close
cách
cách cách cách

Cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình ấn tượng trước lớp học

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thuyết trình đã trở thành một phần quan trọng trong nội dung học của học sinh, sinh viên ở các cấp. Vậy làm thế nào để bài thuyết trình thu hút, ấn tượng, thành công? Cùng tìm hiểu kỹ năng thuyết trình hiệu quả qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

 1. Kỹ năng thuyết trình là gì?

1.1.Thuyết trình là gì?

Thuyết là nói, trình là trình bày. Thuyết trình là trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều người. Với mục đích là truyền tải thông tin, nhằm đạt được mục tiêu nhất định nào đó.

Và để có kỹ năng thuyết trình thành thạo, thuyết phục thì bạn cần hiểu rõ những điều cơ bản trong thuyết trình cũng như chuẩn bị thật tốt trước đó. Đối với sinh viên thì kỹ năng thuyết trình là một thứ không thể thiếu nếu bạn muốn sau này kiếm được một công việc như ý, thậm chí đối với những bạn đang tìm lớp gia sư nhằm kiếm thêm thu nhập thì tuyết trình cũng là một trong kỹ năng cần thiết.

1.2. Đặc điểm của một bài thuyết trình là gì?

Một bài thuyết trình thông thường sẽ có những đặc điểm như sau: 

+ Hướng đến đối tượng cụ thể: Mỗi bài thuyết trình đều hướng đến một đối tượng cụ thể. Ngoài việc tìm được vấn đề muốn chia sẻ, bạn cần phải đưa ra được chủ đề phù hợp với đối tượng mà bạn hướng đến.

+ Có mục tiêu rõ ràng: Đây là yếu tố quan trọng để định hướng một bài thuyết trình. Người nghe sẽ cần hiểu bài thuyết trình của bạn là để thuyết phục, cung cấp kiến thức, hay chia sẻ một vấn đề gì đó...

Kỹ năng thuyết trình

+ Cấu trúc nhất quán: Một bài thuyết trình cần phải có logic, và nhất quán. Bạn phải có một chủ đề và các luận điểm, nội dung xoay quanh vấn đề bạn muốn chia sẻ.

+ Ngôn ngữ và hành động là yếu tố tác động đến bài thuyết trình: Để quyết định một bài thuyết trình ấn tượng thì việc sử dụng ngôn ngữ và hành động phù hợp là điều cần chú ý. Bạn hãy để ý đến từng lời nói, tốc độ nói cũng như hành động của mình.

1.3. Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng mềm cần thiết để một bài thuyết trình trở nên hoàn hảo và thành công, bao gồm nhiều yếu tố như ngôn ngữ thuyết trình, sự phản xạ liên tục cũng như ngữ điệu, giọng nói để thu hút người nghe. 

Kỹ năng thuyết trình không phải tự dưng được cải thiện mà phải trải qua quá trình luyện tập của người thuyết trình mới có thể hình thành được. 

2.Những bí quyết về kỹ năng thuyết trình ấn tượng

2.1. Ngôn ngữ sử dụng khi thuyết trình

Khi thuyết trình trước đám đông, chú ý ngôn từ là điều hết sức quan trọng. Ngôn từ cần phải dễ hiểu, đơn giản, không nên sử dụng quá nhiều từ ngữ chuyên ngành gây khó hiểu, hiểu lầm trong lúc bạn đặt câu hỏi. 

Để hỗ trợ quá trình thuyết trình, giúp người nghe dễ hiểu, người thuyết trình có thể bổ sung thêm nhiều tranh ảnh, vật dụng minh họa khác nhau để bài thuyết trình thế sinh động, dễ hình dung.

Kỹ năng thuyết trình

2.2. Kiểm soát tốt thời lượng một bài thuyết trình

Kiểm soát thời lượng thuyết trình của mình là điều tuyệt đối quan trọng. Bởi thời lượng phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến mức độ thành công của bài thuyết trình. Những bài thuyết trình lan man, diễn đạt dài dòng vừa gây mất thời gian cho người thuyết trình, ảnh hưởng đến những bài thuyết trình khác, vừa khiến người nghe cảm thấy sốt ruột, không còn hứng thú nữa.

2.3. Cách trình bày slide chuyên nghiệp

Nội dung trên màn hình chiếu nên đơn giản, ngắn gọn nhất, nêu được ý chính của bài viết. Mục đích giúp người nghe dễ theo dõi cũng như nắm được nội dung một cách logic nhất. Tránh sự rườm rà trong cách trình bày slide sẽ gây nhàm chán cho người theo dõi. Tối đa trong một slide bạn chỉ nên trình bày 3 đến 5 dòng là hợp lý.

2.4. Luyện tập giọng điệu phù hợp

Giọng điệu thuyết trình cần rõ ràng, đủ nghe, tránh nói giọng địa phương, nói ngọng và lắp bắp. Biểu cảm khuôn mặt cũng là yếu tố gây ấn tượng cho bài thuyết trình của bạn. Bạn nên bộc lộ nét mặt tươi vui, nở nụ cười sẽ giúp bạn thấy tự tin lấy được thiện cảm với người nghe. Xen kẽ những câu nói hài hước, dí dỏm, thông mình có liên quan đến nội dung bài thuyết trình sẽ tạo được thu hút với người nghe.

Kỹ năng thuyết trình

2.5. Giới thiệu rõ ràng ngay khi bắt đầu thuyết trình

Ngay khi bắt đầu bài thuyết trình, bạn nên giới thiệu những thông tin chính, nội dung chủ đạo của bài thuyết trình. Cần giới thiệu tên đề tài, cấu trúc của bài thuyết trình cũng như đưa ra kết luận. Giới thiệu rõ ràng tên các thành viên trong nhóm cũng như những nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trước lớp.

2.6. Cách kết thúc một bài thuyết trình chuyên nghiệp

Sau khi kết thúc buổi thuyết trình, đừng quên dành lời cảm ơn đến người lắng nghe và hãy bày tỏ nguyện vọng muốn nhận được những câu hỏi cũng như góp ý từ người nghe về những vấn đề mà họ chưa rõ. Đây là phép lịch sự tối thiểu, đồng thời cũng cho thấy sự chuyên nghiệp trong kỹ năng thuyết trình. Hơn thế nữa, người theo dõi bài thuyết trình cũng sẽ thấy được sự chu đáo trong cách bạn chuẩn bị.

2.7. Cách đưa ra câu trả lời phù hợp

Cuối mỗi bài thuyết trình, thường có phần Q&A dành cho người nghe đặt câu hỏi sâu hơn cho bài thuyết trình của người nói. Nắm được kỹ năng trả lời câu hỏi cũng hết sức quan trọng.  

Khi đã nghe kỹ câu hỏi được đặt ra thì trong nhóm sẽ cần phân công trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung phụ trách của từng thành viên. Câu trả lời nên trả lời ngắn gọn, súc tích và sẵn sàn tiếp thu những ý kiến, vấn đề mà mình chưa nghiên cứu hết hoặc chưa tìm hiểu đến. 

Những thành viên trong nhóm thuyết trình nên có thái độ phối hợp, hỗ trợ nhau trong các câu hỏi và trả lời. Tránh trường hợp “đấu khẩu”, tranh cãi, dẫn đến xung đột hay mẫu thuẫn trên lớp. Phải luôn nhớ dành lời cảm ơn đến người đặt câu hỏi và đánh giá của họ đối với bài thuyết trình cũng như những giải đáp từ các câu hỏi cho nhóm.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên của Vieclam123.vn đã giúp ích cho bạn trong việc cải thiện kỹ năng thuyết trình sao cho thật thuyết phục và thu hút người nghe. Chúc các bạn học tốt và có những bài thuyết trình thành công!

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.