close
cách
cách cách cách

Tiếng Anh Cho Trẻ Em và những điều phụ huynh cần phải biết rõ

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngày nay, khi hội nhập đã trở thành xu thế chung của toàn thế giới, bất cứ ai cũng có nhu cầu học tiếng Anh để bản thân có thể tìm kiếm thêm nhiều cơ hội học tập cũng như việc làm trong môi trường quốc tế. Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều phụ huynh Việt Nam cũng dành nhiều sự quan tâm và dành thời gian tìm hiểu về các thông tin liên quan đến tiếng Anh trẻ em với mong muốn có thể hỗ trợ tốt nhất cho con trong quá trình học tiếng Anh.Vì thế, bài viết ngày hôm xin được giới thiệu đến quý bạn đọc những thông tin cơ bản về tiếng Anh trẻ em để bạn đọc được trang bị kiến thức tốt nhất và có thể sát cánh bên con trẻ trên hành trình học tiếng Anh.

Vì sao trẻ em nên được học tiếng Anh từ sớm?

Tiếng anh cho trẻ em

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng tiếp thu của con người tỉ lệ nghịch với độ tuổi. Có nghĩa là, càng trẻ thì chúng ta càng tiếp thu thông tin nhanh hơn, quá trình xử lý thông tin và ghi nhớ của não bộ càng hiệu quả hơn và ngược lại. Vì vậy, cho trẻ học tiếng Anh từ khi còn bé sẽ tối ưu hóa khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ, biến việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. 

Bên cạnh đó, quá trình tiếp nhận thông tin của trẻ ở những năm đầu đời chủ yếu diễn ra theo dạng “bị động” – tức là trẻ tiếp nhận các thông tin xung quanh mình một cách hoàn toàn theo bản năng và ghi nhớ nó một cách tự nhiên mà không dựa trên mong muốn của bản thân. Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn muốn con mình ghi nhớ ngữ điệu của một loại ngôn ngữ nào đó, bạn có thể phát những âm thanh có sử dụng loại ngôn ngữ này và cho con nghe mỗi ngày. Chắc chắn rằng, sau một thời gian ngắn lặp lại quá trình đó, bé có thể bắt chước ngữ điệu mà mình đã nghe dù không hiểu gì. Đây là một cơ chế học ngôn ngữ rất đặc biệt ở trẻ em. Các nhà chuyên môn trên thế giới đã phát hiện ra cơ chế này khi nghiên cứu về quá trình tập nói của trẻ em, đồng thời chứng minh rằng chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng tương tự khi cho trẻ học thêm ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ.

Thêm vào đó, học tiếng Anh từ sớm còn giúp trẻ dành lấy lợi thế cho bản thân khi tham gia vào chương trình học chính quy ở trường. Ở các nước không sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là Việt Nam, trẻ sẽ được chọn đi tham gia giao lưu, trao đổi và thậm chí được cấp học bổng nếu có trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu. Từ đó, trẻ sẽ có cơ hội được tiếp nhận một nền giáo dục tiến tiến, hiện đại nhất từ các quốc gia phát triển. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc học tiếng Anh còn giúp tạo lập sự tự tin cũng như tính độc lập trong quá trình xây dựng tính cách của trẻ. Học tiếng Anh còn giúp trẻ tăng khả năng tư duy logic và sáng tạo hơn.

Thời điểm nào phù hợp để cho trẻ học tiếng Anh?

Thời điểm nào phù hợp để cho trẻ học tiếng Anh?

Thông qua việc tìm hiểu và phân tích các báo cáo khoa học về giáo dục trẻ em trong những năm gần đây, có thể thấy rằng, độ tuổi vàng để bắt đầu cho trẻ học tiếng anh là 3 tuổi. Đây chính là giai đoạn trẻ tích cực khám phá thế giới xung quanh, tích cực tiếp nhận thông tin và xử lý nó theo cách riêng của mình. Chính vì sự khao khát tiếp nhận thông tin đó đã quyết định tầm quan trọng của độ tuổi này trong quá trình giáo dục chung cho bé, không chỉ riêng tiếng Anh. Kết quả của quá trình tiếp thu này chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi cha mẹ áp dụng những phương pháp phù hợp trong quá trình dạy con học tiếng Anh. Vì thế, có thể trong giai đoạn này, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn về giáo dục tiếng Anh trẻ em, cũng như có một vốn kiến thức khoa học nhất định để có thể dẫn con đi đúng hướng. Nếu như bạn áp dụng sai phương pháp, bé có thể bị ảnh hưởng rất lớn trong quá trình học ngôn ngữ, đặc biệt có thể gặp phải chứng rối loạn ngôn ngữ - một hiện tượng rất phổ biến ở nhiều trẻ em trong giai đoạn học và sử dụng ngôn ngữ hiện nay.

Rối loạn ngôn ngữ là một loại rối loạn giao tiếp, người mắc phải chứng bệnh này thường gặp khó khăn trong việc học và sử dụng ngôn ngữ dưới các loại hình thức khác nhau (dạng viết, dạng nói, ngôn ngữ ký hiệu). Cụ thể hơn, người mắc bệnh này thiếu sót trong việc tạo ra từ vựng và hiểu ý nghĩa của từ vựng cũng như cấu trúc câu, đồng thời không thể diễn đạt những gì mình nghĩ bằng ngôn ngữ . Có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em Việt Nam hiện nay nhưng nguyên nhân chủ yếu và phổ biến nhất có liên quan trực tiếp đến cách cha mẹ dạy con học một ngôn ngữ mới không phải tiếng mẹ đẻ, đặc biệt là tiếng Anh. Có rất nhiều cha mẹ tạo môi trường thuần tiếng Anh cho con thông qua việc để mặc cho bé xem video youtube, các chương trình tivi,… mỗi ngày. Cách làm này hoàn toàn sai lầm vì học ngôn ngữ phải dựa trên hai kỹ năng: diễn đạt và tiếp thu. Nếu như chỉ cho bé nghe, mà không giao tiếp với bé, phản xạ giao tiếp sẽ không hình thành và bé không thể diễn đạt được những gì mình nói.

Từ những phân tích trên, bạn thấy rằng, khi con đang trong độ tuổi vàng để học ngôn ngữ, bạn nhất định phải có những phương pháp khoa học, được nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng để áp dụng trong quá trình dạy con học tiếng Anh. Có như vậy mới hạn chế được các rủi ro xảy ra trong quá trình giáo dục ngôn ngữ cho tre, đồng thời đảm bảo trẻ phát triển tốt về cả thể chất lẫn tinh thần.

Có rất nhiều thành ngữ trong tiếng Anh hay giúp bạn học tốt hơn, lượng từ vựng sẽ tăng lên đáng kể nếu bạn thường xuyên tham khảo các câu thành ngữ đó.

Các phương pháp hiệu quả giúp trẻ học tiếng Anh tốt hơn

Các phương pháp hiệu quả giúp trẻ học tiếng Anh tốt hơn

Như đã giới thiệu ở trên, việc chọn lựa và áp dụng các phương pháp hiệu quả trong quá trình cho trẻ học tiếng Anh là điều cực kỳ quan trọng. Đây chính là yếu tố quyết định lớn đến tỉ lệ học tiếng Anh thuận lợi ở trẻ xuyên suốt quá trình học. Vì thế, ở phần này, chúng tôi xin được giới thiệu cho bạn đọc những phương pháp tốt nhất, hiệu quả nhất được các bậc cha mẹ ở nhiều nơi trên thế giới lựa chọn và áp dụng khi dạy con học tiếng Anh tại nhà.

Chọn lựa học liệu cho con kỹ càng

Có thể nói rằng, việc giáo dục ngôn ngữ ở trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Trẻ em giống như một tờ giấy trắng, bất kỳ nét bút nào được vẽ trên đó đều ảnh hưởng rất sâu sắc đến cả quá trình phát triển trong tương lai của trẻ. Vì thế, bạn cần phải dành sự quan tâm đặc biệt và có sự nghiên cứu kỹ càng khi quyết định sẽ cho con học tiếng Anh với nội dung gì và bằng hình thức nào.

Nhu cầu học tiếng Anh trẻ em tăng lên đồng nghĩa với việc trên thị trường xuất hiện vô vàn những loại tài liệu hỗ trợ khác nhau dành cho trẻ em. Nếu các bậc phụ huynh không tỉnh táo trong việc lựa chọn những nguồn học liệu phù hợp với con mình, rất có thể con sẽ bị ảnh hưởng bởi những thông tin thiếu chính xác, ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ và nhận thức của con. Nhiều cặp cha mẹ của thời đại 4.0 đang tin tưởng chọn nền tảng Youtube làm môi trường học tiếng Anh cho con. Việc làm này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi vì chúng ta không thể kiểm soát hết được toàn bộ những nội dung được đăng lên Youtube. Trẻ hoàn toàn có thể bắt chước khi vô tình được xem những video có nội dung không phù hợp.

Lựa chọn học liệu chuẩn cho bé

Vì vậy, khi chọn sách, tài liệu cho con học tiếng Anh, bạn nên lựa chọn những đầu sách được viết bởi các tác giả uy tín và được phát hành thông qua các kênh xuất bản có sự kiểm duyệt khắt khe nhất. Bên cạnh đó, khi cho con xem các chương trình Tivi, Youtube,…hãy đảm bảo rằng bạn đã xem trước và chọn ra nội dung phù hợp nhất, bổ ích nhất dành cho con, đồng thời luôn luôn ngồi cạnh để kiểm soát được những gì con đang xem. Hiện nay, Youtube đã phát triển một phiên bản Youtube Trẻ em mới – đây là nơi các video đăng tải phải trải qua quá trình kiểm duyệt khắt khe nhất để đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí lành mạnh của trẻ em trên toàn thế giới. Phiên bản này hiện đã có mặt ở mọi nền tảng ứng dụng để bạn có thể tải về dễ dàng và đặc biệt, nó hoàn toàn miễn phí!

Bạn còn có thể lên các trang web về tiếng Anh trẻ em miễn phí như Dream kids, BBC learning kids, Little Baby Bums,… để tải về những video, bài hát, bộ phim thú vị được nói bằng tiếng Anh để cho con xem. Các trang web này đều là những chuyên trang uy tín, dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục trẻ em, đồng thời các nội dung đăng tải ở đây cũng thường được sử dụng để dạy trẻ em bản địa ở các nước nói tiếng anh nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của những nội dung này.

Tạo hứng thú cho con khi học tiếng Anh

Tạo hưng thú học tiếng Anh cho con

Ở độ tuổi này, trẻ con luôn thích chơi hơn thích học. Các bé hoàn toàn không hứng thú với những nội dung khô khan mà thường thích các buổi học được lồng ghép các trò chơi thú vị hay được xem những hình ảnh sống động,…Do đó, trong quá trình dạy con học tiếng Anh, bạn nên biến những nội dung học thành các trò chơi đơn giản như điền chữ, ghép tranh chữ, đoán từ vựng,… để khơi dậy sự tò mò cũng như mong muốn chinh phục thử thách luôn tiềm ẩn trong trẻ. Bạn cũng nên sử dụng các hình minh họa thật sinh động, ấn tượng để truyền tải nội dung bài học, giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn. Các hình ảnh đó có thể liên quan đến các nhân vật hoạt hình mà trẻ yêu thích như: gấu Pooh, chuột Mickey, công chúa Elsa,… để thu hút sự quan tâm của trẻ. Đặc biệt, bạn có thể hát các bài hát tiếng Anh sôi động để trẻ hát theo, từ đó nhớ được các từ vựng có ở trong bài hát.

Dành thời gian giao tiếp và học cùng với con

Dành thời gian giao tiếp và học cùng với con

Khoa học chứng minh rằng, khả năng ngôn ngữ của con người được hình thành dựa trên 2 hoạt động: giao tiếp và tiếp thu. Vì thế, để con có thể học tiếng Anh hiệu quả, bạn phải thường xuyên đặt ra những câu hỏi tiếng Anh để cho bé trả lời. Việc hỏi và trả lời này giúp bé có được tư duy logic trong thời gian ngắn hạn, cũng như có phản xạ tốt hơn khi diễn đạt những gì mà mình nghĩ. Đồng thời cũng giúp bé cảm thấy không cô đơn, yên tâm và thoải mái khi học vì luôn có bố mẹ đồng hành với mình. Bạn cũng nên trả lời hết tất cả những câu hỏi của con, kể cả đó là những câu hỏi ngô nghê nhất, để cổ vũ trẻ đặt câu hỏi nhiều hơn cũng như khơi gợi sự trí tò mò đối với thế giới xung quanh của trẻ.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên dành thời gian để học cùng với con mình, vì trẻ rất thích cảm giác được gần gũi với cha mẹ. Học cùng con cũng giúp bạn có thể theo dõi những hành động, suy nghĩ của con cũng như kiểm soát nó để con không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực ở môi trường sinh sống

Đặt ra thời gian biểu học tiếng Anh cho con

Đặt ra thời gian biểu học tiếng Anh cho con

Nhiều ông bố, bà mẹ thường không bao giờ lên thời gian rõ ràng cho từng hoạt động trong ngày của con mình. Họ luôn có suy nghĩ để con được chơi đùa thỏa thích đến khi nào chán thì thôi. Điều này hoàn toàn không nên. Trẻ con, cũng giống như bất kỳ người lên nào, chỉ có thể phát triển hoàn thiện nếu như cân bằng thời gian cho từng hoạt động hằng ngày. Vì thế, bạn nên lập ra bảng thời gian biểu cho con, chia quỹ thời gian ra thành các khung giờ và ghi ra những việc con cần hoàn thành một cách chi tiết, cụ thể nhất. Việc làm này giúp con rèn luyện được tính tự giác và tính kỉ luật, đồng thời cân bằng giữa việc học và chơi. Từ đó, con sẽ có thêm thời gian để thực hiện các hoạt động học tiếng Anh, giúp cho quá trình học đạt hiệu quả nhanh chóng hơn. Bạn cũng có thể lập ra thời gian biểu cho chính mình và thực hiện nghiêm túc nó để làm gương cho con bạn, tạo ra nếp sống lành mạnh cho cả gia đình.

Tạo thói quen học tập cho trẻ mỗi ngày

Tạo thói quen học tập cho trẻ mỗi ngày

Việc học ngắt quãng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến quá trình ghi nhớ của trẻ. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho sự lười biếng xuất hiện. Vì vậy, bạn nên nhắc nhở trẻ tham gia việc học mỗi ngày để học tiếng Anh hiệu quả hơn. Chú ý rằng, phương pháp này không hề yêu cầu các bậc cha mẹ bắt con học và học liên tục mỗi ngày khiến cho trẻ trở nên kiệt sức, mất cân bằng trong quá trình phát triển tự nhiên. Thói quen học tập mỗi ngày được nhắc đến ở đây chính là việc bạn dành ra 15 – 20 phút mỗi ngày để cùng con học tiếng Anh. Nội dung học cũng chỉ nên là những trò chơi nhẹ nhàng đơn giản, nhằm mục đích duy trì sự quan tâm của trẻ cho việc học tiếng Anh. Chính vì thế, khoảng thời gian được đưa ra hoàn toàn hợp lý để trẻ không quên hết những gì đã được nghe, được học một cách dễ dàng.

Đừng tạo áp lực cho con khi học tiếng Anh

Đừng tạo áp lực cho con khi học tiếng Anh

Có thể thấy rằng, việc trẻ đồng ý học tiếng Anh mỗi ngày hoàn toàn dựa trên mức độ yêu thích, quan tâm của trẻ dành cho những nội dung. Trẻ con hoàn toàn chưa nhận thức được lợi ích hay tầm quan trọng của việc học tiếng Anh giống như người lớn mà học tập dựa theo bản năng tò mò với sự vật, sự việc xung quanh. Chính vì thế, các bậc phụ huynh không nên dựa vào những lý lẽ của mình để ép trẻ học tiếng Anh mỗi ngày dù trẻ thể hiện thái độ không thích hoặc chán nản. Điều này làm phát sinh tâm lý phản kháng ở trẻ khi bị bắt làm một việc nào đó mà mình không muốn làm,đồng thời trẻ sẽ có những hành động phản kháng rõ rệt. Nếu như trong lúc nóng giận, bạn quát mắng con mình, thậm chí là phạt con bằng đòn roi khi con trở nên bướng bỉnh trong quá trình học sẽ khiến con bị hoảng loạn và ghét học tiếng Anh hơn. Lâu dài, tâm lý sợ học tiếng Anh sẽ xuất hiện và khiến não bộ của con từ chối tiếp nhận những thông tin liên quan đến tiếng Anh.

Vì vậy, bạn không nên tạo áp lực hay ép con học tiếng Anh. Nếu như trong quá trình học con bắt đầu cảm thấy chán, bạn có thể thay đổi các nội dung học hoặc hướng con sang một hoạt động khác để thu hút sự chú ý của con. Đồng thời, bạn cũng nên để cho con nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định để tạo tâm lý thoài mái nhất giúp con tiếp thu tốt hơn. Tuyệt đối không quát mắng hay sử dụng những hình phạt nặng nề khiến con sợ hãi. Người lớn đã từng là trẻ con nhưng trẻ con chưa từng là người lớn, vì thế bạn hãy thấu hiểu và chia sẻ với con nhiều hơn không chỉ trong quá trình học tiếng Anh mà trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào khác.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tiếng anh trẻ em mà chúng tôi muốn giới thiệu bạn đọc. Ngoài việc tham khảo những thông tin có ở trong bài viết, bạn đọc có thể tìm đọc thêm những đầu sách khoa học khác của các tác giả nổi tiếng trên thế giới chuyên nghiên cứu về tiếng Anh trẻ em như “ Dạy con thành công dân toàn cầu”, “Tiếng Anh cho trẻ mỗi ngày”,…để có thêm những thông tin bổ ích cho quá trình dạy tiếng Anh cho con em mình. Hy vọng rằng, những thông tin do bài viết cung cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc để bạn có thể hỗ trợ con tối đa khi bé học tiếng Anh. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.