Kỹ năng mềm (Soft Skills) là những kỹ năng phi kỹ thuật liên quan đến cách bạn làm việc. Vậy kỹ năng mềm là gì? Nó có quan trọng trong cuộc sống hay không? Và làm thế nào để cải thiện nó? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
MỤC LỤC
Kỹ năng mềm hay soft skills là các kỹ năng cá nhân như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, quản lý thời gian và sự đồng cảm,....
Kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống vì chúng sẽ giúp con người thành công hơn. Ai đó có thể rất xuất sắc về mặt kỹ thuật hoặc có những kỹ năng cụ thể cho công việc, nhưng nếu họ không thể quản lý thời gian hoặc làm việc theo nhóm, họ sẽ khó có thể vươn xa hơn nơi làm việc.
Kỹ năng mềm còn có các tên khác như: Kỹ năng giao tiếp cá nhân, kỹ năng thiết yếu, kỹ năng phi nhận thức.
Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng mềm tốt vì những kỹ năng đó có thể chuyển hóa và được sử dụng trong bất kì công việc nào. Ứng viên có kỹ năng mềm sẽ dễ thích nghi hơn khi bắt đầu công việc mới.
Kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng với các công việc liên quan đến khách hàng. Những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần trang bị một số kỹ năng mềm để có thể lắng nghe cũng như cung cấp cho khách hàng các dịch vụ một cách lịch sự và hữu ích.
Trong thực tế cuộc sống, kỹ năng mềm quyết định phần lớn tỷ lệ thành công của bạn. Có thể bạn có kiến thức chuyên môn ổn - hay chính là kỹ năng cứng khá tốt nhưng điều đó cũng chỉ nắm chắc được 1/4 tỉ lệ thành công còn 3/4 còn lại phụ thuộc vào những kỹ năng mềm bạn đã trang bị được cho chính mình.
Ví dụ như là một người kinh doanh bạn cần có kỹ năng đàm phán và giao tiếp, là một nhà quản trị bạn cần biết sắp xếp thời gian, là một designer bạn cần có không có kỹ năng làm việc nhóm…
Thực tế chứng minh, chỉ có khoảng từ 12 - 17% người thành đạt được tạo nên từ kiến thức chuyên sâu, hơn 80% còn lại thành đạt bởi kỹ năng mềm của họ. Vậy tại sao, khi còn là một học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta không tự rèn luyện lấy một cút kỹ năng mềm để ứng phó với xã hội ngoài kia?
Không giống các kỹ năng chuyên ngành có thể được học trên ghế nhà trường, kỹ năng mềm tương tự như cảm xúc hoặc khả năng cho phép mọi người “đọc hiểu” người khác. Những điều này khó học hơn nhiều, ít nhất là để học chúng trong một lớp học truyền thống.
Có thể nói rằng một số chương trình bao quát kỹ năng việc làm có dạy về kỹ năng mềm. Họ có thể thảo luận về các kỹ năng mềm để giúp người tìm việc hiểu họ là người như thế nào và tầm quan trọng của việc nêu bật chúng trong sơ yếu lý lịch của họ.
Nếu bạn đã làm một công việc được một thời gian, rất có thể bạn đã phát triển một số kỹ năng mềm liên quan tới công việc đó. Ví dụ, nếu bạn đã làm trong lĩnh vực bán lẻ, bạn chắc chắn đã phát triển được kỹ năng làm việc trong môi trường nhóm. Nếu bạn đã giúp những khách hàng không hài lòng tìm ra cách giải quyết vấn đề của họ, bạn đã sử dụng những kỹ năng về giải quyết xung đột, vấn đề của mình.
Nếu bạn mới đi làm, hãy nghĩ về các hoạt động khác mà bạn đã tham gia, thông qua trường học hoặc tình nguyện. Rất có thể bạn đã phải giao tiếp, thích ứng với những thay đổi và giải quyết vấn đề bằng cách nào đó.
Bạn cũng có thể nghĩ về các cách để phát triển thêm kỹ năng mềm. Ví dụ, thay vì chỉ kể các vấn đề bạn gặp với người quản lý, hãy đề xuất giải pháp cho những vấn đề đó. Nếu bạn thấy một đồng nghiệp đang gặp khó khăn, hãy đề nghị giúp đỡ họ vượt qua. Nếu có một quy trình hay vấn đề có thể cải thiện thêm tại nơi làm việc, hãy đề xuất nó.
Khi nộp đơn xin việc, hãy làm bật các kỹ năng mềm của bản thân. Đầu tiên, hãy lập danh sách các kỹ năng mềm bạn có phù hợp với công việc bạn muốn. So sánh danh sách các kỹ năng mềm của bạn với các kỹ năng yêu cầu trong bản mô tả công việc.
Bạn cũng có thể đề cập đến những kỹ năng mềm này trong thư xin việc của mình. Chọn một hoặc hai kỹ năng mềm quan trọng nhất với công việc đó. Hãy nói đến các ví dụ cho thấy bạn thực sự có những kỹ năng cụ thể đó.
Cuối cùng, hãy thể hiện những kỹ năng mềm này trong buổi phỏng vấn của bạn bằng sự thân thiện và dễ gần. Nếu bạn chú ý lắng nghe khi người phỏng vấn nói, bạn sẽ thể hiện được kỹ năng lắng nghe của mình.
Mong là qua những thông tin từ bài viết trên đây của Vieclam123.vn đã mang đến cho bạn một vài điều hữu ích, để bạn biết thêm được về kỹ năng mềm thực tế như thế nào. Mong rằng các bạn có thể học tập rèn luyện kỹ năng mềm thật tốt để đạt thành công trong cuộc sống!
>> Xem thêm:
Tầm quan trọng của kỹ năng quản lý cảm xúc trong việc dạy học
MỤC LỤC
Chia sẻ