Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là một kĩ năng thiết yếu mà mọi người đều cần phải có nếu muốn thành công. Giao tiếp được coi là một quá trình năng động và cách bạn giao tiếp có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các mối quan hệ mà bạn có trong công việc và trong cả cuộc sống. Hiểu được tầm quan trọng cũng như những lợi ích to lớn mà kỹ năng giao tiếp hiệu quả có thể mang lại, vieclam123.vn chia sẻ bài viết sau với mong muốn cung cấp cho bạn đọc thông tin về những rào cản khiến bạn giao tiếp không hiệu quả cũng như mách bạn cách vượt qua các rào cản đó.
MỤC LỤC
Giao tiếp giúp mọi người trở nên gần gũi và hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, khi giao tiếp, người nói gặp phải rất nhiều rào cản khiến hiệu quả giao tiếp không như mong đợi. Và những trở ngại giao tiếp thường là do những thói quen không tốt của người nói. Và dưới đây, vieclam123.vn sẽ chỉ ra những thói quen không tốt khiến kỹ năng giao tiếp không hiệu quả để từ đó bạn có thể tìm được cách khắc phục chúng.
Đánh giá hoặc xét nét người khác khi nói chuyện là một thói quen được xem là rất mất lịch sự. Tuy nhiên, nhiều người lại mắc phải tật xấu này khi giao tiếp với người khác. Khi có thói quen xét nét người đối diện, ánh mắt của bạn sẽ không thể hiện được sự chân thành đối với câu chuyện mà bạn đang nói. Chính vì thế, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu và hiệu quả giao tiếp chắc chắn sẽ không được như bạn mong đợi.
Hiện nay, mọi người thường mắc phải một thói quen rất không tốt, đó là dành quá nhiều thời gian cho điện thoại và các thiết bị di động. Khi hai người đang nói chuyện, nếu bạn chỉ chú tâm đến việc của mình mà không lắng nghe người đối diện đang nói, thì điều đó cũng là một hành động khá thiếu tôn trọng người khác. Do đó, không chú ý đến người đang giao tiếp cùng mình là thói quen không tốt tiếp theo khiến bạn giao tiếp không thực sự hiệu quả.
Bạn đã bao giờ tham gia một sự kiện mà ở đó người ta chỉ sử dụng các từ chuyên ngành là chủ yếu và điều đó khiến bạn chẳng hiểu gì chưa? Điều này cũng giống như việc bạn sử dụng các từ ngữ không phổ biến, các từ ngữ địa phương hoặc các biệt ngữ khi giao tiếp, nó cũng làm người nghe cảm thấy khó xử và không thể hiểu hết được câu chuyện mà bạn đang nói do những từ ngữ không phổ biến mà bạn đang sử dụng.
Thông thường, tâm lí của con người là không thích nghe người khác dạy mình phải làm gì. Do đó, khi đưa ra lời khuyên hoặc giải pháp, nếu bạn đưa ra những lời khuyên trái với mong muốn của người nghe, thì điều này rất dễ gây ra sự không thoải mái cho họ. Và khi họ đã không thoải mái và không sẵn sàng nghe bạn nói, thì làm sao bạn có thể đạt được những mục đích mà bạn mong muốn có được khi giao tiếp?
Khi giao tiếp, nhiều người có thói quen nói chuyện lan man, không đúng trọng tâm vấn đề, không nói đúng mục đích của cuộc trò chuyện. Điều này chắc chắn sẽ gây ra sự khó chịu không hề nhỏ cho những người nghe. Chính vì thế, không đề cập đến vấn đề mà người nghe quan tâm cũng là một thói quen không tốt khiến hiệu quả giao tiếp bị hạn chế.
Biết được những thói quen không tốt khiến bạn giao tiếp không hiệu quả rồi, thì bạn cần tìm cách khắc phục tất cả những hạn chế đó, đồng thời trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp cần thiết nhất để nâng cao hiệu quả giao tiếp. Và dưới đây, vieclam123.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc tất cả những kỹ năng giao tiếp hiệu quả cần thiết nhất.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là nên biết cách lắng nghe. Con người được sinh ra có hai cái tai nhưng chỉ có một cái miệng là vì lắng nghe thật nhiều, lắng nghe với một thái độ tích cực rồi mới bắt đầu phát ngôn sẽ tốt hơn rất nhiều. Khi giao tiếp với người khác, để có được một cuộc trò chuyện hiệu quả nhất, thì bạn nên hạn chế việc ngắt lời cũng như kiềm chế phản xạ của bản thân trước những gì mà bạn được nghe. Điều đó sẽ khiến cho người giao tiếp với bạn cảm thấy rằng họ đang được lắng nghe và được thấu hiểu. Như vậy là bạn đã thành công trong kỹ năng giao tiếp rồi bởi nhu cầu cao nhất của con người khi giao tiếp đó là mong muốn hiểu và được hiểu.
Giao tiếp chỉ thực sự hiệu quả và có ý nghĩa khi người giao tiếp thổi được hồn vào trong mỗi câu chuyện, và cái hồn của câu chuyện có được hay không là do ánh mắt, cử chỉ, giọng nói, ngôn ngữ cơ thể… của người nói. Và tất cả những điều mà vieclam123.vn vừa nêu được gọi là giao tiếp phi ngôn ngữ. Đôi khi, người nghe có thể không hiểu bạn đang nói gì, nhưng chỉ cần bạn lên giọng, hay sử dụng một ánh mắt đúng lúc cũng có thể làm tăng khả năng truyền đạt thông tin lên rất nhiều.
Trong quá trình giao tiếp, việc đặt câu hỏi đúng lúc, đúng chủ đề giúp thể hiện rằng bạn đang rất chú tâm đến câu chuyện, bạn quan tâm đến những gì mà người nói đang đề cập đến và người giao tiếp với bạn cảm thấy rằng họ được tôn trọng. Chính vì thế, nếu muốn đạt được hiệu quả giao tiếp như mong đợi, bạn cần biết cách đặt câu hỏi để thể hiện sự chú tâm của bản thân.
Khi giao tiếp, nếu bạn nói chuyện quá lan man, dài dòng, thì điều có thể khiến cho người giao tiếp với bạn cảm thấy nhàm chán, câu chuyện bạn đang nói chẳng có gì thú vị. Và khi bạn nói chuyện mà người đối diện không muốn nghe, thì điều đó có nghĩa là quá trình giao tiếp của bạn đã hoàn toàn thất bại.
Khi nói chuyện, bạn không nên chỉ chú tâm vào điều mình muốn nói, điều mình muốn truyền đạt mà chẳng chú ý đến thái độ của người nghe. Nếu người nghe cảm thấy mệt mỏi, không muốn nghe mà bạn vẫn tiếp tục nói, thì sẽ khiến câu chuyện trở thành gánh nặng, không những không mang lại hiệu quả giao tiếp như mong đợi mà còn khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy không thoải mái. Chính vì thế, muốn đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất, bạn cần học cho mình cách nắm bắt tâm lí của người nghe thông qua biểu cảm, cử chỉ của họ.
Với những thông tin mà vieclam123.vn vừa chia sẻ, chúng tôi hi vọng rằng có thể giúp bạn đọc nhận ra được những hạn chế của bản thân khi nói chuyện với người khác, đồng thời bỏ túi được những bí kíp hiệu quả nhất giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, mang lại những hiệu quả tốt nhất, đem đến một cuộc sống thuận lợi và một kết quả công việc tốt như mong đợi.
>> Xem thêm
MỤC LỤC
Chia sẻ