Kỹ năng xã hội là gì và tại sao chúng lại cần thiết cho sự thành công tại nơi làm việc? Kỹ năng xã hội, hay còn được gọi là "kỹ năng giao tiếp cá nhân", là những kỹ năng chúng ta sử dụng để tương tác và giao tiếp với người khác. Những kỹ năng này bao gồm cả kỹ năng nói (cách bạn nói chuyện với người khác) và kỹ năng phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và giao tiếp bằng mắt của bạn).
MỤC LỤC
Kỹ năng xã hội là những kỹ năng mềm quan trọng, là những phẩm chất cá nhân (trái ngược với các kỹ năng chuyên môn cứng có được thông qua giáo dục, đào tạo hoặc tích lũy từ kinh nghiệm làm việc), là chìa khóa giúp bạn tương tác tốt với người khác. Hầu hết tất cả mọi công việc đều yêu cầu kỹ năng xã hội. Khi làm việc theo nhóm, bạn cần có khả năng hòa đồng với những thành viên khác. Khi làm việc với khách hàng, bạn cần chú ý, kiên nhẫn lắng nghe những câu hỏi và mối quan tâm của họ. Khi bạn là một người quản lý, bạn cần là người kêu gọi, tạo động lực cho nhân viên.
Chú ý: Ngay cả khi công việc của bạn không liên quan nhiều đến tương tác với người khác, bạn vẫn cần trang bị một vài kỹ năng xã hội để tương tác với nhà tuyển dụng và đồng nghiệp trong công ty.
Vì kỹ năng xã hội rất quan trọng, hầu hết mọi nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ứng viên có đủ năng lực này. Vậy nên, một điều quan trọng là bạn phải chứng minh được mình có các kỹ năng này thật tốt trong sơ yếu lý lịch, thư xin việc và khi phỏng vấn.
Dưới đây là danh sách 5 kỹ năng xã hội hàng đầu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Ngoài ra, hãy tham khảo thêm các mẹo tiếp theo về cách chứng minh bạn có kỹ năng xã hội tốt trong suốt quá trình tìm việc.
Biết đồng cảm là một kỹ năng rất quan trọng. Để tương tác tốt với người khác, bạn cần phải hiểu họ đang cảm thấy như thế nào. Sự đồng cảm đặc biệt quan trọng khi xử lý những trường hợp khách hàng đến thắc mắc hoặc khiếu nại vấn đề. Bạn cần thể hiện rằng mình thật sự quan tâm đến vấn đề của họ và sẽ giúp họ giải quyết các vấn đề đó.
Sự hợp tác đặc biệt quan trọng khi bạn hoạt động theo nhóm, nơi bạn sẽ được yêu cầu làm việc với người khác vì một mục tiêu chung. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không hoạt động theo nhóm, sự hợp tác vẫn rất cần thiết trong các trường hợp như làm việc cùng đồng nghiệp để hoàn thành dự án của công ty.
Giao tiếp bằng lời nói là khả năng thể hiện bản thân bằng loại ngôn ngữ chuẩn mà người khác có thể hiểu được. Bạn sẽ cần kỹ năng giao tiếp bằng lời nói tốt khi nói chuyện trực tiếp mặt đối mặt với người khác hoặc qua điện thoại. Giao tiếp bằng văn bản sẽ phát huy tác dụng bất cứ khi nào bạn viết email, văn bản, thư từ, báo cáo hoặc làm bài thuyết trình (cần chú ý ngữ pháp, chính tả và định dạng phù hợp).
Một kỹ năng giao tiếp quan trọng nữa giúp bạn tương tác tốt với người khác là biết lắng nghe. Bạn cần có khả năng lắng nghe cẩn thận những gì sếp bạn yêu cầu, những gì đồng nghiệp bạn nói trong cuộc họp và những gì nhân viên khác hỏi bạn. Bạn phải biết lắng nghe những mối quan tâm của khách hàng và bày tỏ rằng mình đã hiểu chúng. Một người sẽ phản ứng tốt hơn khi cảm thấy rằng mình được lắng nghe.
Giao tiếp phi ngôn ngữ cũng quan trọng không kém giao tiếp bằng lời nói hay văn bản. Thông qua ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng ánh mắt và nét mặt, bạn sẽ thể hiện được mình là một người biết đồng cảm, cẩn thận lắng nghe người khác như thế nào.
Biết cách quản lý thời gian của mình sao cho hợp lý sẽ là minh chứng rõ ràng để phân biệt người bận rộn và người năng suất. Thông thường khi các bạn đi làm, nhiều bạn sẽ bị căng thẳng và áp lực vì khối lượng công việc được giao rất nhiều mà thời gian thì gấp rút. Nếu bạn cứ nhìn công việc nào cũng muốn làm trước thì đến cuối cùng công việc nào cũng dở dang, bản thân luôn trong trạng thái bận rộn. Nhưng khi bạn biết phân bổ thời gian và biết ưu tiên thứ tự các công việc cần làm thì bạn sẽ luôn biết bạn đang làm gì và vì sao bạn lại làm nó. Từ đó năng suất làm việc của bạn sẽ tăng lên rất nhiều, sẽ không còn những câu hỏi như “tại sao lại không kịp tiến độ?” hay”tại sao lúc nào cũng không xong?”. Thời gian là vàng là bạc đừng lãng phí một giây phút nào, hãy biết chắt chiu và sử dụng nó một cách thích hợp nhất.
Bạn đã bao giờ tự đặt ra câu hỏi cho bản thân mình rằng “bản thân mình có phải là người nhanh nhẹn, có khả năng xử lý những vấn đề phát sinh bất ngờ?” hay “bản thân mình có gan dạ chịu nhận những trách nhiệm khó khăn hay là cứ đùn đẩy cho người khác?”. Khi các bạn còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường các bạn có thể dễ dàng bỏ cuộc và từ bỏ những gì các bạn cảm thấy quá sức, quá khó khăn với bản thân mình bởi lúc đó các bạn chỉ phải chịu trách nhiệm cho riêng mình. Nhưng khi các bạn đã đi làm rồi, một quyết định dù là nhỏ của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến cả một tập thể. Nếu các bạn không biết giải quyết một cách tinh tế và nhanh gọn thì nhẹ sẽ là trừ lương còn nặng thì bạn hoàn toàn có thể bị mất việc.
Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà bạn tạo ra, còn quá trình làm sao bạn đạt được thành quả đó thì bạn phải tự mình định đoạt. Nếu kỹ năng xử lý vấn đề của các bạn quá kém, các bạn sẽ chỉ mãi giẫm chân tại chỗ trong công việc mà thôi.
Nếu như trước đây các bạn chỉ nghĩ về một công việc ổn định, có mức thu nhập phù hợp sau khi ra trường, hằng ngày đến công ty 8 tiếng để làm việc, công việc chỉ quanh đi quẩn lại một cái quy trình không thay đổi thì bạn nên quên điều đó dần là vừa đi nhé. Cuộc sống ngày càng hiện đại, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi cuộc sôngs từng ngày. Đặc biệt với những công ty mới khởi nghiệp và đang dần chiếm được chỗ đứng ở trên thị trường Việt Nam như Cốc Cốc, Grab, Foody, Tiki,…đây là những doanh nghiệp biết nắm bắt xu hướng, nhu cầu của thời đại. Với những công ty này các nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi về khả năng linh hoạt cũng như sự thích nghi với cái mới của các ứng viên.
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua về câu chuyện của Yahoo và Nokia, đây là hai công ty bao phủ gần như cả thế giới cách đây 6-7 năm trước nhưng giờ đã bị thất bại. Bạn hẳn đã hiểu rõ hơn về cái giá của việc không bắt kịp được xu hướng của thời đại, không biết chuyển mình để phù hợp với thế giới. Các bạn hãy nhớ rằng những người sống sót không phải là những người mạnh nhất hay thông minh nhất mà đó là những người biết thích nghi nhanh nhất.
Áp lực công việc là một trong những thử thách rất lớn dành cho tất cả những nhân viên đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường. Bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh đó là hằng ngày đến công ty với khối lượng công việc nặng nề, kèm theo đó là những chỉ tiêu về số lượng, về chất lượng, về thời gian và tất nhiên bạn sẽ chẳng có ai để có thể nhờ vả vì ai cũng bận rộn với công việc của mình. Nhưng khi công việc gặp trục trặc, trễ deadline, không đạt được chỉ tiêu đề ra, khách hàng phản hồi không tốt, sếp tạo áp lực, đồng nghiệp tạo áp lực,… tất cả những điều đó là tình cảnh mà các bạn sinh viên khi mới ra trường khó mà có thể tưởng tượng nổi nếu như chưa từng được va chạm. Chính vì thế hãy tự rèn luyện kỹ năng làm việc dưới áp lực cho bản thân mình ngay bây giờ bằng cách đi làm thêm hoặc tham gia vào các chương trình, dự án của công ty. Đừng để khi bạn dần chết đuối rồi mới hối hận tại sao không học bơi từ trước.
Biết cách quản lý thời gian của mình sao cho hợp lý sẽ là minh chứng rõ ràng để phân biệt người bận rộn và người năng suất. Thông thường khi các bạn đi làm, nhiều bạn sẽ bị căng thẳng và áp lực vì khối lượng công việc được giao rất nhiều mà thời gian thì gấp rút. Nếu bạn cứ nhìn công việc nào cũng muốn làm trước thì đến cuối cùng công việc nào cũng dở dang, bản thân luôn trong trạng thái bận rộn. Nhưng khi bạn biết phân bổ thời gian và biết ưu tiên thứ tự các công việc cần làm thì bạn sẽ luôn biết bạn đang làm gì và vì sao bạn lại làm nó. Từ đó năng suất làm việc của bạn sẽ tăng lên rất nhiều, sẽ không còn những câu hỏi như “tại sao lại không kịp tiến độ?” hay”tại sao lúc nào cũng không xong?”. Thời gian là vàng là bạc đừng lãng phí một giây phút nào, hãy biết chắt chiu và sử dụng nó một cách thích hợp nhất.
Cố gắng chứng minh bạn có tất cả các kỹ năng xã hội trên trong suốt quá trình tìm việc của mình. Đầu tiên, hãy đảm bảo nhắc đến các từ khóa về kỹ năng xã hội được thảo luận ở trên (“đồng cảm”, “hợp tác”, “giao tiếp bằng lời nói và văn bản,” “lắng nghe”, “giao tiếp phi ngôn ngữ”) trong hồ sơ xin việc của bạn. Sử dụng tốt những từ khóa này khi nói về công việc quá khứ hoặc dùng trong bản tóm tắt lý lịch (nếu có).
Thứ hai, bạn có thể sử dụng những từ này trong thư xin việc của mình. Trong phần nội dung thư, hãy nói về một hoặc hai kỹ năng tốt nhất của bản thân, cung cấp các ví dụ cụ thể về thời điểm và tình huống bạn đã thể hiện chúng trong quá khứ.
Thứ ba, bạn có thể sử dụng những từ khóa này khi tham gia phỏng vấn xin việc. Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất một ví dụ cho mỗi kỹ năng được đề cập ở trên. Tất nhiên, mỗi công việc sẽ yêu cầu những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ bản mô tả công việc và tập trung câu trả lời của bạn vào các kỹ năng được nhà tuyển dụng liệt kê.
Chú ý: Chính các buổi phỏng vấn đã là cơ hội hoàn hảo giúp bạn chứng minh kỹ năng giao tiếp vượt trội của bản thân.
Hãy sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ để thể hiện sự quan tâm của bạn với cuộc phỏng vấn, với nhà tuyển dụng và với công việc. Nói năng rõ ràng và cẩn thận lắng nghe các câu hỏi được đặt ra. Thể hiện các kỹ năng giao tiếp cá nhân là cách tốt nhất giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng tin tưởng rằng bạn có những gì cần thiết và là người phù hợp nhất với vị trí công việc cần tìm.
>> Tìm hiểu thêm ngay:
MỤC LỤC
Chia sẻ