close
cách
cách cách cách

Tìm hiểu về dạy học phát triển năng lực và những ưu điểm nổi bật

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thế nào là dạy học phát triển năng lực? Những ưu điểm của phương pháp dạy học này so với cách dạy học truyền thống đã mang lại những hiệu quả tích cực cho học sinh và quá trình dạy học như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé. 

1. Dạy học phát triển năng lực là gì? 

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm dạy học là gì? Dạy học là quá trình truyền đạt kiến thức nhằm chuyển giao các giá trị tinh thần, hiểu biết , giá trị văn hóa,...vào bên trong một con người cụ thể. 

Còn năng lực chính là đặc điểm, khả năng, mức độ thành thạo của một cá nhân trong việc thực hiện một hành động nào đó. 

Dạy học phát triển năng lực là phương pháp thiết kế chương trình dạy học, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và học dựa trên quan điểm phát triển năng lực. Việc phát triển năng lực có thể được thể hiện trong hoạt động trí tuệ và rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề. 

Phương pháp dạy học phát triển năng lực thường gắn liền việc học tập kiến thức lý thuyết với hoạt động thực tiễn, chú trọng phát triển năng lực hành động, phát huy tính sáng tạo, chủ động và tích cực của người học. Đồng thời, người học có thêm năng lực cộng tác làm việc tốt hơn, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống. 

Việc học tập sẽ được tăng cường hoạt động nhóm, đổi mới quan hệ học sinh và giáo viên theo hướng cộng tác sẽ giúp rèn luyện, phát triển năng lực xã hội cho học sinh. Trong chương trình học, học sinh sẽ được bổ sung thêm các chủ đề học tập để giúp các em phát triển khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp hơn trong cuộc sống. 

2. Dạy học phát triển năng lực có đặc điểm gì?

Phương pháp dạy học phát triển năng lực có một vài  đặc điểm nổi bật như: 

2.1. Về mục tiêu dạy học

Mục tiêu của phương pháp dạy học phát triển năng lực là để học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. 

Thầy cô có vai trò rèn luyện cho học sinh biết cách tự khai thác các tài liệu học tập, sách giáo khoa cũng như biết cách tìm lại những kiến thức đã học, biết tự suy luận để phát hiện và tìm tòi những kiến thức mới. Giúp học sinh biết cách tư duy như khả năng tổng hợp, phân tích, khái quát hóa hay quy lạ về quen thế nào để hình thành, phát triển khả năng sáng tạo của mỗi học sinh.

Dạy học phát triển năng lực

2.2. Về nội dung dạy học

Nội dung dạy học cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể đạt được mục tiêu đầu ra. Nội dung dạy học cần chú trọng vào các kỹ năng thực hành để giúp học sinh có thể dễ dàng vận dụng vào thực tiễn. 

2.3. Về phương pháp dạy học

Thứ nhất, trong quá trình dạy học, thầy cô cần phải áp dụng nhiều hoạt động khác nhau nhằm giúp học sinh tự khám phá, tìm hiểu kiến thức cho mình, tìm hiểu những điều chưa biết chứ không đơn thuần là nghe giảng thụ động trên lớp. Theo đó, giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo học sinh thực hiện các hoạt động học tập kiến thức sao cho vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết, tư duy của bản thân vào các tình huống học tập hay tình huống thực tiễn.

Thứ hai, thầy cô giáo nên chú trọng hoạt động học tập theo nhóm, chú trọng vào phối hợp việc học tập giữa từng cá nhân với nhóm học tập. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp, rèn luyện khả năng làm việc nhóm cho học sinh. 

Lớp học sẽ được tổ chức giao tiếp theo mô hình giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh để mỗi cá nhân, tập thể có thể vận dụng kỹ năng, kinh nghiệm, hiểu biết để giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

Cuối cùng, giáo viên nên chú trọng vào hoạt động đánh giá kết quả học tập của từng cá nhân cũng như của từng tiết học. Đánh giá sẽ dựa theo mục tiêu của bài học, hệ thống bài tập và câu hỏi đánh giá lớp học. 

Đồng thời, giáo viên cũng cần chú ý tới phát triển kỹ năng tự đánh giá của học sinh và đánh giá chéo lẫn nhau theo các hình thức như đáp án mẫu/lời giải, theo hướng dẫn hoặc tự xác định tiêu chí. Qua các phần đánh giá, thầy cô sẽ tạo điều kiện để học sinh có thể tìm được nguyên nhân, nêu cách sửa chữa sai sót, tự bộc lộ, tự đánh giá và tự thể hiện.

2.4. Về không gian dạy học

Không gian dạy học linh hoạt, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ để hỗ trợ quá trình giảng dạy. Không gian cần tạo cho học sinh cảm giác thân thiện, cởi mở để có thể phát huy hết năng lực của mình. 

Đôi khi, để những bài học thực hành có thể diễn ra suôn sẻ, thầy cô có thể lựa chọn không gian dạy học là ở ngoài trời, trong công viên, bảo tàng,....để học sinh có những trải nghiệm thực tiễn, đồng thời có thể dễ dàng tổ chức các hoạt động nhóm. 

Dạy học phát triển năng lực

3.  Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học

Cách dạy học phát triển năng lực nằm trong nội dung đổi mới giáo dục của nước ta nhằm giúp các em học sinh phát huy tính tự lực, sáng tạo, tính tích cực và năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc để có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống, nghề nghiệp cũng như giải quyết các vấn đề gặp phải cho bản thân tốt nhất.

Dưới đây là những biện pháp đổi mới trong phương pháp dạy học có thể áp dụng vào dạy học phát triển năng lực. 

3.1. Đổi mới phương pháp dạy học truyền thống

Dạy học phát triển năng lực tập trung vào học vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, hình thành năng lực hành động, giúp người học sáng tạo, chủ động hơn. Điều này khác với cách học truyền thống chỉ giảng dạy lý thuyết, còn xa rời thực tiễn khiến học sinh trở nên thụ động trước các vấn đề của cuộc sống. 

Dạy học phát triển năng lực chú trọng việc phát huy năng lực làm việc nhóm và ý thức tự giác, độc lập cho học sinh. Phương pháp dạy học phát triển năng lực đổi mới theo hướng hiện đại chú trọng vào người học, năng lực của người học,  khắc phục lối giảng dạy áp đặt một chiều, học sinh ghi nhớ máy móc mà không vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn.

3.2. Đa dạng các phương pháp dạy học linh hoạt

Trong giảng dạy, thầy cô có thể lựa chọn linh hoạt giữa các phương pháp dạy học chung và phương pháp đặc thù của từng môn học để thực hiện sao cho hiệu quả. 

Các phương pháp dạy học cần được thay đổi để phù hợp với nội dung bài học, đối tượng, mục tiêu giảng dạy và điều kiện giảng dạy cụ thể. Theo đó, thầy cô có thể lựa chọn được các hình thức tổ chức dạy học khác nhau như học nhóm, học cá nhân, học ở ngoài lớp, học trong lớp… 

Để vận dụng được nhiều phương pháp dạy học khác nhau, thầy cô cần có sự  chuẩn bị tốt về các công cụ hỗ trợ, phương pháp trong giờ học thực hành để học sinh có thể rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao hứng thú và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn. Yếu tố công nghệ thông tin trong dạy học là yếu tố quan trọng để quá trình giảng dạy được hiệu quả hơn.

Dạy học phát triển năng lực

3.3. Dạy học giải quyết các vấn đề thực tiễn

Mục tiêu của phương pháp dạy học phát triển năng lực là phát triển năng lực tự học của học sinh để rèn luyện những phẩm chất cần thiết vào giải quyết các vấn đề. Theo đó, học sinh sẽ biết cách nhận biết và giải quyết các vấn đề ở những mức độ khác nhau. 

Học sinh sẽ được đặt trong những tình huống khác nhau chứa đựng mâu thuẫn, hoặc có vấn đề sau đó tiến hành giải quyết tình huống để học sinh lĩnh hội kỹ năng, kiến thức và khả năng nhận thức. Không nên đưa vào quá nhiều các tình huống khoa học chuyên môn mà nên chú ý tới các vấn đề gắn với thực tiễn. Như vậy, học sinh sẽ dễ dàng học được cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tế.

3.4. Sử dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại

Việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhằm giúp cho học sinh học có cái nhìn trực quan hơn, sinh động hơn về bài học, đồng thời có điều kiện để thực hành nhiều hơn. Các công cụ dạy học tự làm của giáo viên cũng có đóng góp hết sức quan trọng giúp bài học trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Ngoài ra, các trang thiết bị cần thiết khác như các phần mềm dạy học, thiết bị công nghệ như máy tính, máy chiếu, ….

3.5. Chú ý tới các kỹ thuật dạy học

Giáo viên và học sinh cần chú ý tới điều này trong quá trình dạy và học của mình từ những kỹ thuật nhỏ nhất để việc dạy học đạt hiệu quả tốt. Ví dụ như sử dụng kỹ thuật câu hỏi trong đàm thoại, kỹ thuật động não, tia chớp, bể cá hay kỹ thuật khăn trải bàn, bản đồ tư duy được nhiều người chú trọng ngày nay.

Nội dung kiến thức học cũng liên quan mật thiết với phương pháp dạy. Ví dụ, thí nghiệm thực hành là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên,…

3.6. Phương pháp dạy học tích cực 

Cách dạy học một cách tự lực sẽ giúp phát huy tính sáng tạo, tích cực cho học sinh. Ví dụ như phương pháp xử lý, thu thập, tổ chức làm việc, đánh giá thông tin hay làm việc nhóm, phương pháp học tập chuyên biệt cho từng bộ môn. Do đó, học sinh cần được luyện tập phương pháp học tập chung và phương pháp học tập trong từng bộ môn.

Như vậy, dạy học phát triển năng lực không chỉ học kiến thức, phát triển khả năng tư duy mà còn rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và nâng cao khả năng làm việc nhóm, giao tiếp cho học sinh được tốt hơn.

Với những nội dung về phương pháp phát triển năng lực ở bài viết trên đây của Vieclam123.vn, hy vọng bạn đã có những thông tin cơ bản và cần thiết về chủ đề “dạy học phát triển năng lực” này. Chúc các bạn thành công!

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.