Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến đường thốt nốt, chính là loại chế phẩm được sản xuất từ cây thốt nốt. Thốt nốt được trồng chủ yếu ở miền Nam. Ngoài tác dụng sử dụng như nguyên liệu làm đường thì trái thốt nốt cũng có chứa nhiều dưỡng chất và có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Vậy trái thốt nốt có công dụng gì? Tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Cây thốt nốt được trồng ở khu vực miền Nam, bởi vậy mà đối với người dân miền Bắc thì đây là một loại cây khá xa lạ. Chính vì thế, trước khi tìm hiểu trái thốt nốt có công dụng gì, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm nhận dạng của trái thốt nốt nhé!
Cây thốt nốt có vẻ bề ngoài trông khá giống với cây cọ ở vùng trung du Bắc Bộ kích cao khoảng 30m và có tuổi thọ trung bình từ 20 - 30 năm mỗi một vụ thì một cái thốt nốt sẽ cho từ 50 – 60 quả. Có thốt nốt không mọc lên nè mà mọc thành từng chùm. Một trái to bằng cỡ trái dừa xiêm có hình tròn và vỏ màu tím sậm.
Trong mỗi trái thốt nốt có khoảng 3 đến 5 múi ruột bên ngoài ruột được phủ một lớp cơm giấy màu trắng và bên ngoài cùng thì được phủ một lớp vỏ lụa mỏng.
Lớp cơm bên trong có thốt nốt mềm và dẻo tương tự như cơm của trái dừa nước, tuy nhiên bùi béo và thơm ngon hơn. Trái thốt nốt khi chín thì phần cơm sẽ chuyển sang màu vàng, có mùi thơm như mít chín, già và cứng hơn trái thốt nốt xanh.
Không chỉ có hương vị bùi, ngọt, ngon mà có thốt nốt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như là vitamin B1, B2, B3, vitamin C, canxi, sắt, photpho...
Y học cổ truyền ghi nhận thốt nốt như một loại trái cây có tính bình, vị ngọt, có tác dụng tiêu viêm, kiện tỳ, lợi tiểu, giải nhiệt. Ngoài ra dịch nhựa thốt nốt lên men còn có tác dụng bổ dưỡng đối với cơ thể con người. Y học phương Tây hiện đại cũng ghi nhận nhiều tác dụng của trái thốt nốt.
Vậy trái thốt nốt có công dụng gì?
Trong thành phần dinh dưỡng của trái thốt nốt có chứa selen và kẽm. Đây là hai chất có vai trò rất quan trọng, giúp các tế bào bị ảnh hưởng của gốc tự do hạn chế tổn thương.
Ngoài ra chất này có giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và phòng chống viêm, nhiễm trùng giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Ho, cảm lạnh, cảm cúm... có thể được phòng tránh nếu thường xuyên ăn trái thốt nốt.
Như đã đề cập trước đó thì trong trái thốt nốt có chứa nhiều vitamin B và chất sắt. Đây là hai chất quan trọng trong quá trình tạo máu. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ mang thai hoặc người bị thiếu máu khi ăn trái thốt nốt sẽ bổ sung lượng lớn vitamin B và chất sắt, là những chất xúc tác mạnh mẽ cho quá trình tạo máu, bổ sung lại lượng máu đã bị mất.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học và các bác sĩ đã chứng minh rằng tình trạng đau nửa đầu có thể giảm đi nhanh chóng khi người bệnh sử dụng trái thốt nốt. Trong loại trái cây này chứa nhiều hoạt chất có tác dụng làm giảm đau. Ngoài ra thì đường thốt nốt cũng có tác dụng tương tự như trái thốt nốt, giúp giảm đau nửa đầu.
Hàm lượng photpho chất khoáng và canxi trong trái thốt nốt là tương đối cao. Nếu bạn chưa biết thì đây là những chất có tác dụng giúp cho xương chắc khỏe hơn. Chính vì thế nên nếu thường xuyên sử dụng trái thốt nốt thì xương và răng sẽ khỏe mạnh hơn, hạn chế được những tổn thương nghiêm trọng khi ngã hoặc xảy ra va chạm.
Trong trái thốt nốt có chứa một loại chất xơ được gọi là inulin. Nhờ có chất xơ này mà cơ thể kiểm soát vi khuẩn đường ruột tốt hơn. Bên cạnh đó thì tốc độ hấp thu khoáng chất của cơ thể cũng được thể hiện đáng kể và hệ thống điều tiết cũng làm việc một cách hiệu quả hơn.
Trái thốt nốt cũng có công dụng làm sạch ruột thông qua cơ chế tăng cường hoạt động cho các enzim tiêu hóa, chính vì thế mà nhiều người cũng sử dụng trái thốt nốt như một phương pháp điều trị hay phòng ngừa táo bón.
Ngoài ra thì trái thốt nốt còn có tác dụng làm sạch gan và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Trong trái thốt nốt có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Chính vì thế nếu bạn ăn trái tốt tốt thường xuyên thì các dấu hiệu lão hóa, đốm đen hay các nếp nhăn sẽ bị ức chế và giảm bớt đi rất nhiều.
Không chỉ thế trong trái thốt nốt còn chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ các tế bào và chống lại quá trình lão hóa cũng như các vấn đề khác liên quan đến da.
Người ta thường ăn múi thốt nốt sau khi đã tách lớp vỏ cứng bên ngoài, tách lớp vỏ độ mỏng và tách nhỏ từng mũi thốt nốt ra. Bạn cũng có thể cắt nhỏ từng múi thốt nốt thành những miếng vừa ăn, sau đó ăn trực tiếp hoặc thêm nước thốt nốt và thêm đá vào tùy thích.
Thốt nốt vừa giòn vừa dai, nếu ăn cùng với nước thốt nốt thì sẽ có vị thơm ngọt ngọt và bùi. Trong những ngày hè nóng nực thì trái thốt nốt là loại quả giải nhiệt rất hiệu quả. Nếu như không có nước thốt nốt, bạn sơ chế thốt nốt sau đó cho thêm một chút đường vào thêm một chút đá và trộn đều cũng tạo ra một hỗn hợp đồ uống rất ngon.
Có một lưu ý là bạn chỉ giữ được nước thốt nốt trong một ngày bởi nếu không sử dụng ngay thì nước thốt nốt để lâu sẽ có mùi chua.
Thốt nốt sau khi rửa sạch sẽ được bổ làm đôi. Tiếp theo người ta cho thốt nốt đã bổ đôi vào chậu làm bằng đất và bảo quản trong vòng 2 – 3 ngày. Sau khi thời gian ủ kết thúc thì bạn sẽ thu được rượu thốt nốt có vị chua rất đặc trưng. Loại rượu này chỉ có nồng độ cồn rượu khoảng 10 – 12%. Người ta thường sử dụng rượu thốt nốt sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn và mỗi lần chỉ uống 1 – 2 chén.
Từ cây thốt nốt người ta có thể lấy được một dung dịch nước đun nóng làm thành phần nguyên liệu quan trọng để chế biến đường thốt nốt. Dung dịch lỏng khi được cô đọng lại thì sẽ biến thành những viên đường thốt nốt màu vàng và được sử dụng như là một nguyên liệu để nấu ăn. Để làm ra 1kg đường thốt nốt thì cần 4 lít nước. Đường thốt nốt có thể ở dạng sệt được đựng trong các hộp nhựa hoặc cô đọng lại thành từng viên tròn cứng.
Trái thốt nốt non còn có thể sử dụng để làm mứt. Tuy nhiên không được sử dụng trái quá non hoặc trái quá già.
Trước tiên người ta sẽ tách phần thịt bên trong trái thốt nốt sau đó rửa sạch tiếp theo người ta sẽ cắt cơm thốt nốt thành từng miếng nhỏ vừa ăn và trộn thốt nốt với đường cát theo tỉ lệ mỗi 1kg đường thốt nốt sẽ trộn với nửa kg được.
Tiếp theo cho hỗn hợp đường và thốt nốt vào chảo đun đều cho đến khi hỗn hợp bắt đầu sôi thì giảm nhỏ lửa lại và dùng đũa đảo đều để tránh bị cháy. Quá trình này được gọi là quá trình sên thốt nốt và thường kéo dài từ 2 đến 3 giờ.
Như vậy, qua bài viết trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu trái thốt nốt có công dụng gì và những dưỡng chất có trong trái thốt nốt. Trái thốt nốt được sử dụng rất phổ biến và gắn bó với cuộc sống của người dân miền Nam, tuy nhiên khu vực miền Bắc lại khá xa lạ với loại trái cây này. Thốt nốt không chỉ bổ dưỡng mà còn ngọt, bùi, thơm ngon.
Chuối tây là gì? Chuối tây có những công dụng như thế nào đối với sức khỏe con người? Vì sao nên bổ sung chuối tây trong bữa ăn hàng ngày? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023