Tình trạng sức khỏe trong Sơ yếu lý lịch – những lưu ý khi trình bày
Tình trạng sức khỏe trong Sơ yếu lý lịch – những lưu ý khi trình bày
Có rất nhiều vấn đề được đặc biệt chú ý bởi nhà tuyển dụng khi xem xét hồ sơ xin việc của ứng viên, trong đó có vấn đề tình trạng sức khỏe. Vậy nội dung này có ý nghĩa như thế nào và cách để nêu tình trạng sức khỏe trong sơ yếu lý lịch đúng chuẩn là gì? Tìm hiểu nhiều hơn vấn đề này thông qua bài viết dưới đây bạn nhé.
MỤC LỤC
Tình trạng sức khỏe là một mục nhỏ trong bản Sơ yếu lý lịch, đứng cùng với rất nhiều thông tin khác nhằm mục đích trình bày nội dung về tình trạng sức khỏe trong sơ yếu lý lịch của người kê khai. Cách thức thể hiện của mục này ngắn gọn trong một dòng ở dạng điền thông tin tình trạng về mặt sức khỏe.
Vậy giá trị của phần này quan trọng như thế nào? Bạn cần làm sáng tỏ điều này để cố gắng viết đúng nội dung cho nó nhé.
Xuất phát từ vai trò của bản Sơ yếu lý lịch dùng để trình bày thông tin đầy đủ trên nhiều phương diện của người kê khai, đơn vị tiếp nhận bản Sơ yếu sẽ có hiểu biết bao quát về bạn. Mỗi một thông tin bên trong đó đều cung cấp những giá trị quan trọng.
Với riêng mục Tình trạng sức khỏe, đúng như cách gọi, phần này dùng để ghi thông tin về mặt sức khỏe, do đó sẽ giúp người tiếp nhận bản sơ yếu biết được bạn có sức khỏe như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu cơ bản về mặt sức khỏe phía họ đưa ra hay không. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi bạn viết sơ yếu lý lịch xin việc làm.
Nhà tuyển dụng luôn muốn kiểm chứng nhiều vấn đề từ bạn, ngoài trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến công việc đã được đề cập trong bản CV xin việc ra thì họ còn muốn biết sức khỏe của bạn có đủ tốt để đáp ứng công việc hay không. Vậy nên dù chỉ cần đưa thông tin khá ngắn nhưng lại rất cần thiết, không thể thiếu.
Nói một cách khác, thông qua phần Trình trạng sức khỏe trong Sơ yếu lý lịch, ứng viên có thể khẳng định một lợi thế, tạo cho mình một điểm cộng trong quá trình ứng tuyển việc làm.
Xem thêm: Hồ sơ xin việc có thời hạn bao lâu và tầm quan trọng của nó như thế nào?
Nếu như đã nắm bắt được rõ ràng vai trò, ý nghĩa của phần này, việc quan trọng hơn cần thực hiện đó chính là tìm hiểu thật kỹ cách viết nội dung cho mục này. Làm thế nào sẽ là vấn đề được giải quyết triệt để ở nội dung chia sẻ ngay bên dưới.
Không cần trình bày dài dòng nội dung tại mục này, bạn chỉ có một dòng để điền đầy đủ thông tin. Vậy nên cách được cho là tiêu chuẩn để điền nội dung đó chính là ghi ra đặc điểm sức khỏe của bạn theo các đánh giá như sau Tốt, Trung bình, Kém, Khá, Yếu,…
Tưởng chừng với mức độ ngắn gọn, cách kê khai đơn giản như vậy thế nhưng đằng sau đó lại là biết bao vấn đề phức tạp nếu như nội dung bạn đưa ra không chuẩn xác. Vậy nên ngoài việc biết được cần ghi gì thì bạn còn phải trả lời được câu hỏi ghi như thế nào? Để giải quyết những lưu ý dưới đây bạn cần đọc kỹ nhé!
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết cách điền thành phần xuất thân trong sơ yếu lý lịch
Sức khỏe con người có thể thay đổi theo nhiều yếu tố: thời gian, sức khỏe, môi trường sống,… Thậm chí có thể thay đổi theo từng ngày. Vậy nền tảng nào sẽ được đưa ra để cập nhật nội dung cho mục này?
Việc kê khai tình trạng sức khỏe của bản thân thực chất không phải là ghi lại lịch sử sức khỏe của bạn qua các thời điểm. Thay vào đó, bạn cần thể hiện được đặc điểm chung về sức khỏe của mình ở trong một khoảng thời gian nhất định, không bao gồm các thông tin quá chi tiết như kê khai các biểu hiện, triệu chứng của bệnh tật.
Điều mà nhà tuyển dụng hay đơn vị tiếp nhận sơ yếu của bạn muốn biết đó là ở thời điểm bạn nộp hồ sơ xin việc, sức khỏe của bạn như thế nào? Nền sức khỏe đó có thể phục vụ tốt cho công việc hay không. Đó là lý do bạn chỉ cần cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân mình trong khoảng thời gian gần nhất với thời điểm khai thông tin vào sơ yếu lý lịch.
Thử nghĩ đơn giản như thế này, nếu cách đây 1 năm, bạn có một sức khỏe tốt nhưng ở thời điểm đang xin việc làm hiện tại bạn vẫn đang phải điều trị bệnh và được bệnh viện yêu cầu cần thời gian nghỉ ngơi nhiều để hồi phục sức khỏe, chắc chắn nếu biết được điều đó, sẽ chẳng một nhà tuyển dụng nào quyết định tuyển dụng bạn vào làm việc. Vậy thì việc một năm trước đây sức khỏe của bạn có tốt đi chăng nữa thì thông tin đó cũng chẳng thể giúp ích cho cơ hội trúng tuyển của bạn và cũng sẽ không được nhà tuyển dụng chấp nhận nếu đưa vào sơ yếu lý lịch.
Liên quan đến cơ hội việc làm, chắc chắn ai khi đã làm hồ sơ, viết sơ yếu thì đều mong muốn sẽ được nhận ngay cả khi bản thân họ biết sức khỏe chưa đủ đáp ứng. Điều này dễ dẫn đến những tình huống không nên xảy ra như khai gian lận tình trạng sức khỏe của bản thân.
Chưa kể đến tính chất hợp lệ hay không thì bản thân mục tình trạng sức khỏe trong sơ yếu lý lịch cũng đã thể hiện một ý nghĩa hết sức đáng quý. Nó cho thấy bạn có đủ nguồn năng lượng để thực hiện công việc mà mình yêu thích hay không. Vậy nên nếu chưa đủ cống hiến cho điều mơ ước đó thì bạn vẫn hãy nên bồi dưỡng tốt về mặt sức khỏe của mình để bước vào công việc thuận lợi và làm tốt nó.
Còn nếu như vẫn muốn làm việc và lựa chọn phương án bất chấp tình trạng sức khỏe không cho phép, dù có được nhận vào làm việc đi chăng nữa bạn có nguy cơ không thể hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất. Thậm chí có thể vì sức khỏe mà làm gián đoạn quá trình làm việc, gây ảnh hưởng tới quy trình chung của công ty cũng như sự uy tín của bản thân bạn. Vì thế nên hãy cân nhắc thật kỹ về sự gian dối này và suy cho cùng thì chắc chắn sự gian dối trong mọi hoàn cảnh đều không được khuyến khích, nhất là trong quá trình xin việc, mọi thông tin đều được đòi hỏi phải chính xác.
TÌm hiểu thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch cho quân nhân đúng theo mẫu quy định của nhà nước
Bằng chứng chứng minh cho thông tin sức khỏe bạn kê khai là chính xác vốn dĩ rất quen thuộc và cũng được nhà tuyển dụng yêu cầu nộp kèm trong hồ sơ xin việc đó chính là giấy khám sức khỏe. Nếu như tại mục Tình trạng sức khỏe trong Sơ yếu lý lịch bạn chỉ nêu ra đặc điểm về sức khỏe của mình như Tốt, kém, trung bình,… chưa đủ xác thực thì giấy khám sức khỏe sẽ là minh chứng cho nội dung bạn trình bày. Nếu tình trạng sức khỏe của bạn được ghi Tốt thì giấy khám sức khỏe sẽ nói cho nhà tuyển dụng biết tốt như thế nào, tương tự với các đặc điểm khác.
Điều đáng tin ở đây đó chính là giấy khám sức khỏe được cấp bởi cơ sở y tế kèm dấu xác nhận sau khi bạn đã trực tiếp đến khám bệnh. Do đó, chẳng có lý do gì để chúng ta khai gian dối thông tin khi đã có bằng chứng đính kèm đúng không nào!
Như vậy, nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ vai trò, giá trị của mục tình trạng sức khỏe trong sơ yếu lý lịch kèm theo các cách ghi, những lưu ý quan trọng để ghi mục này cho đúng. Hãy cẩn thận viết cho thật chuẩn xác để bản Sơ yếu lý lịch của bạn đáp ứng những yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng nhé, qua đó góp phần làm cho hồ sơ xin việc thêm phần giá trị và lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng.
Sơ yếu lý lịch mẫu 2C được viết như thế nào? Bạn đã biết cách điền mẫu văn bản này chưa? Để đạt hiệu quả trong hồ sơ xin việc, bạn cần tìm hiểu tiêu chuẩn viết sơ yếu lý lịch mẫu 2C dưới đây.
MỤC LỤC
15/10/2021
15/10/2021
14/10/2021
14/10/2021