Blog

Tổ chức kinh tế là gì? Vai trò và đặc điểm của tổ chức kinh tế

08/10/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một quốc gia phát triển về kinh tế không thể thiếu đi sự xuất hiện của các tổ chức kinh tế, những tế bào đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung. Vậy tổ chức kinh tế là gì và tác động cụ thể từ hoạt động của các tổ chức kinh tế lên nền kinh tế chung của quốc gia?

1. Tổ chức kinh tế là gì? 

1.1. Khái niệm

Theo Luật đất đai năm 2013, tổ chức kinh tế được tổng hợp bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác được quy định theo pháp luật dân sự Việt Nam, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy ở đây chúng ta có thể xác định rõ hơn về tổ chức kinh tế thông qua 2 đối tượng chính là doanh nghiệp và hợp tác xã cùng một đối tượng loại trừ là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Doanh nghiệp ở đây được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch và đã thực hiện đăng ký đầu tư kinh doanh.

- Hợp tác xã là một tổ chức tập thể bao gồm từ 7 thành viên trở lên, hình thức đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, hoạt động với mục đích giúp đỡ, tương hỗ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra việc làm trên cơ sở tự chủ tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý.

Tổ chức kinh tế là gì?

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được tổ chức bằng toàn bộ hoặc một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài, thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động đầu tư sinh lời.

Như vậy 2 đối tượng chính được Pháp luật Việt Nam công nhận là tổ chức kinh tế đó là doanh nghiệp và hợp tác xã. Tuy nhiên về thành phần thứ 3 “ tổ chức kinh tế khác quy định theo luật dân sự” thì lại chưa được cụ thể và rõ ràng. Hơn nữa tại bộ luật dân sự 2005 và bản bổ sung, sửa đổi năm 2015 đều chưa có bất cứ một khái niệm nào làm rõ cho tổ chức kinh tế mà chỉ nêu những điều mang tính khái quát, chung chung.

Như vậy các doanh nghiệp, tổ chức khi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cần nắm rõ điều này để có thể điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo đúng hướng, tận dụng được những lợi thế mà nhà nước dành tặng cho các tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

1.2. Đặc điểm

Dựa trên những phân tích ở trên, ta có thể thấy những đặc điểm chung nhất của tổ chức kinh tế tại Việt Nam đó là:

- Tổ chức kinh tế phải được đăng ký hợp pháp theo luật pháp hiện hành

- Hoạt động chính phải là hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện vì mục đích phát triển kinh tế.

- Tổ chức kinh tế phải có cơ cấu bộ máy rõ ràng, có điều lệ tổ chức

- Là tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật

- Loại trừ hình thức doanh nghiệp thành lập bằng vốn đầu tư nước ngoài

Những đặc điểm cơ bản của một tổ chức kinh tế

Như vậy, tổ chức kinh tế có điểm giống với tổ chức có tư cách pháp nhân khác. Tuy nhiên tổ chức kinh tế nằm trong phạm vi nhỏ hơn so với tổ chức có tư cách pháp nhân. Những đặc điểm trên được được rút ra từ 2 đối tượng chính của tổ chức kinh tế là doanh nghiệp và hợp tác xã. Trong tương lai pháp luật Việt Nam có bổ sung thêm định nghĩa chi tiết về tổ chức kinh tế cũng như đối tượng thứ 3 “tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật dân sự”, chúng tôi sẽ tiến hành cập nhật thêm.

2. Vai trò của Tổ chức kinh tế

Khái quát chung, kinh tế luôn là điều kiện tiên quyết quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Một quốc gia không thể nào thịnh vượng, đời sống người dân không thể nào hạnh phúc khi tình trạng đói nghèo vẫn chiếm phần lớn. Phát triển kinh tế - xã hội cũng được nhà nước Việt Nam đặt làm chiến lược trọng tâm trong phát triển quốc gia. Tuy nhiên Nhà nước không thể tự đứng ra để tổ chức và duy trì sự phát triển kinh tế một mình mà cần có sự đóng góp lớn từ các tổ chức kinh tế.

2.1. Đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia

Tại mỗi quốc gia sẽ có các tổ chức kinh tế hoạt động độc lập với mục tiêu phát triển kinh tế của tổ chức. Nhà nước ở vị trí quản lý sẽ tạo những điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để các tổ chức kinh tế thực hiện mục tiêu đó. Từ phía tổ chức kinh tế, họ sẽ có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước một tỷ lệ nhất định trên doanh thu để nhà nước có thể sử dụng nguồn ngân sách đó cho các hoạt động an sinh xã hội. Một tương tác luân chuyển quay vòng diễn ra giữa tổ chức kinh tế, nhà nước và xã hội.

Thực tế, bộ mặt quốc gia thay đổi khi mà nền kinh tế của quốc gia đó đi lên nhờ vào hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã không ngừng phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc, ứng dụng các tiến bộ công nghệ hiện đại để cho ra đời các sản phẩm mang lại chất lượng đạt chuẩn quốc tế, cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điều này đã đem lại nguồn thu lớn không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho đất nước.

Phát triển kinh tế doanh nghiệp gắn liền với phát triển bộ mặt kinh tế của đất nước

Bộ mặt doanh nghiệp nước ta được xuất hiện với tần suất dày hơn trên thị trường toàn cầu, từ đó, thúc đẩy và tạo dựng vị trí cho nền kinh tế Việt Nam trên bảng xếp hạng toàn cầu. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thực hiện rất tốt hoạt động kinh tế này, góp phần không nhỏ vào cải thiện nền kinh tế chung của cả đất nước.

2.2. Đóng góp phát triển an sinh xã hội

Như đã nói ở trên, các tổ chức kinh tế ngược trở lại đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách, phục vụ an sinh xã hội quốc gia. Tuy nhiên, các tổ chức kinh tế cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực hơn thế, trực tiếp cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là người lao động thông qua các hình thức giúp đỡ khác nhau như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, gián tiếp tạo ra thu nhập cải thiện đời sống cho họ, hỗ trợ các lao động có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ người dân trong những trường hợp khẩn cấp cần sự trợ giúp, chung tay nâng cao trình độ năng lực của người lao động…

Tất cả những việc làm đó đã và đang diễn ra hàng ngày và không ai có thể phủ nhận. Từ xưa đến nay chúng ta cũng đều thấy một quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng là quốc gia có chế độ an sinh xã hội tốt.

Tổ chức kinh tế đóng góp không nhỏ vào an sinh xã hội

Trong phát triển an sinh xã hội, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng, giải quyết nhu cầu tiêu dùng trong nước và hiện thực hóa các sản phẩm nội địa nhưng chất lượng lại là quốc tế.

2.3. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc gia

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa. Và để làm được điều đó chắc chắn phải có thành phần quan trọng là các tổ chức kinh tế. Ngày nay, các loại hình kinh tế phát triển đa dạng, từ các doanh nghiệp tư nhân đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Toàn bộ các doanh nghiệp này đã thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam từ hướng quan liêu bao cấp sang tập trung thị trường, đa dạng hình thức kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà 

Bên cạnh đó, các tổ chức kinh tế dàn trải trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam giúp phân công lao động tại các vùng miền được hài hòa hơn, phát triển kinh tế vùng miền, thay đổi cơ cấu kinh tế chung.

3. Các hình thức của Tổ chức kinh tế

Những hình thức cơ bản của tổ chức kinh tế tại Việt Nam

Tổ chức kinh tế thành lập vì mục tiêu kinh tế thông qua hàng loạt các hoạt động tổ chức sản xuất, tổ chức kinh doanh, marketing… tồn tại dưới hình thức của các tổ chức kinh tế khác nhau như:

- Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong các lĩnh vực then chốt của quốc gia như điện, nước.

- Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, nhất quán, tự nguyện và dân chủ.

- Kinh tế cá thể thành lập bởi tư bản tư nhân hoạt động dưới sự giám sát của quy định pháp luật, có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.

- Kinh tế gia đình, mỗi gia đình là một tế bào hoạt động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung.

Tựu chung lại, mỗi tổ chức kinh tế là một tế bào đóng góp vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Không có một quốc gia nào phát triển mà không đi kèm với hoạt động kinh tế. Do đó, để khẳng định vị trí quốc gia trên trường quốc tế, nhất thiết phải phát triển kinh tế chung gắn liền với hoạt động của các tổ chức kinh tế.

Và hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thể hiểu được tổ chức kinh tế là gì cũng như vai trò của các tổ chức kinh tế đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Phát triển kinh tế và tác động đối với quốc gia

Phát triển kinh tế luôn là mục tiêu trọng tâm trong chiến lược phát triển quốc gia. Cùng tìm hiểu ý nghĩa to lớn của phát triển kinh tế đối với các thành phần xã hội hiện nay

Phát triển kinh tế là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023