Dúi là một trong những loài động vật đem lại giá trị kinh tế cao nên nhận được rất nhiều sự quan tâm tại Việt Nam. Mặc dù mang trong vẻ ngoài xấu xí nhưng chúng lại là nguồn thực phẩm bổ dưỡng được ứng dụng rất nhiều trong y học. Điều này đã khiến cho rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để nuôi chúng. Trong quá nuôi, thức ăn chính là yếu tố khiến mọi người quan tâm nhất. Vậy thức ăn của dúi là gì? Làm sao để chăm sóc loài dúi khỏe mạnh? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu về vấn đề này ở ngay trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Dúi là một loài động vật gặm nhấm, có thể ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, chúng sẽ tập trung ăn vào rễ, củ của các loài cây như tre, nứa, trúc, mía, cỏ voi, củ - quả của cây ngũ cốc, sắn và khoai. Ngoài ra, chúng còn bổ sung thêm một số loại rau xanh như rau muống, rau cần và cây bụi.
Bên cạnh việc ăn các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, dúi còn ăn thêm một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như ốc, giun đất, côn trùng. Đây là những thức ăn cực kỳ bổ dưỡng, giúp chúng bổ sung thêm các chất như protein, kali và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Mặc dù là một loài động vật ăn tạp nhưng loài dúi sẽ chỉ tập trung ăn các loại thức ăn thực vật. Bởi theo các bác sĩ thú y, nếu ăn các loại thức ăn động vật chúng rất dễ bị tiêu chảy.
Trong quá trình nuôi dúi, người ta phân chia thức ăn theo từng giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có khối lượng thức ăn nhất định phù thuộc vào khối lượng và thể chất của từng con dúi. Thức ăn ở từng giai đoạn sẽ được phân tích cụ thể như sau:
Ở giai đoạn này, các bạn sẽ phân chia dúi làm 2 loại cơ bản là nuôi sinh sản và nuôi thương phẩm. Đối với việc nuôi sinh sản, tre sẽ được cắt cho dúi ăn dài khoảng từ 4 – 5cm, đồng thời sẽ cho chúng ăn mía có độ dài 5cm. Với các loại thức ăn như ngô, khoai, sắn thì nên lựa chọn củ nhỏ đã được cắt lát. Hạt bắp sẽ rơi vào khoảng từ 10 – 15 hạt.
Đối với việc nuôi thương phẩm, các bạn sẽ cho dúi ăn nhiều hơn một chút. Với tre, dúi sẽ ăn liên tục cho đến khi hết rồi lại cho cái mới. Các bạn sẽ cho dúi ăn mía dài khoảng 7cm, chỉ nên cho chúng ăn một trong 3 loại là ngô, khoai và sắn. Đồng thời các bạn sẽ cho thêm một nửa lượng thức ăn so với việc nuôi sinh sản.
Cũng giống như giai đoạn đầu, chúng ta cũng sẽ phân chia dúi làm 2 loại là nuôi thương phẩm và nuôi sinh sản. Ở nuôi sinh sản, các bạn sẽ cắt tre cho dúi ăn dài khoảng 6 – 7cm, mía thì sẽ cắt từ 6 – 8cm. Với các loại củ như ngô, khoai, sắn thì các bạn nên chọn loại củ nhỏ và đã được cắt lát có độ dày 1 – 2cm. Dúi sẽ ăn từ 20 – 25 hạt bắp ngô.
Đối với việc nuôi thương phẩm, các bạn sẽ cho dúi ăn liên tục thân tre nhưng cần chú ý chỉ khi nào dúi ăn hết mới được cho lượng thức ăn tiếp theo để tránh gây lãng phí. Với cây mía, dúi sẽ ăn một khẩu dài khoảng 10cm, đồng thời sẽ kết hợp 1 trong 3 loại ngô, khoai và sắn. Lượng thức ăn sẽ bổ sung thêm 50% so với việc nuôi sinh sản.
Ở giai đoạn trưởng thành, chúng ta cũng sẽ tiếp tục phân chia làm nuôi sinh sản và nuôi thương phẩm. Đây là giai đoạn mà dúi đã phát triển tối đa về mặt thể chất và khả năng tiêu hóa nên các bạn sẽ tăng khối lượng thức ăn so với 2 giai đoạn đầu.
Nuôi sinh sản: các bạn sẽ cắt tre cho dúi ăn dài khoảng từ 7 đến 8cm và cắt mía với độ dài từ 8 – 10cm. Chúng ta sẽ tiếp tục cho chúng ăn một trong 3 loại ngô, khoai, sắn và sẽ cắt lát từng loại khác nhau. Với ngô, dúi sẽ ăn từ 25 – 30 hạt.
Nuôi thương phẩm: do tre là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao nên các bạn sẽ cho dúi ăn liên tục loại thực phẩm này. Với mía, dúi sẽ ăn 1 khẩu dài khoảng 12cm đồng thời sẽ kết hợp với 1 trong 3 loại ngô, khoai, sắn. Các bạn cũng sẽ cho thêm 50% lượng thức ăn so với việc nuôi sinh sản.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện nay mới phát hiện ra 4 loài dúi khác nhau là dúi nâu, dúi má vàng, dúi mốc lớn và dúi mốc nhỏ. Về cơ bản, chúng đều có vẻ bề ngoài giống nhau từ răng, móng cho đến đuôi.
Sự khác nhau lớn nhất giữa chúng chính là màu lông và trọng lượng của cơ thể. Chúng ta có thể nhận dạng chúng thông qua thân hình tròn trịa, mũm mĩm, không có cổ và đôi mắt nhỏ, lồi, có màu đen nhánh. Một con dúi trưởng thành sẽ có chiều dài từ 25 – 35cm và có trọng lượng trung bình từ 0,8 – 3kg.
Xem thêm: Con kỳ nhông ăn gì – Xây dựng chế độ ăn uống cho kỳ nhông
Dúi là một loài động vật rất sợ ánh sáng nên chúng thường đi kiếm ăn vào ban đêm, còn ban ngày thì ngủ. Chúng thường sống ở dưới lòng đất, tập trung chủ yếu ở những nơi có nhiều rễ tre, nứa.
Thông thường, dúi sẽ được chia làm 2 loại chính là dúi sống đơn lẻ và dúi sống theo bầy. Dù thuộc bất kỳ loại nào, đến mùa giao phối, chúng sẽ tự tìm kiếm lẫn nhau.
Hiện nay, do mọi người ngày càng ưa chuộng nuôi loài dúi nên tập tính của chúng đã có sự thay đổi so với trước. Chúng đã có thể đi tìm kiếm thức ăn cả vào ban ngày và ban đêm.
Hằng năm, loài dúi sẽ sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8. Mỗi cặp bố mẹ dúi sẽ tạo ra từ 2 – 3 lứa, mỗi lứa sẽ có từ 2 – 4 con. Sau 8 tháng, dúi cái đã có đủ sức khỏe để tiếp tục sinh lứa tiếp theo.
Để có chăm sóc được loài dúi, các bạn cần tạo chuồng ở một nơi thật yên tĩnh, tránh ánh sáng trực tiếp. Các bạn sẽ xây nên một khu chuồng dúi bằng bê tông với nhiều ô khác nhau. Mỗi ô sẽ nuôi một con dúi. Các ô này sẽ có chiều rộng khoảng 50cm, chiều dài khoảng 0,8 – 1m.
Theo tập tính sinh sản, mỗi năm dúi sẽ đẻ 4 lứa, khoảng từ 2 – 5 con trong một lứa. Một con dúi cái sẽ mang thai trong khoảng 45 ngày, các bạn sẽ cần chú ý cho chúng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đúng khẩu phần ăn.
Dúi con sẽ uống sữa mẹ liên tục trong một tháng. Sau khi cai sữa, chúng ta sẽ chúng ăn trẻ bánh tẻ vì răng chúng chưa phát triển tối đa. Các bạn cần chú ý, khi tách con thì ngừng cho chúng ăn trong khoảng 1 ngày. Sau 3 ngày, chúng ta sẽ ghép đôi để chuẩn bị cho lứa sinh sản tiếp theo.
Với những con dúi dùng để làm thương phẩm, các bạn cần liên tục vỗ béo chúng trong khoảng 45 ngày và luôn đảm bảo nguồn thực phẩm sạch sẽ, giàu chất dinh dưỡng cho chúng. Trong quá trình cho ăn, các bạn cần phân bố lượng thức ăn thật đồng đều. Điều này sẽ giúp chúng không cắn lẫn nhau. Đặc biệt, các bạn cần chú ý cho dúi ăn nhiều loại thức ăn cứng để tránh tình trạng răng mọc dài ra. Đồng thời cũng giúp chúng không không bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Như vậy, vieclam123.vn đã trả lời được câu hỏi thức ăn của dúi là gì và những đặc điểm sinh học của loài dúi. Mong rằng, với các kiến thức trên, các bạn đã có thể chăm sóc loài dùi khỏe mạnh, giúp chúng tăng trưởng, phát triển và có được năng suất cao.
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã nhiều lần nhìn thấy hay thậm chí bắt loài bọ ngựa. Nhưng các bạn có thực sự biết bọ ngựa ăn gì? Để tìm hiểu điều này, các bạn sẽ đến với bài viết sau!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023