close
cách
cách cách cách

Những ý nghĩa của việc tôn trọng trong trường học của chúng ta

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong môi trường học tập giáo dục, ngoài kiến thức các em bắt buộc phải học thì một vấn đề mà các em cần phải học nữa đó là thái độ tôn trọng, đây là một yếu tố quan trọng và cần thiết để duy trì tốt các mối quan hệ mật thiết giữa mọi người với nhau như với thầy cô, bạn bè và anh chị khóa trên trong trường, … Chính vì vậy cần phải đẩy mạnh và lan tỏa sự tôn trọng trong học đường, đây là một việc nên làm để truyền đạt tới các em tầm quan trọng của nó trong cuộc sống sau này. Hãy xem bài viết dưới đây để hiểu hơn về sự tôn trọng trong môi trường học đường.

1. Tôn trọng là gì nó được hiểu như thế nào?

Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hóa của mọi người từ môi trường học tập cho ra ngoài xã hội, đây là một giá trị sống tốt đẹp mà mỗi người chúng ta cần phải thường xuyên trau dồi và thực hiện nó thường xuyên.

Tông trọng là gì

Việc học cách tôn trọng những nỗ lực, khả năng và ý kiến của người khác  sẽ giúp các em học sinh thành công trong học tập và đời sống xã hội sau này, chính vì thế mà các em cần phải thường xuyên rèn luyện nó để có được sự tôn trọng từ chính người khác.

2. Các biểu hiện của sự tôn trọng trong học đường

Văn hóa của sự tôn trọng của người Nhật được xuất phát từ 3 câu sau: “ Xin chào - Xin lỗi - Cảm ơn” . Văn hóa này được người Nhật dạy cho các em khi còn bé và được dạy nghiêm ngặt trong học đường.

Tại Việt Nam cũng vậy, học đường là một môi trường rèn luyện cực kỳ tốt cho các em về sự tôn trọng, sự tôn trọng đầu tiên được biểu hiện thông qua văn hóa chào hỏi, thái độ lễ phép với thầy cô giáo và những người lớn tuổi hơn mình ở mọi nơi, đặc biệt là tại ngôi trường các em đang theo học từ cô lao động, bác bảo vệ, nhân viên nhà bếp, thấy giám thị,… tưởng chừng việc chào hỏi và thái độ lễ phép đó rất là nhỏ nhưng thực ra rất thiết thực và ý nghĩa.

Biểu hiện của sự tôn trong trong học đường

Ngoài việc cư xử đúng mực, thái độ lễ phép với người khác thì sự tôn trọng còn được thể hiện qua cách biết lắng nghe người khác. Trong môi trường học đường , khi học trên lớp ngoài việc phải tập trung 100 lắng nghe, chú ý học bài và không được chen ngang, nói leo hay giành quyền nói của người khác.  Điều này rèn luyện cho các em được sự kiên nhẫn, sự kiên trì giúp các em điềm tĩnh được rất nhiều cho những công việc sau này lớn lên của các em, giúp các em có được sự đánh giá tốt từ những người xung quanh vì thái độ biết lắng nghe.

Trong quá trình học tập các em học sinh cần phải biết thừa nhận và học hỏi những điểm mạnh của người khác. Khi bạn bè trong lớp có điểm mạnh gì cần phải lấy đó làm gương mà học tập đây là một sự tôn trọng ngầm của các em. Bên cạnh đó phải biết thừa nhận lỗi sai của mình  và biết cách xin lỗi khi làm việc sai đây cũng là một cách giúp các em thể hiện được sự tôn trọng, vì tôn trọng mọi người xung quanh chính là tôn trọng chính bản thân bạn. Bên cạnh đó, không được xâm phạm tài sản, thư từ, nhật ký và sự riêng tư của người khác.

Và sự tôn trọng trong học đường còn được thể hiện qua sự sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác.  Trong văn hóa học đường, các em sẽ được thể hiện sở thích của mình, cho dù không được giỏi như người khác tuy nhiên các em cần phải biết tôn trọng đam mê của người khác.

Cuối cùng là các em cần phải biết học cách cảm ơn khi được sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh, và phải biết cảm ơn những người đã chỉ dạy mình trong môi trường học đường đặc biệt là thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.

3. Ý nghĩa của việc tôn trọng trong học đường

Ý nghĩa của sự tôn trọng trong trường học là không hề nhỏ, tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn, sự thiếu tôn trọng  trong học đường có thể gây thiệt hại thực sự, làm giảm giá trị của sứ mệnh dạy và học.

Trong mấy năm trở lại đậy có rất nhiều trường hợp học sinh thiếu tông trọng với giáo viên, người lớn tuổi làm cho tin tức hằng ngày chủ đề đều nhấn mạnh “ sự thiếu tôn trọng của học sinh” đối với phụ huynh, giáo viên và thậm chí cả những người khác. 

Vậy nguyên nhân các em học sinh thiếu tôn trọng giáo viên là gì?

Trước đây, nghề  giáo viên được tôn vinh vì những đóng góp của họ cho học sinh cũng như cho nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên đáng buồn thay những ngày đó dường như đã trôi qua, mỗi bài dạy của giáo viên ngày trước mang lại cho các em luôn được sự tin tưởng và tôn trọng của phụ huynh và học sinh, việc các em bị điểm kém là vì học sinh không làm chịu chú ý bài vở khi giáo viên trên lớp.

ý nghĩa của sự tôn trọng

Nhưng hiện tại, nếu một học sinh bị điểm kém, lỗi sẽ được đổ lên người thầy cô đây là một hành vi không tin tưởng giáo viên và thiếu tôn trọng giáo viên và thật dễ dàng để xã hội đổ lỗi cho giáo viên và biến họ trở thành “tội đồ” gánh mọi trách nhiệm.

Tóm lại tất cả điều này nói lên sự thiếu tôn trọng chung đối với tất cả giáo viên, khi sự  thiếu tôn trọng trở thành chủ đề cho mọi học sinh bàn tán, giáo viên cũng như nhà trường cũng bị ảnh hưởng đáng kể.  Trong một trường học mà học sinh thiếu tôn trọng giáo viên được truyền ra thì nhà trường sẽ bị ảnh hưởng, nhiều phụ huynh sẽ không tin tưởng mà giao con mình cho những giáo viên bị học sinh không tôn trọng được. Thái độ tôn trọng với mọi người rất quan trọng nó đánh giá được một con người qua các ứng xử của người đó với người khác nên học sinh cần phải biết điều này mà cố gắng rèn luyện theo sự chỉ bảo của giáo viên trong trường lớp.

Sự thiếu tôn trọng trong trường học, suy cho cùng, có thể bắt nguồn từ phía gia đình, nhiều bậc cha mẹ không thấu hiểu tầm quan trọng của các giá trị cốt lõi như sự tôn trọng, nên ngay từ nhỏ đã quên mất điều này khi dạy con,vì vậy, giống như nhiều vấn đề trong xã hội ngày nay, nhà trường phải chịu trách nhiệm giảng dạy các nguyên tắc này thông qua chương trình giáo dục nhân cách để thay đổi từ thái độ đến nhận thức của các em về sự tôn trọng.

Trường học phải can thiệp và thực hiện các chương trình nhằm nâng cao sự tôn trọng lẫn nhau cho các em ngay trong các lớp học các môn học có liên quan, sự tôn trọng đây được coi là giá trị cốt lõi của trường học và nó cũng chính là văn hoá giao tiếp của các em trong nhà trường và cuối cùng dẫn đến thành công của từng cá nhân trong tập thể khi mà học sinh đã cảm thấy an toàn và thoải mái với môi trường của họ.

4. Các chính sách thúc đẩy sự tôn trọng trong trường học

Thái độ tôn trọng trong trường học được học sinh biểu hiện qua sự quý mến dành cho người khác, đồng thời qua các hành động cụ thể của sự quý mến đó như là tích cực nói chuyện với họ, ủng hộ quyết định của người bạn đó, luôn biết cách nhận lỗi khi mình sai, những chủ đề riêng tư của họ nếu đã tin tưởng mà chia sẻ cho mình thì cần phải giữ lại trọng lòng không được rêu rao ra bên ngoài, bởi vậy mà  tôn trọng tại trương học được định nghĩa là các em học sinh cần phải cho phép bản thân làm những điều tốt nhất trong khả năng của mình cho người khác.

Nhà trường cần phải xây dựng lên các chính sách xây dựng thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau trong trường học. Có thể trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ thay vì sữa bài tập, sinh hoạt hát theo chủ để thì thay vào đó là cho đọc các bài văn, bài báo, bài thơ thể hiện sự tôn trọng trong đó, tạo chương trình ngoại khóa với chủ đề tôn trọng trong học đường hoặc trong các chương trình có liên quan nên đề cập nhiều hơn về sự tôn trọng học đường này. Những điều này sẽ giúp các em học cũng như rèn luyện về sự tôn trọng trong học đường.

Như vậy, tất cả các cá nhân được kỳ vọng sẽ luôn tôn trọng nhau, học sinh và giáo viên đặc biệt được kỳ vọng sẽ chào đón nhau bằng những từ ngữ tốt đẹp. Trong quá trình học tập mối quan hệ học sinh và  giáo viên trở nên thân thiện theo một phương thức thích hợp và có sự tôn trọng.

Để trường học có một văn hóa của sự tôn trọng các em phải sử dụng câu có đầu có chủ ngữ và vị ngữ rõ ràng để cho việc giao tiếp trong trường được văn minh và thấy được sự tôn trọng lẫn nhau trong giao tiếp ví dụ một số câu sau:

Khi hỏi và nhờ một ai đó:

+/ Bạn(Thúy Hà; Tùng Hải Nam) ơi, có thể lấy giúp mình…. được không?

+/ Cô,Thầy ơi, cho em hỏi bài ạ! 

+/ Chú ơi, giúp cháu tắt đèn lớp học với nhé!

….

Khi làm sai:

+/ Em thành thật xin lỗi vì hành động hôm nay, mong cô( thầy) tha lỗi cho em ạ!

+/ Mình xin lỗi nhé!

….

Khi cảm ơn:

Em cảm ơn cô/ thầy ạ!

Mình cảm ơn nhé!

Cảm ơn chú đã giúp cháu ạ!

Và một số trường hợp khác như: Dạ thưa cô/ thầy; Hoan nghênh/ Chúc mừng bạn gia nhập lớp; ….

Ngoài văn hóa giao tiếp chào hỏi thì cũng không được quên việc tuyên truyền các hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác.

Chúc các em thực hiện thành công việc tôn trọng lẫn nhau trong học đường!

>> Đọc thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.