong quá trình giao tiếp. Qua cách đặt câu hỏi và cách trả lời, chúng ta biết được những thông tin cần thiết cũng như đánh giá được năng lực, khả năng của từng người trong việc sử dụng ngôn ngữ.  Câu hỏi mở, câu hỏi đóng là hai dạng câu hỏi thường gặp trong giao tiếp. Vậy thế nào là câu hỏi mở, câu hỏi đóng, ý nghĩa của từng dạng câu hỏi là gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé. 

1. Câu hỏi mở, câu hỏi đóng là gì?

Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi mà người trả lời có thể trả lời bằng một từ hoặc một câu ngắn, chúng được dùng để thu nhận những thông tin cụ thể và mang tính sự thật, là câu hỏi khiến cho cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt, thông tin đặt ra khiến cho người trả lời im lặng và không muốn trả lời, không muốn cung cấp thông tin cho người hỏi.

Ví dụ về câu hỏi đóng như:

  • Cậu làm bài tập chưa? => Người được hỏi sẽ trả lời một cách ngắn gọn là “rồi” hoặc “chưa” chứ không giải thích thêm những thứ liên quan như lý do tại sao,...

  • Bạn ăn cơm chưa? => Câu trả lời ngắn gọn “rồi” hoặc “chưa” là đã đủ cung cấp thông tin cho người hỏi. 

Câu hỏi mở là dạng câu hỏi mà có câu trả lời dài hơn, là câu hỏi có thể đưa ra nhiêu cách trả lời và đòi hỏi người trả lời phải trả lời thật chi tiết vào vấn đề được hỏi. Dạng câu hỏi này thường đưa ra quan điểm, ý kiến và quan niệm riêng của từng người, câu hỏi thường mang tính khách quan.

Câu hỏi mở câu hỏi đóng

Ví dụ về câu hỏi mở như:

  • Bạn nghĩ như thế nào về dự án này? => Người được hỏi sẽ trình bày cụ thể những quan điểm, suy nghĩ của mình về dự án , có thể tự do diễn đạt những ý tưởng của mình. 

  • Bạn cảm thấy bộ phim này như thế nào? => Người được hỏi sẽ không thể trả lời là “Có” hoặc “không” mà cần nêu rõ nó “hay” hay “không hay” và giải thích lý do tại sao, quan điểm, cách nhìn,...

Tùy vào từng tình huống cụ thể, từng chủ đề cần nói tới mà người đặt câu hỏi và người trả lời câu hỏi có sự thống nhất với nhau, nhận biết đâu là câu hỏi đóng, đâu là câu hỏi mở để có cách trả lời phù hợp nhất và câu trả lời đó nhận được sự hài lòng của người đặt câu hỏi.

2. Đặc điểm câu hỏi mở, câu hỏi đóng

Mỗi câu hỏi có một đặc điểm, cách sử dụng riêng và câu hỏi đóng, câu hỏi mở cũng có đặc điểm riêng biệt cụ thể, áp dụng vào những tình huống phù hợp nhất:

Bảng so sánh hai loại câu hỏi mở, câu hỏi đóng dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai loại câu hỏi này:

Câu hỏi đóng

Câu hỏi mở

Câu hỏi trực tiếp, chi tiết

Câu hỏi không trực tiếp những gợi ý câu trả lời chi tiết như “như thế nào”, “ra sao”, “tại sao”,...

Câu trả lời ngắn gọn

Câu trả lời chi tiết, tỉ mỉ

Không bắt đầu bằng từ để hỏi, trong tiếng Anh là dạng “Yes/No question”

Thường bắt đầu bằng từ để hỏi, ví dụ các từ để hỏi trong tiếng Anh như: What, when, why, where, which, how.

Không có thông tin gây tranh cãi

Trình bày những quan điểm khác nhau

3. Cách để đưa ra câu hỏi mở câu hỏi đóng

Để có thể đưa ra câu hỏi đóng câu mở sao cho phù hợp với tình huống, tránh việc trả lời nhầm ý, khi người đặt câu hỏi muốn có câu trả lời chi tiết nhưng người trả lời lại đáp lại bằng một từ ngữ ngắn gọn, không đem lại sự hài lòng trong cuộc giao tiếp. Phải có phương pháp để đưa ra câu hỏi đóng câu hỏi mở một cách chính xác.

Câu hỏi mở câu hỏi đóng

- Nắm rõ đặc điểm của câu hỏi mở, câu hỏi đóng: Để có cách đưa ra câu hỏi đóng câu hỏi mở thì việc hiểu ý nghĩa của hai câu hỏi là cần thiết, phân biệt rõ ràng về đặc điểm mà mỗi câu hỏi mang lại để có sự áp dụng hiệu quả cao. 

-Xác định mục tiêu hỏi: Người đặt câu hỏi luôn mong muốn người trả lời sẽ trả lời trọng tâm vấn đề đưa ra, tránh lan man đi ngược với chủ đề đang nói đến. Phải rèn luyện bản thân, trau dồi hiểu biết về các câu hỏi để có sự sinh hoạt trong việc đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời. 

Ví dụ về câu hỏi mở “Tại sao kiến thức môn Văn lại gây khó khăn cho bạn?"

Ví dụ về câu hỏi đóng “Kiến thức môn Văn có thực sự khó không?” Đều cùng một chủ đề văn học nhưng cách dùng từ ngữ khác nhau, ý câu trả lời cũng sẽ khác nhau. Dù trường hợp nào, những câu hỏi phải phù hợp với câu trả lời thì hiệu quả mới đem lại chất lượng cao

- Thời điểm, không gian phù hợp: Nên tránh việc ở đâu cũng áp dụng cùng một dạng câu hỏi, có trường hợp việc dùng câu hỏi không đúng chủ đề dẫn đến cuộc nói chuyện trở nên nhạt nhẽo. Câu hỏi đóng là câu hỏi thường ít xuất hiện ở các chủ đề thảo luận, thuyết trình, xuất hiện chủ yếu ở vấn đề tâm sự trao đổi hay hỏi han vấn đề nào đó. Xác định thời điểm và nội dung cần nói đến là yêu cầu về sự nhìn nhận vấn đề cao của người đặt câu hỏi và người trả lời đối với mọi người xung quanh.

- Ngôn từ thường xuất hiện: Phải biết câu hỏi mở  thường bắt đầu bằng những từ sau “tại sao, làm cách nào, như thế nào, giải thích, hãy kể về…" Đối với câu hỏi đóng thì thường xuất hiện từ “có”, “không” trong ý diễn đạt vấn đề. Cách sử dụng ngôn từ đối với câu hỏi đóng cũng hạn chế ngôn ngữ hơn vì là câu hỏi không được dùng phổ biến như câu hỏi mở.

- Đối tượng được hỏi: Hãy biết phân biệt đối tượng để đưa ra những câu hỏi đóng mở phù hợp nhất, đừng hỏi mọi người những câu hỏi quá riêng tư đừng để người đối diện thấy khó chịu về việc cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân. Hãy biết ước lượng mức độ thoải mái của người được hỏi để có những câu hỏi phù hợp nhất mà cũng phụ thuộc vào tính cách của mỗi người để có sự tiếp xúc giao tiếp chuẩn mực nhất. 

Những câu hỏi mở, câu hỏi đóng được các bạn trẻ sử dụng thường xuyên trong quá trình sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, việc nghĩ câu hỏi phù hợp giúp các bạn có tư duy, sáng tạo cao, hoàn thiện bản thân trong nhiều lĩnh vực cũng như nhìn nhận sự việc, hiểu biết bản thân là nền tảng cho việc đánh giá năng lực bản thân cũng như cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa đối với mọi người xung quanh mình.

Hy vọng bài viết trên đây của Vieclam123.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp các bạn sử dụng linh hoạt các câu hỏi mở, câu hỏi đóng trong giao tiếp. Chúc các bạn thành công!

>> Tìm hiểu thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.